Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 5-9/12: HSBC cảnh báo xuất nhập khẩu Việt Nam 'ngủ đông'; thị trường thực phẩm hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan

HSBC cảnh báo về tình trạng "ngủ đông" của xuất khẩu; thị trường thực phẩm Việt hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 5-9/12.
Xuất khẩu ngày 5-9/12: HSBC cảnh báo xuất nhập khẩu Việt Nam 'ngủ đông'; thị trường thực phẩm hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan
Những ngành hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như dệt may và da giày đã bắt đầu đi xuống. (Nguồn: Tuổi trẻ)

HSBC cảnh báo về thời kỳ “ngủ đông” của xuất khẩu Việt Nam

Ngân hàng HSBC vừa bố báo cáo mới với những phân tích, nhận định về kinh tế Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới các rủi ro của thị trường xuất khẩu.

Theo HBSC, trong hai năm qua, các nhà xuất khẩu châu Á đã hưởng lợi nhiều nhờ nhu cầu đối với một số sản phẩm tăng lên. Với bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều lần xảy ra, nhìn chung, Việt Nam vẫn tỏ ra vượt trội, tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đà tăng trưởng này kéo dài tới sáu tháng đầu năm 2022, tuy nhiên, các dấu hiệu giờ đây cho thấy đã đến lúc ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng sắp tới.

Dữ liệu tháng 11 rất đáng lưu tâm gồm xuất khẩu giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhiều hơn so với dự báo của HSBC và thị trường. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai năm Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước trong tăng trưởng xuất khẩu, chủ yếu do tình hình suy giảm ở tất cả các lĩnh vực.

Trong khi đó, là một ngôi sao đang lên và đã thâm nhập sâu vào hệ sinh thái sản xuất toàn cầu, Việt Nam không tránh khỏi những tác động do đợt thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể này, nói cách khác, giai đoạn “chững lại” đã tới.

Cụ thể, chỉ số PMI đã liên tục giảm từ tháng 5 năm ngoái, đi sâu vào vùng thu hẹp sản xuất từ tháng 9 với số lượng đơn hàng mới sụt giảm. Việt Nam thuộc diện “đứng mũi chịu sào” xét về mức độ bị tác động. Kể từ tháng 9, hơn 630.000 công nhân bị ảnh hưởng do đơn hàng nước ngoài giảm sút, trong đó, khoảng 90% phải giảm giờ làm.

Rõ ràng, nguyên nhân chính đến từ lĩnh vực điện tử vốn chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đơn hàng điện tử mới trên thế giới đã bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2022, ảnh hưởng đến lĩnh vực điện tử tiêu dùng nhiều hơn là sản phẩm công nghiệp. Tác động xảy ra trên diện rộng tại ba điểm đến chính của xuất khẩu Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc đại lục và châu Âu. Mặc dù vậy, các lĩnh vực xuất khẩu khác của Việt Nam lại có xu hướng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, đặc biệt là ở Mỹ.

Kể từ khi xảy ra căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã giành được thị phần lớn tại thị trường Mỹ, không chỉ thấy rõ trong những lĩnh vực xuất khẩu truyền thống sang Mỹ như hàng điện tử và dệt may/da giày mà còn mở rộng sang lĩnh vực mới như máy móc và sản phẩm gỗ.

Ví dụ, tỷ trọng xuất khẩu máy móc của Việt Nam đã tăng gấp đôi lên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu trong vòng bốn năm qua, chủ yếu nhờ sự tham gia ngày càng nhiều của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bởi phần lớn xuất khẩu máy móc của Việt Nam liên quan tới hàng điện tử. Đồng thời, thị trường Mỹ cũng chiếm thế thống lĩnh với thị phần đã tăng hơn gấp ba trong chưa đầy 10 năm.

Việt Nam cũng đã hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản Mỹ bùng nổ khiến nhu cầu nội thất gỗ tăng lên. Kết quả là, Mỹ đã củng cố vị thế thống lĩnh đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, hiện đang chiếm 60% thị phần. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh nhà ở Mỹ đang bắt đầu chững lại trong bối cảnh lãi suất cầm cố tăng lên, xu hướng tương tự cũng đã thấy rõ ở thị trường bất động sản châu Âu. Tình trạng này đã dẫn tới suy giảm đáng kể trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Cuối cùng là xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, dệt may và da giày đã bắt đầu đi xuống. Mặc dù hai lĩnh vực này vẫn hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng xuất khẩu trong quý III, nhưng đó chủ yếu là do hiệu ứng cơ sở thấp mà giờ đây không còn nữa. Trong bối cảnh lạm phát cao và tiêu dùng dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ ở các nước phương Tây (dịch vụ giờ đang chiếm khoảng 60%), HSBC dự báo Việt Nam sẽ còn chứng kiến tình hình sụt giảm trong lĩnh vực này.

Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nắm bắt thông tin dự báo, định hướng xuất khẩu, nhận dạng các khó khăn, thách thức và tận dụng cơ hội để đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng ổn định, bền vững trong trạng thái bình thường mới, ngày 8/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn xuất khẩu 2022 với chủ đề “Vận hội mới cho xuất khẩu-tận dụng thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên”.

Tại Diễn đàn các diễn giả, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức xúc tiến trong nước và quốc tế cung như cộng đồng doanh nghiệp đã thảo luận, phân tích, chia sẻ thông tin nhận diện các cơ hội cùng với khó khăn, thách thức, định hướng lại thị trường xuất khẩu, tận dụng các “vận hội” mới và các Hiệp định thương mai tự do song phương và đa phương mang lại, từ đó tìm kiếm các cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế trong nước trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động như hiện nay.

