TIN LIÊN QUAN | |
YouTube "gán" cháy Nhà thờ Đức Bà Paris với vụ khủng bố 11/9 | |
MV đầu tay của nhóm nhạc Kpop Blackpink làm lu mờ hàng loạt kỷ lục trên YouTube |
Trào lưu kiếm tiền từ Youtube phát triển rầm rộ trên thế giới trong khoảng 10 năm gần đây. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là chiếc “cần câu cơm” dễ dàng đối với những người ôm mộng làm giàu từ Youtube do những quy tắc quảng cáo và thuật toán kiểm duyệt ngặt nghèo của trang mạng xã hội này.
“Cần câu cơm” khó nhằn
Để kiếm được tiền quảng cáo và tài trợ của Youtube, điều kiện đầu tiên là người dùng phải có ít nhất 1.000 người theo dõi trên trang cá nhân. Dù vậy, những cột mốc như 10.000, 100.000 người theo dõi mà Youtube đặt ra được đánh giá là rất khó để đạt được. Thứ hai, Youtube yêu cầu kênh cá nhân của người dùng phải được khán giả theo dõi ít nhất 4.000 giờ trong vòng một năm. Và thứ ba là những nội dung phải do chính các Youtuber tự sáng tạo. Nếu vi phạm, Youtube sẽ không cho phép người dùng xin quảng cáo lên trang trong vòng hai tháng. Cuối cùng, chính sách chia lợi nhuận của Youtube được đánh giá là khá “hà khắc” khi người dùng phải trả lại 45% doanh thu cho nền tảng chia sẻ video này.
Youtuber thật sự không phải là một nghề chỉ ngồi trước máy quay và hái ra tiền. (Nguồn: Bloomberg) |
Hàng loạt chính sách khó đáp ứng trên đã đập tan giấc mộng làm giàu của rất nhiều người ôm mộng về Youtube. Theo thống kê của Alphabet Inc. – chủ sở hữu Youtube, có tới 90% các kênh trên nền tảng chia sẻ video này không kiếm nổi 2,5 USD/tháng. 10% còn lại kiếm được số tiền đáng mơ ước, nhưng không hẳn là ngồi mát ăn bát vàng.
Ngôi sao Youtube người Thụy Điển Felix Kjellberg tâm sự: “Hiện nay, tôi sở hữu 9 tỷ lượt xem các video trên kênh cá nhân. Chính nhờ 9 tỷ lượt xem đó, tôi kiếm được khoản tiền khổng lồ từ các hợp đồng quảng cáo và tài trợ. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều đó không có nghĩa là cả ngày tôi chỉ biết ngồi trước máy quay và hái ra tiền.”
Youtuber người Thuỵ Điển đã nói thay nỗi lòng của rất nhiều ngôi sao kiếm tiền nhờ mạng xã hội. Chẳng hạn như Algakay - cô gái nổi tiếng nhờ những video nói về cuộc sống điển hình của người Mỹ. Tuy nhiên, trang Business Insider cho biết, nếu doanh thu một năm của Algakay trên Youtube đạt 100.000 USD, nữ vlogger (làm blog bằng video) này thực ra chỉ bỏ túi được 21.000 USD sau khi đã trừ các khoản như 45% phí cắt lại cho Youtube, thuế thu nhập cá nhân và chi phí sản xuất các video trên. Không ít Youtuber phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thậm chí phải chịu mức thuế cao hơn vì họ được liệt vào dạng lao động tự do. Trong trường hợp này, số tiền thuế các cá nhân phải nộp có thể lên đến 20%.
Được mệnh danh là “Ông vua Youtube”, kênh cá nhân của Buildify sở hữu lượng người xem đáng kinh ngạc với thu nhập “khủng” lên đến hơn 10 triệu USD/năm. Mặc dù vậy, sau khi trả lại 45% theo chính sách của Youtube, trừ đi thuế và chi phí sản xuất, Buildify bỏ túi chưa đến một nửa số tiền ban đầu.
Bài viết trên trang Bloomberg với tiêu đề “Thành công trên Youtube nhưng vẫn nghèo như thường” đã đề cập đến những tính toán kinh doanh mà ai muốn kiếm cơm bằng mạng xã hội cũng phải nghĩ tới. Ai cũng cần hiểu rằng không có bữa trưa nào miễn phí, và để có thành công, ngay cả Buildify cũng từng phải đi bán bánh mỳ kẹp để tích vốn quay video.
Con dao hai lưỡi
Sự thành công trên nền tảng chia sẻ video Youtube được coi là con dao hai lưỡi và luôn đi kèm với những rủi ro. Với các Youtuber, sự nổi tiếng trên mạng xã hội đồng nghĩa với đông người theo dõi, video có nhiều views và dễ kiếm tiền hơn.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nếu không cẩn thận, hào quang trên Youtube lại chính là cái bẫy huỷ hoại cuộc đời không trừ một ai. Chỉ một lần “sảy miệng” có thể tạo ra những nội dung phản cảm, và hậu quả sẽ đè nặng không chỉ lên túi tiền, mà còn ảnh hưởng đến cuộc đời của những ngôi sao mạng xã hội.
Youtuber Logan Paul – một trong những người kiếm tiền nhiều nhất trên Youtube, gần đây đã bị phạt 5 triệu USD sau khi đăng video phản cảm về khu rừng tự sát ở Nhật Bản. Trang công cụ tìm kiếm Google sau đó đã xóa tên Logan khỏi danh sách tìm kiếm ưu tiên sau khi dư luận lên án quá gay gắt về vấn đề này.
Rõ ràng con đường thành công nhờ Youtube không phải trải toàn hoa hồng. Người dùng phải chật vật sáng tạo nội dung, từ đó tạo nên tầm ảnh hưởng để có thể tiếp cận nhiều người, tác động lên cộng đồng nhằm tạo ra sự khác biệt. Nổi tiếng và tai tiếng luôn đi kèm với nhau, và sẽ thật đau lòng nếu những ý tưởng tốt đẹp ban đầu đi trật đường ray và Youtuber dần bị biến chất.
YouTube mạnh tay triệt xóa hơn 1 triệu kênh video có nội dung vi phạm Trong quý 3 vừa qua, YouTube đã xóa 7,85 triệu video và 1,67 triệu kênh vi phạm Nguyên tắc cộng đồng mới nhất của mạng ... |
Việt Nam lần đầu tiên lọt Top 10 Video nổi bật nhất thế giới trên YouTube YouTube vừa phát hành video YouTube Rewind 2018 mới nhất ghi lại những xu hướng và trào lưu nổi bật trong năm 2018 trên hệ ... |
Ai là “ngôi sao” kiếm tiền giỏi nhất trên YouTube? “Ngôi sao” kiếm tiền giỏi nhất trên YouTube hiện đang là một cậu bé tiểu học người Mỹ, chuyên đánh giá đồ chơi. |