Xuất khẩu ngày 22-25/12: Cơ hội cho cà phê Robusta Việt Nam, xuất khẩu thủy sản năm 2021 kỳ vọng tăng 10%; gỡ mối lo dệt may vào EU

Hoàng Nam
TGVN. Cơ hội cho cà phê Robusta Việt Nam khi nguồn cung Arabica toàn cầu thiếu hụt, xuất khẩu thủy sản năm 2021 kỳ vọng tăng 10%; dệt may vào EU tăng sức cạnh tranh… là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 22-25/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Nguồn: Art coffee)
Xuất khẩu ngày 22-25/12: Cơ hội cho cà phê Robusta Việt Nam khi nguồn cung thị trường thiếu hụt dòng sản phẩm Arabica. (Nguồn: Art coffee)

Thiếu hụt cà phê Arabica toàn cầu, cơ hội cho Robusta của Việt Nam

Cà phê hạt Robusta vốn được coi là loại cà phê hạng hai, thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan, nay đang dần được nâng cao chất lượng để tạo ra những sản phẩm hạng sang từ loại sản phẩm này.

Cà phê Robusta có thể được trồng ở độ cao thấp hơn và cũng có sức chống chịu sâu bọ tốt hơn so với Arabica - loại cà phê thường được dùng để pha chế cà phê không hòa tan. Nhờ đó, thị phần của Robusta trên thị trường cà phê thế giới đã tăng từ 20% lên 40% trong vòng 40 năm qua.

Ông Hiromasa Okazaki - Chủ tịch hãng bán lẻ cà phê Namamame Honpo nhận xét về loại cà phê Robusta cho biết: "Loại cà phê đã có người yêu chuộng tại cả châu Âu và ngày một khó tìm hơn trước. Giá bán sỉ của chúng đã tăng khoảng 20% so với năm ngoái".

Tuy nhiên, hiện nay, hạt cà phê Robusta vẫn thường có giá thấp hơn so với Arabica vì mùi hương đặc trưng của mình, cũng như mức chi phí sản xuất thấp. Người dân ở một số quốc gia cũng không quen với độ nồng của Robusta. Gần đây, ngày càng nhiều nhà sản xuất cà phê tìm cách thâm nhập vào phân khúc cà phê cao cấp hơn nhằm tăng giá trị gia tăng

"Nhiều nông dân đang áp dụng các phương thức và các trồng trọt riêng cho loại cà phê này để củng cố mùi vị đặc trưng, cũng như các tính chất khác của Robusta", ông Masaomi Arakawa, một quản lý của hãng thương mại thực phẩm S.Ishimitsu, nhận định.

Ở Việt Nam, tại tỉnh Lâm Đồng cũng đã xuất hiện các trang trại cà phê Robusta chất lượng cao. Tại đây, cà phê sẽ chỉ được sản xuất từ những hạt cà phê chín được trồng trong điều kiện giám sát nghiêm ngặt và nhận được sự đánh giá cao từ Hiệp hội cà phê Mỹ. Covid-19 thậm chí còn khiến công chúng chú ý hơn tới Robusta khi nhiều khách hàng phải ở nhà và uống cà phê gói.

Theo dự đoán của hãng buôn Marubeni, nguồn cung hạt Arabica sẽ bị thiếu hụt trong vòng 12 tháng, tính đến tháng 9/2022. Lý do xuất phát từ hoạt động sản xuất đình trệ tại Brazil, nơi sản xuất phần lớn hạt Arabica của thế giới.

Hơn thế, biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác có thể xóa sổ khoảng một nửa đất canh tác phù hợp để trồng Arabica vào năm 2050.

Do đó, hạt cà phê Robusta có thể tạo nên nguồn cung cà phê ổn định.

Thương mại Việt Nam-Ấn Độ 11 tháng đạt trên 8,8 tỷ USD

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ trong 11 tháng đầu năm đạt 8,82 tỷ USD, giảm 14,45% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 4,76 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,06 tỷ USD, Việt Nam xuất siêu 700 triệu USD.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, chỉ riêng xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch tăng trưởng dương, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng đạt 1,31 tỷ USD, tăng 5,8% so với 1,23 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 804 triệu USD, giảm 24,6%; xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 373,78 triệu USD, giảm 47,7%; xuất khẩu kim loại thường và sản phẩm đạt 265,98 triệu USD, giảm 49,4%.

Xuất khẩu chè có bước tăng trưởng đột biến đạt 4,96 triệu USD, tăng 300,6% so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt điều tăng 21,3%; xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc tăng 32,3%; xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 22,6%.