Ông Alex Tatsis-Trưởng phòng kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới” hay “Tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để doanh nghiệp nắm bắt thời cơ tăng cường xuất khẩu” từ ông Đặng Thái Thiện - Phó Phòng Giám sát quản lý Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh…

Mặc dù với dự báo khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu sẽ kéo dài sang đầu năm 2023, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào diễn biến xung đột quân sự, tình hình kiếm chế lạm phát, các biện pháp phòng, chống dịch của các nước lớn, diễn biến tình hình kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhưng đây là thời cơ.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại diễn đàn cho rằng đây cũng là vận hội mới để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vươn lên, tiếp tục giữ vững tăng tưởng xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở tận dụng hiệu quả các lợi thế mang lại từ: Lộ trình cắt giảm thuế quan của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP....

Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt tốt cơ hội này để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của mình.

Thị trường thực phẩm Việt hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan

Đánh giá tại buổi giới thiệu giới thiệu về chương trình quảng bá “Châu Âu đầy hương vị truyền thống, chất lượng” và các hoạt động của Đoàn doanh nghiệp Ba Lan tại Việt Nam chiều ngày 7/12, ông Piotr Harasimowicz - Trưởng đại diện Văn phòng Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh (PAIH) cho hay Việt Nam không chỉ nằm trong khu vực thị trường sôi động của châu Á mà còn là một quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt cho việc phát triển thương mại. Hiện Việt Nam là đối tác tiêu thụ hàng nông sản và thực phẩm quan trọng của Ba Lan.

Xuất khẩu ngày 5-9/12: HSBC cảnh báo xuất nhập khẩu Việt Nam 'ngủ đông'; thị trường thực phẩm hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan
Hiện Việt Nam là đối tác tiêu thụ hàng nông sản và thực phẩm quan trọng của Ba Lan. (Nguồn: Báo Công Thương)

Trong số các nước Liên minh châu Âu (EU), Ba Lan là một trong những đối tác thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam và là một trong những quốc gia có mức độ phát triển mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với Việt Nam. Ba Lan hiện là bạn hàng số một của Việt Nam tại khu vực Đông Âu và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Ba Lan ngoài EU.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu hai chiều trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của Covid-19 hai năm 2020-2021 vẫn tăng trưởng ấn tượng. Riêng năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Ba Lan đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 22% so cùng kỳ năm 2020.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD và nhập khẩu hơn 252,9 triệu USD. Hiện Ba Lan đang có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng gạo, nông sản, dầu ăn, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm tốt cho sức khỏe từ Việt Nam.

Ông Alexander Nowakowski - Bí thư thứ ba phụ trách kinh tế, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam cho biết, hiện nay cộng đồng doanh nghiệp Ba Lan đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, chế biến thực phẩm để hưởng các chính sách thuận lợi thương mại từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) nói riêng và hàng loạt các FTA khác mà Việt Nam đang thực thi.

Với 71% thuế quan được EU gỡ bỏ ngay lập tức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và phần còn lại được gỡ bỏ trong vòng 7 năm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam chinh phục thị trường Ba Lan nói riêng và EU nói chung trong thời gian tới.

Xuất khẩu ngày 28-30/10: Cơ hội tỷ USD cho viên nén gỗ; cá tra Việt 'khởi sắc' trên sân chơi khu vực

Xuất khẩu ngày 28-30/10: Cơ hội tỷ USD cho viên nén gỗ; cá tra Việt 'khởi sắc' trên sân chơi khu vực

Xuất khẩu hàng hóa tháng 10 vượt mốc 30 tỷ USD; cơ hội tỷ USD cho viên nén gỗ Việt; cá tra "đắt khách" tại ...

Xuất khẩu ngày 31/10-4/11: Định vị tôm cá Việt Nam trên bản đồ thế giới; chuối tươi chính thức 'lên đường' sang Trung Quốc

Xuất khẩu ngày 31/10-4/11: Định vị tôm cá Việt Nam trên bản đồ thế giới; chuối tươi chính thức 'lên đường' sang Trung Quốc

Trung Quốc chính thức nhập khẩu chuối tươi từ Việt Nam; xuất khẩu tăng mạnh, tôm cá Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ ...

Xuất khẩu ngày 28/11-2/12: Trung Quốc 'vượt mặt' Mỹ nhập khẩu tôm nhiều nhất từ Việt Nam

Xuất khẩu ngày 28/11-2/12: Trung Quốc 'vượt mặt' Mỹ nhập khẩu tôm nhiều nhất từ Việt Nam

Trung Quốc vượt Hoa Kỳ trở thành thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam; Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ ...

Giá tiêu hôm nay 3/12, lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng giảm, thị trường dư cung, không hấp dẫn người trồng

Giá tiêu hôm nay 3/12, lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng giảm, thị trường dư cung, không hấp dẫn người trồng

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 60.000 – 63.000 đ/kg.

Xuất khẩu ngày 2-4/12: Gạo Việt liên tục lập đỉnh; ngành gỗ 'khóc ròng' vì thiếu đơn hàng, khó đạt mục tiêu 16,5 tỷ USD

Xuất khẩu ngày 2-4/12: Gạo Việt liên tục lập đỉnh; ngành gỗ 'khóc ròng' vì thiếu đơn hàng, khó đạt mục tiêu 16,5 tỷ USD

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua Thái Lan; Bộ Công Thương công bố ...

(tổng hợp)