“Bà con rất thiết tha với nguồn cội”

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa cử đoàn chư tăng Tổ đình Vĩnh Nghiêm, thực hiện chuyến Hoằng pháp lần thứ hai tại các nước Hungary, Ba Lan, CH Czech và CHLB Đức. TG&VN đã phỏng vấn Đại đức Thích Thanh Phong (ảnh), Uỷ viên Hội đồng trị sự Trung ương, Phó trưởng ban từ thiện TW GHPGVN, trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm tại TP.HCM sau chuyến Hoằng pháp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Thưa Đại đức Thích Thanh Phong, chuyến Hoằng pháp mới đây của Tổ đình Vĩnh Nghiêm tại một số nước Đông Âu có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại?

 

Những buổi thuyết giảng, nói chuyện tại các nước đã quy tụ hàng ngàn người trong cộng đồng người Việt đến nghe về tình hình đất nước, ý nghĩa của mùa Vu Lan báo hiếu, đồng thời cũng là thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật. Đạo Phật là đạo của từ bi, nên đi đến đâu cũng mang lại sự đoàn kết, hài hoà cho bà con cộng đồng. Vì chúng ta đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, nên bà con chúng ta ở đâu cũng đoàn kết, xây dựng cuộc sống ở hải ngoại cho tốt đẹp và hướng về quê hương, đất nước.

 

Một năm, chúng tôi thường đi 2 tới 3 lần, mỗi lần với công việc khác nhau. Lần tới, chúng tôi cố gắng thành lập Hội phật tử VN tại CHLB Đức, rồi hướng dẫn, giúp đỡ bà con làm các thủ tục, xây dựng ngôi chùa, cơ sở tôn giáo, nơi quy hướng tâm linh cho bà con hiểu được về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo ở trong nước cũng như sự quan tâm về đời sống tâm linh cho cộng đồng người VN ở xa Tổ quốc.

 

Qua những chuyến Hoằng pháp như vậy, Đại đức nhận xét thế nào về đời sống của cộng đồng người VN ở nước sở tại?

 

Bà con ở mỗi nước, mỗi nơi có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng về văn hoá dân tộc, tín ngưỡng phật giáo thì đều như nhau. Trước đây, bà con xa Tổ quốc vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng bây giờ, đời sống đã ổn định thì bà con quay về đời sống tâm linh để gìn giữ văn hoá dân tộc. Bà con cũng rất thiết tha với nguồn cội. Chúng tôi đã kết hợp với Uỷ ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, Đại sứ quán thành lập những ngôi chùa, những Hội phật tử. Chẳng hạn như chúng tôi sang Hungary, quy tụ cộng đồng, bầu chọn ra những vị đại diện cho cộng đồng, thành lập Hội Phật tử trở thành một thành viên của GHPGVN. Chúng tôi cũng đã làm được như thế ở CH Czech, Ba Lan, Ukraine.

 

Thưa Đại đức, ngôi chùa cũng là biểu trưng đậm nét của văn hoá Việt?

 

Để bà con cộng đồng người Việt xa Tổ quốc hướng về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và cũng là tâm nguyện của cộng đồng, một ngôi chùa không những để phục vụ tín ngưỡng cho cộng đồng mà còn là một nơi để sinh hoạt, duy trì truyền thống văn hoá dân tộc Việt. Mỗi nước chúng tôi sang đều có hướng cho bà con, cộng đồng xây dựng một ngôi chùa, dù to dù nhỏ, làm nơi quy tụ tất cả bà con. Ngoài việc bà con đến để tĩnh tâm cầu nguyện, ngôi  chùa còn là trung tâm văn hoá Việt, chẳng hạn như các câu lạc bộ thể thao, dạy tiếng Việt, các sinh hoạt văn hoá của Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, tổ chức các cuộc thi nấu ăn các món Việt... Khi đến ngôi chùa, các vị cảm thấy như trở về quê hương đất nước mình. Nơi đó, chúng ta có đầy đủ văn hoá dân tộc Việt để không chỉ bà con mà cả bạn bè quốc tế đến đấy đều có thể biết văn hoá VN là như thế, dân tộc VN là như thế.

 

Còn về cảm nhận của cộng đồng người VN ở mỗi nước như thế nào, thưa Đại đức?

 

Trong những chuyến Hoằng pháp, đi đến đâu chúng tôi cũng được bà con người Việt ủng hộ. Chúng tôi cũng được biết, trong dư luận còn có một số vị còn có những ý kiến bất đồng quan điểm, bất đồng chứng kiến vì những cái gì đó cá nhân, nhưng tôi nghĩ rằng về tôn giáo, không đâu bằng VN. Ở VN, mọi công việc phật sự rất dễ dàng, mọi thủ tục thì nhanh, gọn và được sự hướng dẫn rất đầy đủ. Tôi nghĩ rằng, do gặp phải những vị cũng mặc áo nhà chùa nhưng có tư tưởng còn bất đồng chính kiến hay ôm lòng hận thù với VN thì họ sẽ tuyên truyền sai lệch về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, nên bà con không hiểu được, cứ cho đó là đúng. Khi chúng tôi sang làm công tác phật sự, cũng có nhiều người hỏi về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì chúng tôi cũng nói, mời tất cả bà con cứ sinh hoạt ở đó, khi nào có điều kiện về VN, về tới chùa Vĩnh Nghiêm, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con nhiều hơn. Và rồi bà con cũng về rất đông và từ đó bà con hiểu hơn về chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về tôn giáo ở VN, rồi bà con sang bên đó thay mình làm những phát ngôn viên, những người tuyên truyền về những lời nói sai lệch đó là không đúng.

 

Những chuyến Hoằng Pháp như vậy đã góp phần không nhỏ vào việc gắn kết cộng đồng, đồng thời cũng thể hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của những người con Phật?

 

Bác thì vô bờ bến về cái tinh thần từ bi, bao dung, giản dị, khiêm cung của Bác. Là người con, cháu đất Việt thì chúng tôi cũng cố gắng để làm điều gì đó noi theo tấm gương đạo đức của Bác để cùng nhau xây dựng cuộc sống cho bà con cộng đồng, dù người Việt ở xa Tổ quốc hay ở trong nước thì cũng đều có một cuộc sống hạnh phúc.

 

Xin cảm ơn Đại đức.     

 

Chiến Trần

Đọc thêm

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động