Xung đột Nga-Ukraine: ‘Vũ khí hạt nhân’ SWIFT thực ra không quá nguy hiểm với Nga, nó đang được thổi phồng. (Nguồn: Finshots) |
SWIFT đã được coi như một thứ "vũ khí hạt nhân tài chính" được Mỹ và phương Tây sử dụng nhằm giáng một đòn kinh tế gây tê liệt, trừng phạt chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Việc một quốc gia bị chặn khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính Liên ngân hàng toàn cầu) đồng nghĩa với việc các ngân hàng của quốc gia đó sẽ không thể sử dụng hệ thống an toàn này để đảm bảo cho các khoản thanh toán xuyên biên giới trong các giao dịch thương mại quốc tế. Mỹ và phương Tây áp đặt điều đó với nhiều ngân hàng lớn của nước Nga, như một biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, với mục tiêu gây tổn hại cho nền kinh tế nước này và chặn đứng một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.
SWIFT chỉ là một đòn sốc
Nga hiện là quốc gia lớn thứ hai sau Mỹ về số lượng người dùng SWIFT, với khoảng 300 tổ chức tài chính của nước này sử dụng hệ thống, theo Rosswift.
Việc chặn Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các ngân hàng nước này khó thực hiện các thông tin chuyển tiền đến và đi từ quốc gia này. Đây sẽ là một "cú sốc" cho các doanh nghiệp Nga, cũng như các đối tác nước ngoài của họ, đặc biệt là những khách hàng dầu và khí đốt khi các giao dịch này vẫn phục thuộc vào đồng USD.
Tuy nhiên, "đòn sốc" chứ không phải đòn "triệt hạ", theo chuyên gia Alistair Milne, Giáo sư kinh tế tài chính của Đại học Loughborough (Anh).
Đúng vậy, SWIFT là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế quốc tế. Hệ thống này cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc và giám sát các khoản thanh toán liên ngân hàng. Phát triển qua hơn 5 thập kỷ, SWIFT có khoảng 11.000 ngân hàng thành viên đến từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt tích hợp thông suốt vào hệ thống xử lý của các ngân hàng trên toàn thế giới.
Dù SWIFT cũng thường là mục tiêu hàng đầu trong các cuộc tấn công mạng, nhưng rất may, đây là một trong những hệ thống thông tin được bảo vệ vào loại tốt nhất thế giới, cực kỳ an toàn.
Trên thực tế, theo phân tích của GS. Alistair Milne trên tờ The Conversation, việc hạn chế quyền truy cập vào SWIFT không quá nguy hiểm đối với kinh tế Nga, nó "ít hiệu quả" hơn hầu hết cảnh báo do các phương tiện truyền thông nêu ra. Và thực tế, nó chỉ mang tính biểu tượng rằng, thế giới phản đối việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự trên đất Ukraine và không có tác dụng nhiều hơn thế.
Giá vàng hôm nay 4/3: Giá vàng loạn nhịp, chuyên gia 'giải mã' mức tăng kỷ lục của vàng SJC, động lực bền vững của vàng là gì? Giá vàng hôm nay 4/3 trong nước quay trở lại "đường đua" và tiến dần đến các kỷ lục cũ - 67,5 triệu đồng/lượng, vừa ... |
Tất nhiên, việc chặn ngân hàng trung ương Nga khỏi các giao dịch quốc tế có thể làm suy giảm niềm tin vào đồng Ruble, khiến Nga có nguy cơ đối mặt cuộc khủng hoảng tài chính, nếu giá trị Ruble mất giá kỷ lục so với USD.
Để hiểu rõ hiệu quả rất hạn chế của việc bị loại khỏi SWIFT, có thể xem xét trường hợp Iran.
Mỹ đã áp dụng và tăng cường định kỳ các lệnh cấm thương mại đối với Iran kể từ năm 1987. Đỉnh điểm là lệnh hành pháp của Tổng thống Barack Obama vào tháng 2/2011, nhằm đóng băng tất cả tài sản của chính phủ, ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính của Iran. Các ngân hàng Iran bị loại khỏi SWIFT sau đó, vào tháng 3/2012. Điều này chỉ bổ sung các hạn chế trực tiếp đối với các doanh nghiệp Iran và các trung gian tài chính.
Tuy nhiên, các ngân hàng Iran vẫn có thể thu xếp các khoản thanh toán trong và ngoài nước, bằng cách sử dụng dịch vụ ngân hàng ở các nước thứ ba, nơi sẵn sàng chấp nhận ký quỹ cho các giao dịch này.
Tất nhiên, điều này chưa bao giờ là dễ dàng, với việc nhà chức trách Mỹ đã áp dụng khoản tiền phạt gần 5 tỷ USD (3,7 tỷ bảng Anh) đối với các ngân hàng châu Âu cung cấp dịch vụ này cho Iran. Nhưng việc loại trừ khỏi SWIFT không thể ngăn cản họ làm điều này.
