Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán. (Nguồn: Báo Hưng Yên) |
Hơn 10 tấn nhãn tươi đầu tiên lên đường sang Nhật Bản
Theo đó, để có thể xuất khẩu sản phẩm nhãn tươi sang thị trường Nhật Bản phải trải qua nhiều quy trình đánh giá khắt khe. Sản phẩm phải được cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy; không dư lượng hóa chất; đảm bảo quy trình xử lý lạnh ở 1,3 độ C trong vòng 13 ngày; dưới sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản.
Trong đó, quy trình xử lý lạnh trong vòng 13 ngày trước khi xuất hàng qua Nhật Bản là một trong những yêu cầu của đối tác nhằm loại bỏ sinh vật gây hại. Sau khi qua quy trình xử lý lạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật xác nhận lô hàng đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.
Lô nhãn 1 tấn đầu tiên sẽ đi bằng đường hàng không để lên kệ tại siêu thị Nhật Bản sau 4 ngày vận chuyển. Sau lô nhãn này, mỗi tháng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Phát sẽ cung ứng khoảng 70 - 100 tấn nhãn tươi bằng đường biển và đường hàng không sang thị trường Nhật Bản.
Việt Nam hiện có hơn 80.000 ha trồng nhãn với sản lượng đạt 600.000 tấn/năm. Dù vậy, mới khoảng 2.000 ha và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán. Như vậy, đến nay, Việt Nam có 4 loại trái cây được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm: Nhãn, thanh long, xoài, vải.
Đây là thị trường rất khắt khe, minh bạch, yêu cầu chất lượng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bù lại Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, mỗi năm nhập đến 20 tỷ USD rau quả các loại, trong khi đó Việt Nam chiếm chưa tới 3%. Việc được Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu, cho thấy trái nhãn Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể khai thác mạnh để tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.
Để tận dụng cơ hội từ thị trường, ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) – cho biết, sắp tới, Bộ sẽ mở rộng mã số vùng trồng, cũng như cơ sở đóng gói, xử lý lạnh, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia việc xuất khẩu trái cây nói chung và xuất khẩu trái nhãn ngày càng thuận lợi, góp phần nâng cao giá trị cho trái nhãn tươi trên thị trường thế giới.
Khôi phục hoạt động tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ 8/1/2023
Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai (Việt Nam) vừa nhận được Thư liên hệ của Ban Ngoại vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) thông báo về việc khôi phục hoạt động tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Trong Thư liên hệ của Ban Ngoại vụ huyện Hà Khẩu nêu rõ: Từ ngày 8/1/2023, phía Trung Quốc sẽ khôi phục toàn diện hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới, gồm Cửa khẩu đường sắt sông Nậm Thi, Cửa khẩu đường bộ sông Hồng Trung - Việt.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lái xe sẽ xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai), thời gian thông quan từ 7:00 đến 19:00 (giờ Hà Nội). Đối với người và các phương tiện đi cùng sẽ xuất - nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, thời gian thông quan từ 07:00 đến 22:00 (giờ Hà Nội).
Tin liên quan |
Để quả vải thiều được mùa được giá |
Để khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai được tiến hành thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại các cửa khẩu, lối thông quan, Ban Quản lý Khu kinh tế đề nghị các đơn vị liên quan báo cáo cấp trên, có phương án bố trí lực lượng, đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý cửa khẩu Lào Cai thông báo công khai tại cửa khẩu về thông báo của phía Hà Khẩu (Trung Quốc) cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai biết và thực hiện.
Năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh, năng lực thông quan liên tục bị gián đoạn. Theo đó, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 qua điước đạt trên 2,2 tỷ USD, bằng một nửa so với mục tiêu đề ra.
Trong năm 2023, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 5 tỷ USD tăng gấp đôi so với năm 2022. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Lào Cai đang đẩy nhanh xây dựng hạ tầng bến bãi, thu hút đầu tư của doanh nghiệp; xây dựng cửa khẩu số nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tăng năng lực thông quan hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.
Cam Cao Phong sắp có mặt tại thị trường Anh
Ngày 5/1, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, Công ty cổ phần RYB, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao Phong tổ chức lễ xuất chuyến hàng cam Cao Phong đầu tiên sang Vương quốc Anh, với số lượng gần 7 tấn quả.
Tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh đây cũng là lô hàng cam Cao Phong đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Anh. Sự kiện đánh dấu sau hơn 40 năm, trái cam Cao Phong mới lại được vươn ra thị trường thế giới.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường châu Âu, qua đó nhận được sự phản hồi rất tốt từ khách hàng, hứa hẹn những đơn hàng lớn hơn cho những năm tiếp theo. Đồng thời, việc xuất khẩu cũng tạo hiệu ứng tích cực với thị trường trong nước, góp phần giúp cho nông sản của tỉnh ngày càng phát triển và vươn xa hơn ra các thị trường khác.
Ngày 5/1, gần 7 tấn cam Cao Phong đã lần đầu tiên lên đường sang Vương quốc Anh. (Nguồn: TTXVN) |
Ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, chia sẻ thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực của các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng cam, nhất là khâu tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm, thay đổi tư duy trong thương mại, tiêu thụ sản phẩm...
Ngoài ra, tiến tới đưa những người trồng cam trở thành những công nhân có kỹ năng thành thạo trong sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm; có kỹ năng tốt trong phát triển thương mại. Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình tiếp tục mời gọi, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư thu mua sản phẩm, chế biến sản phẩm.
Ngoài sản phẩm quả cam tươi cần phát triển đa giá trị từ quả cam Cao Phong. Theo đó, kết hợp phát triển vùng sản xuất với các loại hình du lịch học đường, du lịch tín ngưỡng, phát triển các sản phẩm chế biến như tinh dầu cam, mứt cam, nước ép cam, rượu cam... Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Ông Quách Văn Ngoan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong, cho biết huyện luôn chủ động, nỗ lực và phối hợp có hiệu quả với các sở, ngành trong quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện là 1.744 ha; trong đó, diện tích cam và quýt là 1.358ha, sản lượng trên 20 nghìn tấn. Huyện đã có 7 sản phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến từ cam được công nhận OCOP 3 và 4 sao; có 536 ha cây ăn quả có múi được cấp chứng nhận VietGAP.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Công ty cổ phần RYB, cho biết trong việc giám sát quy trình canh tác nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, mẫu cam Cao Phong đã có kết quả phân tích từ phòng thử nghiệm hiện đại nhất Việt Nam.
Kết quả toàn bộ các mẫu thử nghiệm đều không phát hiện bất kỳ hoạt chất nào của gần 900 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải phân tích theo tiêu chuẩn châu Âu. Những kiện hàng mẫu gửi sang Vương quốc Anh cũng đã được thông quan mà không gặp bất cứ vấn đề gì về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ.
| Xuất khẩu ngày 7-9/10: Bưởi da xanh sắp 'lên đường' sang Mỹ; guồng máy xuất khẩu của Việt Nam đang tăng tốc Bưởi da xanh sắp "lên đường" sang Mỹ; Xuất khẩu cá tra sang ASEAN "khởi sắc"; Báo Mỹ gọi Việt Nam là cường quốc xuất ... |
| Xuất khẩu ngày 14-16/10: Australia chuộng đồ gỗ Việt; xuất khẩu dệt may 'giảm tốc' Australia chuộng đồ gỗ Việt; xuất khẩu dệt may "giảm tốc"; gần 19 tỷ USD hàng Việt sang EU được cấp C/O mẫu EUR1... là ... |
| Xuất khẩu ngày 21-23/10: Xuất nhập khẩu 10 tháng năm 2022 đạt kỷ lục 620 tỷ USD; dệt may 'ngấm đòn' lạm phát Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 620 tỷ USD, sắp bằng cả năm 2021; ngành dệt may "ngấm đòn" lạm phát; người Việt chuộng ô ... |
| Xuất khẩu ngày 24-28/10: Thịt gà chế biến, rượu men Bắc Kạn 'lên đường' đi Nhật Bản; giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu online Thịt gà chế biến, rượu men Bắc Kạn "lên đường" đi Nhật Bản; Việt Nam đang ở giai đoạn vàng để cất cánh xuất khẩu ... |
| Xuất khẩu ngày 7-11/11: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sắp vượt kỷ lục năm 2021; tin vui cho tổ yến, khoai lang Việt Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 616 tỷ USD; tổ yến, khoai lang sắp được nhập chính ngạch vào Trung Quốc; gạo Việt ... |