Độc đáo văn hóa "xứ sở huyền bí" Myanmar

Đất nước Myanmar được ví như “người con gái đẹp ngủ quên” bởi xứ sở huyền bí này vẫn luôn giữ được nét đẹp hoang sơ từ thời xa xưa. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar Vác bao tải tiền mặt đi mua nhà ở Myanmar
doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar Myanmar: Cơ hội hàn gắn bất đồng

Giản dị, chất phác trong lối sống

Đặt chân đến đất nước với triết lý nhà Phật hiện hữu khắp mọi nơi, chắc hẳn du khách sẽ yêu quý những con người Myanmar thân thiện, hiền hòa, hiếu khách và “mê mệt” bởi nụ cười của các cô gái nơi đây.

Myanmar có khoảng 89% dân số theo Phật giáo và hơn 65% dân số hiện đang sinh sống tại các vùng nông thôn, chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp. Hiện nay, kĩ thuật canh tác của Myanmar vẫn không hề thay đổi, họ vẫn tận dụng sức kéo của trâu bò trong nông nghiệp. Mỗi làng có một hoặc hai tu viện, chùa chiền, có giếng để tắm và có hồ để chứa nước mưa dùng làm nước uống và nấu ăn.

doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar
Người Myanmar có lối sống giản dị, chất phác. (Nguồn: Dreamstime.com)

Cuộc sống ở các thôn bản Myanmar rất giản đơn và con người sống vô tư, ít căng thẳng, áp lực. Tại các ngôi làng, người dân thường thức dậy rất sớm và mỗi thành viên trong gia đình sẽ đảm nhiệm công việc hàng ngày của mình. Khi rảnh rỗi, dân làng thường đến thăm người thân và bạn bè, cùng nhau thưởng thức trà xanh, salad lá trà, đường cọ và trò chuyện cùng nhau. Và cụm từ "cuộc thảo luận trà xanh ở Miến Điện” thường được dùng để mô tả thói quen sống đặc trưng đó của người Myanmar.

Quy mô hầu hết các gia đình ở Myanmar đều lớn với khoảng 8 thành viên nhiều thế hệ. Phần lớn những người trưởng thành đều không lập nghiệp ở xa cho tới khi kết hôn, con cái phải có trách nhiệm với bố mẹ già.

Độc đáo trong trang phục

Trang phục truyền thống cũng toát lên nhiều nét văn hóa và tính cách độc đáo, khác biệt của người dân nước này.

Đối với người dân các nước khác, những bộ trang phục truyền thống chỉ được mặc vào những dịp đặc biệt như lễ, tết thì người dân Myanmar mặc trang phục truyền thống hàng ngày. Trang phục truyền thống dành cho nam giới là Paso và dành cho nữ giới là Longyi.

Paso và Longyi đơn giản là tên loại vải trơn hoặc vải sọc dành cho nam và miếng vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ. Thao tác mặc váy rất nhanh, chỉ chưa đầy 5 giây miếng vải đã được quấn ngang hông thay cho quần hoặc váy nên người dân thường xuyên phải chỉnh lại váy khi phải di chuyển liên tục.

Hơn 85% dân số Myanmar theo đạo Phật, cuộc sống của họ gắn liền với chùa chiền, trong số đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Shwedagon hoặc chùa Đá Vàng (Kyaithtiyo). Do đó, Paso và Longyi giúp cho các phật tử Myanmar ngồi tư thế thiền và kín đáo. Thú vị hơn, tại Bago, phụ nữ cũng sử dụng trang phục Longyi làm địu con cái cùng đi làm. Giá của những trang phục này cũng hợp túi tiền, rẻ hơn nhiều so với trang phục được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc.

doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar
Hơn 85% dân số Myanmar theo đạo Phật, cuộc sống của họ gắn liền với chùa chiền. (Nguồn: panoramicmyanmar.com)

Riêng biệt trong giao tiếp

Tiếng Myanmar là ngôn ngữ chính thức, được phân thành hai loại. Loại chính thống thường thấy trong văn bản, báo chí, loại thứ hai là văn ngôn thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn.

Bên cạnh đó, tiếng Anh được xem như ngôn ngữ thứ hai ở Myanmar. Tại một số trường học, các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, vì vậy khách du lịch nói tiếng Anh có lẽ không cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp với người Myanmar.

Ở nơi công cộng, người Myanmar rất hòa đồng. Họ tránh việc nổi nóng hoặc thể hiện quá nhiều cảm xúc. Về mặt tinh thần, đầu được coi như một bộ phận quan trọng và cao nhất của cơ thể, do đó, người Myanmar không bao giờ chạm tay vào đầu của bất kỳ ai, đặc biệt đầu của một đứa trẻ.

Tại Myanmar, người lớn thường rất quan tâm và chú ý đến con trẻ. Những đứa trẻ mới sinh thường được đặt trong nôi và được mẹ mang trên lưng. Đến năm 13 tuổi, cha mẹ thường khuyến khích con mình đến những ngôi chùa để học về đạo Phật.

doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar Tặng ảnh Bác Hồ cho Bảo tàng Quốc gia Myanmar

Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar do Đại sứ ...

doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar Myanmar khai quật 3 thành cổ di sản thế giới để thúc đẩy du lịch

Ngày 9/5, truyền thông Myanmar  đưa tin hoạt động khai quật khảo cổ thị quốc Pyu gồm 3 thành phố cổ của Myanmar được xếp ...

doc dao van hoa xu so huyen bi myanmar Myanmar ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản

Từ ngày 1-5/11, bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar có ...

Nguyễn Nguyệt

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động