Hạt điều Việt Nam đang có nhiều cơ hội tại thị trường EU nhờ 'cao tốc' EVFTA. (Nguồn: Nhà báo&Công luận) |
Tận dụng "cao tốc" EVFTA để xuất khẩu điều sang EU
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 4, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 49 nghìn tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 21% về trị giá so với tháng 3.
Tính chung 4 tháng, xuất khẩu hạt điều đạt 153 nghìn tấn, tương đương 913,5 triệu USD, giảm 5% về lượng và giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, các nước thuộc khối EU như Hà Lan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam.
Trước đó, năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành.
Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 8% về trị giá so với năm 2020.
Bộ Công Thương cho biết ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%. Đây là dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều.
Bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động 7 - 12%.
Tại khu vực Tây Âu, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ… trong đó ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Đây cũng là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất.
Đối với khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…
Thời gian qua, xung đột Nga-Ukraine khiến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giá cước vận tải ở mức cao tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, trước xu hướng đa dạng hóa nguồn cung cùng với những lợi thế từ các FTA, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh, mở đường cho việc thiết lập chuỗi cung ứng mới với thị trường EU, thu hút làn sóng đầu tư chất lượng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhật Bản tăng nhập khẩu chuối từ Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, nhập khẩu trái chuối (mã HS 0803) của thị trường Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 244,3 nghìn tấn, trị giá 22,4 tỷ Yên (tương đương 171,2 triệu USD), giảm 2,5% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 91,7 nghìn Yên/tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Philippines là thị trường cung cấp trái chuối chính cho thị trường Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 190,8 nghìn tấn, trị giá 17,3 tỷ Yên (tương đương 132,39 triệu USD), tăng 0,5% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 78,1% tổng lượng chuối nhập khẩu vào Nhật Bản. Tiếp theo là thị trường Ecuador, Mexico, Guatemala, Peru, Costa Rica…
Tin liên quan |
Đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc |
Việt Nam là thị trường cung cấp trái chuối lớn thứ 7 cho thị trường Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 166 triệu Yên (tương đương 1,3 triệu USD), tăng 38,5% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tỷ trọng nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản đang nhập khẩu chuối từ nhiều nơi như Ecuador, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp nhập khẩu, trái chuối Việt Nam ngon và vị cũng tốt hơn. Với giá bán cạnh tranh và chất lượng tốt, trái chuối Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở thị trường Nhật Bản.
Để nông sản Việt "lấy lòng" thị trường Hoa Kỳ
Đánh giá về tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T, doanh nghiệp có nhiều năm xuất khẩu nông sản sang quốc gia này nói: “Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng lớn, từ trái thanh long năm 2008, đến nay chúng ta đã có 8 mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng tăng”.
Nói thêm về trái cây, ông Tùng cho biết hiện nay quả bưởi đã sắp sửa được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đây là mặt hàng rất tiềm năng với nhiều lợi thế.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, ngoài trái cây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đang tăng theo từng năm. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở gạo phục vụ chế biến, gạo cho các nhà hàng, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện nay đã biết đến gạo chất lượng cao nấu ăn ở nhà của Việt Nam.
“Gạo thơm Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ, chứ không chỉ có gạo Thái Lan như trước đây”, Tổng giám đốc Vina T&T nhận định.
Chia sẻ về kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cho nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng nói với thị trường này, mọi vấn đề đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu.
“Các vùng trồng đều phải được cấp mã số, cùng với đó, các nhà máy đóng gói cũng phải được phía Hoa Kỳ cấp và khi chiếu xạ cũng có nhân viên chuyên môn của Hoa Kỳ kiểm tra từng lô hàng”, lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu này cho biết.
Do đó, theo ông Tùng, để có thể xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị cực kỳ tốt và nắm rõ các tiêu chuẩn mà phía bạn yêu cầu.
Đánh giá chung về thị trường này, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng cần có sự đầu tư tập trung và bài bản: “Khi mới làm, các doanh nghiệp cần có sự liên kết với các đơn vị đi trước. Nếu tự làm, họ cần có sự đầu tư lớn và bài bản chứ không phải cứ mua được hàng là xuất khẩu được”.
Đưa thêm dẫn chứng về sự nghiêm ngặt trong từng khâu nhỏ nhất khi xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ, Tổng giám đốc Vina T&T nói: “Dù sản phẩm đã lên kệ ở Hoa Kỳ, nếu bị kiểm tra đột xuất và không đáp ứng được tiêu chuẩn thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị liệt vào danh sách đen, tất cả hàng hóa đang trên đường xuất khẩu cũng sẽ phải quay đầu”.
Để phát huy được tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các HTX và các cơ quan quản lý nhà nước.
“Chúng ta cần tạo ra một vùng trồng quy mô lớn, theo một tiêu chuẩn đồng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung và cũng có thể xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia hay cả Trung Quốc”, lãnh đạo Vina T&T chia sẻ.
Theo ông Tùng, nếu làm được điều này, thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản.