Không có SWIFT, vẫn có công cụ khác
Trên nền tảng Internet, hiện SWIFT xử lý khoảng 40 triệu tin nhắn thanh toán mỗi ngày. Giả định, nếu không có hệ thống này, mỗi khoản thanh toán sẽ chiếm mất vài giờ của các nhân viên ngân hàng và có thể tiết kiệm khoảng 100 USD mỗi giao dịch. Có nghĩa là hệ thống SWIFT đang gia tăng thêm khoảng 4 tỷ USD/ngày hoặc 1 nghìn tỷ USD/năm cho nền kinh tế toàn cầu.
Điểm mấu chốt là SWIFT chỉ đảm nhiệm vai trò truyền thông tin giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính về việc giao dịch, mà không có vai trò gì trong việc thực hiện thanh toán. Giả sử, một ngân hàng ở London muốn gửi tiền đến một ngân hàng ở Moscow, họ có thể sử dụng tin nhắn SWIFT để liên lạc thanh toán, không phải để thực hiện yêu cầu đó.
Việc thực hiện thanh toán được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ liên quan đến nghiệp vụ giữa các ngân hàng, hoàn toàn không phụ thuộc vào SWIFT.
Bởi vậy, không có gì khác biệt, nếu việc chuyển tiền được thực hiện bằng một số hệ thống nhắn tin an toàn khác. Chẳng hạn, các ngân hàng Nga có thể thu xếp các khoản thanh toán bằng cách sử dụng hệ thống SPFS - được Ngân hàng trung ương Nga lập năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Hoặc họ có thể sử dụng mạng CIPS - được tạo bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho mục đích thanh toán xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ (NDT). Họ thậm chí có thể sử dụng WhatsApp để hướng dẫn các giao dịch cần thiết.
Các khoản thanh toán cho các sản phẩm năng lượng xuất khẩu của Nga, chẳng hạn cho Gazprom, thậm chí còn ít phụ thuộc vào SWIFT hơn. Khi khách hàng mua dầu hoặc khí đốt từ Gazprom, họ sẽ thanh toán bằng đồng Euro hoặc USD vào tài khoản ngân hàng do công ty năng lượng Nga nắm giữ.
Vì vậy, nếu mục đích của các biện pháp trừng phạt là để chặn các khoản thanh toán cho khí đốt của Nga, thì công cụ đó không phải là SWIFT; mà đó phải là các biện pháp trừng phạt đối với Gazprom và các ngân hàng có liên quan.
Điều này không có nghĩa là sẽ không có tác động kinh tế nào nếu các ngân hàng Nga bị chặn khỏi SWIFT. Nó sẽ ảnh hưởng đến các khoản thanh toán có giá trị thấp hơn, chẳng hạn như các khoản thanh toán trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp nhỏ, vì qua SWIFT việc xử lý các thanh toán trở nên dễ dàng và rẻ hơn. Số tiền tiết kiệm được qua nhiều lần thanh toán chắc chắn sẽ không nhỏ, tuy nhiên, nó không thể là một công cụ có thể làm thay đổi cuộc chơi.
Đại diện cho nỗ lực trừng phạt Nga
Trở lại với thực tế khó chịu - các biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu để chúng không chỉ mang tính biểu tượng, thì việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cần phải tính toán lại và có thể phải áp đặt trong một thời gian dài. Nga đã dành cả một thập kỷ để chuẩn bị cho cuộc chiến hiện tại và sẵn sàng chấp nhận bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế nào, kèm theo cả thiệt hại. Điện Kremlin từng tuyên bố, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.
Các hoạt động quân sự của Nga không phụ thuộc vào tài trợ hay nguồn cung cấp từ bên ngoài. Nga cũng đã quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế, với cải thiện đáng kể về mức sống, chuyển mình từ một nhà nhập khẩu lương thực lớn thành một nhà xuất khẩu thực phẩm ròng và định hướng lại phần lớn hoạt động thương mại của mình, chẳng hạn như sang Ấn Độ và Ai Cập.
Thực tế, áp lực kinh tế và tài chính đối với nền kinh tế Nga hiện đang gia tăng nhanh chóng. Trên hết, những khó khăn này sẽ tác động đến tầng lớp trung lưu Nga khi đồng nội tệ lao dốc và lãi suất tăng. Các biện pháp trừng phạt nhắm mục tiêu khác đang đánh vào chính các cá nhân giàu có của Nga. Có thể hình dung, tất cả những vấn đề này có thể đang làm khó Tổng thống Nga Putin và chính phủ của ông, nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện rộng đối với Nga còn cần một khoảng thời gian dài.
Trừng phạt Nga bằng cách loại họ khỏi SWIFT là một biểu tượng cho những nỗ lực trên, nhưng không phải là một công cụ kinh tế mạnh mẽ có thể hạn chế các hành động quyết đoán của Nga ở Ukraine với chi phí thấp. Bởi, Nga không phải bên duy nhất chịu những tổn thương từ các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.
| Xung đột Nga-Ukraine: Nạn nhân đầu tiên của các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây Trong 'chảo lửa' Nga-Ukraine và những lệnh trừng phạt, trả đũa qua lại giữa Nga với phương Tây, Công ty Nord Stream 2 trở thành ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Tại sao 'đòn kinh tế' không ngăn được quyết đoán của Tổng thống Putin? Nhà kinh tế học tên tuổi của Harvard - Jason Furman và cũng từng là Cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, ... |