Về nhập khẩu, nhập khẩu sắt thép các loại tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với kim ngạch đạt 1,06 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ, riêng trong tháng 11, nhập khẩu mặt hàng này đạt 86,56 triệu USD, tăng 39,3% so với tháng trước, tính lũy kế cả 11 tháng, nhập khẩu mặt hàng sắt thép các loại tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng trong 11 tháng qua đạt 298,60 triệu USD, giảm 21,8% so với cùng kỳ, giữ vị trí thứ 2; nhập khẩu dược phẩm đạt 234,36 triệu USD, tăng 5,3% so với năm trước; nhập khẩu hàng thủy sản tăng trưởng đáng kể với tổng giá trị đạt 216,19 triệu USD, tăng 20,8% so với 11 tháng của năm 2019.

Với việc Ấn Độ áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thương mại, thay đổi quy định về xem xét nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cùng với việc khởi xướng điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp đã gây ảnh hưởng đáng kể đến thương mại song phương.

Thương mại giữa hai nước kỳ vọng sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Xuất khẩu thủy sản năm 2021 kỳ vọng tăng 10%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhờ các hiệp định thương mại, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 10%, đạt trên 9,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, để ngành thủy sản xuất khẩu được giá trị cao, VASEP kiến nghị Chính phủ tập trung tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững hơn.

Các ngành chức năng thường xuyên hướng dẫn, tạo điều kiện cho nông dân nuôi trồng thủy sản đáp ứng các tiêu chí sản xuất sạch.

Mục tiêu xa hơn của ngành là đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản trong nước đạt 10 triệu tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25%-30%, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70%-75%; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 18-20 tỷ USD.

Dệt may giải tỏa mối lo khi vào EU

Nỗi lo về quy tắc xuất xứ từ vải khi sản xuất hàng xuất khẩu sang EU đã phần nào được giải tỏa khi Hàn Quốc và Việt Nam vừa ký kết triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa hai nước trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Với thỏa thuận này, hàng dệt may từ Việt Nam vào EU có thể đạt tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50%, tận dụng được ưu đãi thuế quan của EVFTA để nâng cao sức cạnh tranh.

Theo EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để được cắt giảm thuế quan, doanh nghiệp dệt may phải đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ chặt chẽ.

Trong đó, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” của EVFTA yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (Hàn Quốc, Nhật Bản). Điều khiến ngành dệt lo lắng nhất là quy tắc xuất xứ từ vải, bởi hiện tại, nguồn sản xuất vải gần như vẫn tắc nghẽn tại Việt Nam vì nhiều lý do.

Do đó, thỏa thuận đạt được với Hàn Quốc về sử dụng vải nhập khẩu từ quốc gia này có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may từ Hàn Quốc để sản xuất và hưởng ưu đãi thuế, do Hàn Quốc đã ký FTA với EU.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đánh giá, với thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa 2 nước trong Hiệp định EVFTA, hàng may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% nhờ được cộng gộp cả lượng vải nhập từ Hàn Quốc.

Điều này hết sức thuận lợi cho ngành để được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU. Do đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ cân nhắc sử dụng nhiều hơn vải từ Hàn Quốc để thực hiện các đơn hàng xuất sang EU, đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị, tiếp sau Hàn Quốc, Việt Nam tiếp tục triển khai đàm phán với Nhật Bản để doanh nghiệp sử dụng vải Nhật Bản được cộng gộp xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Tin bất động sản ngày 25/12: TP. Thủ Đức ‘thổi lửa’ địa ốc khu Đông; nhà giá rẻ ở TP. HCM ‘biến mất’; 5 điều cần biết khi mua nhà tái định cư

Tin bất động sản ngày 25/12: TP. Thủ Đức ‘thổi lửa’ địa ốc khu Đông; nhà giá rẻ ở TP. HCM ‘biến mất’; 5 điều cần biết khi mua nhà tái định cư

TGVN. Địa ốc khu Đông TP. HCM sẽ trở nên sôi động với việc thành lập TP. Thủ Đức, những điều cần biết khi mua ...

Xuất khẩu ngày 19-21/12: Hàng dệt may 'phăng phăng' vào EU, lần đầu tiên có nhóm hàng xuất nhập khẩu cán mốc 60 tỷ USD

Xuất khẩu ngày 19-21/12: Hàng dệt may 'phăng phăng' vào EU, lần đầu tiên có nhóm hàng xuất nhập khẩu cán mốc 60 tỷ USD

TGVN. Lần đầu tiên có nhóm hàng xuất nhập khẩu cán mốc 60 tỷ USD, dệt may 'phăng phăng' vào EU nhờ cộng gộp xuất ...

Xuất khẩu ngày 15-18/12: Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%; hạn ngạch gạo vào EAEU; ra mắt cẩm nang bán hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài

Xuất khẩu ngày 15-18/12: Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 16%; hạn ngạch gạo vào EAEU; ra mắt cẩm nang bán hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài

TGVN. Ra mắt cẩm nang dành cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng vào hệ thống phân phối nước ngoài, thúc đẩy giao thương ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Phiên bản di động