HSBC công bố ngày 17/8 cho thấy, sau mức tăng trưởng ấn tượng 17% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu nửa sau năm 2022 với đà tăng thấp hơn so với kỳ vọng. (Nguồn: SGGP) |
HSBC dự báo tăng trưởng xuất khẩu nửa cuối năm dự báo thấp hơn kỳ vọng
Báo cáo Vietnam at a glance - Quay về sách lược cũ của HSBC công bố ngày 17/8 cho thấy, sau mức tăng trưởng ấn tượng 17% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu nửa sau năm 2022 với đà tăng thấp hơn so với kỳ vọng.
Nguyên nhân chính là do lĩnh vực điện tử tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là mặt hàng điện thoại. Cụ thể, kết quả quý II/2022 của Samsung cho thấy nhu cầu đối với hàng điện tử tiêu dùng đang suy yếu, ảnh hưởng đến mảng điện thoại thông minh, tivi và các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, dệt may và da giày lại tăng trưởng mạnh, đạt 30% so với cùng kỳ năm 2020, một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi. Do TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận phải trải qua giai đoạn giãn cách nghiêm ngặt trong quý III/2021, hiệu ứng cơ sở có thể sẽ kéo dài qua hết quý III/2022. Dù vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã dự báo tình hình đơn hàng sắp tới sẽ sụt giảm, làm dấy lên câu hỏi về khả năng trụ vững của các mặt hàng này còn duy trì được bao lâu.
Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu cũng giảm, chỉ tăng nhẹ 3,4% so với mức tăng hai con số trong những tháng trước. Một phần nguyên nhân là do giá năng lượng giảm, nhờ vậy làm giảm các hóa đơn nhập khẩu hàng hóa như sắt thép, than đá và dầu thô.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến điện thoại lại giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này có thể gia tăng sự đình trệ trong chu kỳ điện tử tiêu dùng. Mặc dù tăng trưởng cả xuất và nhập khẩu đều không nhiều, nhưng cán cân thương mại vẫn đi ngang trong tháng 7/2022.
Báo cáo của HSBC cũng cho thấy, bất chấp bức tranh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặt hái thành công nhất định. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi, đà tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, doanh số các ngành liên quan đến du lịch rất đáng lưu ý, chứng kiến mức tăng trưởng hai con số bốn tháng liên tiếp.
Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP ngày 19/8/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc, đối thoại với Đại sứ quán Hàn Quốc và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu phía Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan trên tinh thần chân thành, thẳng thắn, cầu thị, khẩn trương xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với những vấn đề có thể giải quyết ngay theo thẩm quyền.
Đối với những vấn đề phức tạp, chưa giải quyết được ngay thì khẩn trương nghiên cứu, đưa ra phương hướng, giải quyết với lộ trình cụ thể để xử lý kịp thời, hiệu quả với tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/8/2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động tìm giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay, nhất là việc thúc đẩy thông qua các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của Đại sứ quán và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, gửi các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện; đồng thời thường xuyên đôn đốc, cập nhật tình hình giải quyết các đề xuất, kiến nghị này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 10/2022.
Hàn Quốc hiện là đối tác kinh tế của Việt Nam. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, về thương mại, nửa đầu năm 2022 kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 44,6 tỷ USD tăng 24,8%.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 12,1 tỷ USD tăng 17,1% và kim ngạch nhập khẩu đạt 32,5 tỷ USD tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng cao bất chấp tác động của dịch Covid-19 và bất ổn về kinh tế, chính trị gia tăng trên thế giới tác động tiêu cực đến kinh tế, thương mại.
Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm tăng trưởng 3 con số
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt đạt 8,59 nghìn tấn, trị giá 34,69 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 25 thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) là nhiều nhất, chiếm 51,1% tổng trị giá xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với 3,44 nghìn tấn, trị giá 17,71 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 29,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt đạt 8,59 nghìn tấn, trị giá 34,69 triệu USD. (Nguồn: VnEconomy) |
Thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm các chủng loại như: Thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh...
Trong đó, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 5,13 nghìn tấn, trị giá 22,64 triệu USD, tăng 127,2% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường Hong Kong, Thái Lan và Lào.
Việt Nam xuất siêu hơn 58 tỷ USD sang Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 7 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 66,99 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 30,8% kim ngạch cả nước.
So với cùng kỳ năm ngoái, thị phần xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng thêm 1,8 điểm phần trăm (cùng kỳ năm ngoái chiếm 29%).
Là thị trường lớn nhất nên dễ dàng nhận ra sự có mặt của tất cả các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ.
Cụ thể, 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 10 tỷ USD trở lên, Hoa Kỳ đều giữ vị trí là thị trường số 1.
Lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 11,35 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là: dệt may đạt 11,14 tỷ USD, tăng 21,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 8,62 tỷ USD, tăng 27,1%; điện thoại và linh kiện đạt 8,04 tỷ USD, tăng 54,6%; giày dép đạt gần 6,1 tỷ USD, tăng 28,6%.
Ngoài ra, nền kinh tế lớn nhất thế giới còn là thị trường lớn quan trọng hàng đầu của nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta như: Gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; đồ chơi, dụng cụ thể thao…
Ở chiều ngược lại, trong 7 tháng năm 2022, Việt Nam đã chi 8,69 tỷ USD để nhập khẩu các loại hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, trong 7 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất siêu hơn 58 tỷ USD sang thị trường Hoa Kỳ.
| Vì sao xuất khẩu của Việt Nam giảm tốc? Lạm phát tăng cao trên toàn cầu, xu hướng chuyển dịch tiêu dùng từ hàng hóa sang dịch vụ tại các nước phương Tây bắt ... |
| Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm“Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi” theo ... |
| Thỏa thuận ngũ cốc 'gỡ khó' cho cả Nga và Ukraine Thỏa thuận giúp khơi thông tuyến đường vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine ra nước ngoài không chỉ giúp khôi phục hoạt động xuất khẩu ... |
| Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm Halal sang Malaysia Malaysia hiện có thị trường Halal rộng lớn có quy mô tăng trưởng nhanh trong khu vực ASEAN nhằm phục vụ cho nhu cầu người ... |
| Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào tăng 54,1% trong tháng Bảy, tiếp tục kỳ vọng ở tháng Tám Trong giai đoạn từ tháng 1-7/2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng ... |