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ hy vọng sau chuyến công tác đến Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan này, sẽ có thêm nhiều trái cây nhiệt đới có cơ hội tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như chanh leo, sầu riêng tươi…
Tiềm năng cho dệt may Việt Nam tại thị trường Nam Mỹ
Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số hơn 437 triệu người và có mức thu nhập bình quân đầu người khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn ít doanh nghiệp, người tiêu dùng khu vực Nam Mỹ biết đến các sản phẩm thời trang của Việt Nam. Trong khi đó, ngành dệt may của Việt Nam đang rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với yêu cầu cao từ nhiều thị trường. Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Brazil chỉ từ 150 - 200 triệu USD/năm, Chile từ 70 - 90 triệu USD/năm, Peru khoảng 30 - 40 triệu USD/năm.
Trong khi đó, nhập khẩu dệt may của Việt Nam – chủ yếu là bông từ Brazil khoảng 300 - 500 triệu USD. Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ còn hạn chế.
“Mặc dù đã có tăng trưởng đáng kể nhưng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là đối với lĩnh vực thời trang. Hiện nay, ngành dệt may của Việt Nam rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với mức độ yêu cầu cao nhưng mức độ cung ứng cho thị trường khu vực Nam Mỹ chỉ chiếm số lượng và kim ngạch hết sức hạn chế...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như vị trí địa lý, văn hóa khác biệt, thiếu thông tin về năng lực và nhu cầu giữa doanh nghiệp hai bên, các hoạt động xúc tiến thương mại còn ít hoặc chưa đạt hiệu quả cao. Một số nền kinh tế Nam Mỹ có độ mở chưa cao” - ông Lê Hoàng Tài nói.
Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ cho rằng, sau dịch Covid-19 các quốc gia trong khu vực đều có xu hướng định hình lại chuỗi cung ứng, đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa nhập khẩu, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có dệt may đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gia tăng sự hiện diện tại khu vực Nam Mỹ nhằm nâng cao thị phần và giá trị xuất khẩu.
Lượng người tìm mua nông sản Việt trên Alibaba tăng 50%
Lưu lượng người mua nông sản, thực phẩm tìm đến nhà bán hàng Việt Nam trong năm qua tăng đến 50% trên sàn bán buôn online lớn nhất Trung Quốc.
Thông tin được ông Roger Lou, Giám đốc quốc gia Alibaba.com Việt Nam công bố tại sự kiện mới đây ở TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022, ngành hàng nông nghiệp và thực phẩm trên nền tảng này có Chỉ số Cơ hội Kinh doanh (theo tính toán của Alibaba) tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng nhu cầu của nhóm hàng này cũng lớn gấp ba lần tốc độ tăng nguồn cung.
Nông sản Việt đã có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn. (Nguồn: VnExpress) |
"Các nhà cung cấp Việt Nam trong ngành nông nghiệp và thực phẩm có cơ hội rõ ràng để kết nối với các khách hàng quốc tế và xuất khẩu sang các thị trường mới", ông Roger Lou đánh giá.
Theo nền tảng B2B này, tỷ lệ tổng giá trị giao dịch của nông sản, thực phẩm và đồ uống của họ đã chiếm 9% tổng trị giá hàng hóa trên thế giới. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm và đồ uống lớn gấp nhiều lần nguồn cung. Mỗi nhà bán hàng thực phẩm và đồ uống trung bình gặp khoảng 15 người mua tiềm năng mỗi ngày. Do đó, cơ hội đang rất rộng mở cho các nhà cung cấp từ Việt Nam.
Vậy đâu là những nhu cầu chính mà các doanh nghiệp có thể tận dụng? Theo ông Vũ Thế Tùng, Giám đốc Phát triển thị trường của nền tảng này tại Việt Nam, trong nhóm nông sản, các mặt hàng có nhu cầu lớn nhất gồm: các loại hạt, trái cây tươi, ngũ cốc, đậu, rau tươi...
Riêng các loại hạt có nhu cầu đang tăng rất mạnh. Ví dụ, lượt tìm kiếm các từ khóa về hạt dẻ cười, hạt điều, hạnh nhân tăng từ 70% đến hơn 400% trong 30 ngày qua. Thị trường tiêu thụ chính gồm: Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong nhóm thực phẩm - đồ uống, 4 mặt hàng hiện có nhu cầu cao nhất gồm đồ uống, thủy hải sản, gia vị, trái cây - rau quả. Chỉ riêng các mặt hàng hải sản như tôm hùm, cua, rong nho, lượt tìm kiếm nhà cung cấp đã tăng từ 2 đến 10 lần trong vòng một tháng qua. Các thị trường có nhu cầu cao nhất gồm Mỹ, Italy, Canada, Indonesia, Philippines.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, đánh giá các hoạt động quảng bá, tìm kiếm cơ hội giao thương trên thương mại điện tử cũng là một cách góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Cũng theo số liệu của cơ quan này, năng lực sản xuất nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đạt trên 140 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, sản phẩm trồng trọt đạt 80 triệu tấn; thịt, sữa đạt 6,5 triệu tấn, trứng đạt 13,8 tỷ quả; thủy sản đạt 8,4 triệu tấn; gỗ đạt 20,5 triệu m3.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 48,65 tỷ USD và dự kiến cán mốc 50 tỷ USD năm nay. Các mặt hàng nông sản chính, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, có thể kể đến như: gạo, rau quả, chè, cà phê, tiêu, điều, quế, hồi.
| Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand Ngày 12/5, Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An, cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand ... |
| Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Đức Ngày 9/5, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc Tập đoàn ... |