Kết thúc khóa họp thứ 70 Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC

Khóa họp thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại New York (Mỹ) từ 30/4 - 1/6/2018 và Geneva (Thụy Sỹ) từ ngày 2/7 - 10/8/2018.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc Việt Nam đóng góp vào tính đa dạng của Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC
ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc Đại sứ Mỹ tại LHQ cáo buộc Nga vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên

Khóa họp thứ 70 của ILC trùng với dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan chuyên môn này của LHQ. Được vinh dự bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của ILC tại khóa họp này, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, đại diện Việt Nam đầu tiên trở thành thành viên ILC, đã tích cực phát huy vai trò chủ động, đóng góp đáng kể cho công việc chung của Ủy ban.

Tại khóa họp này, các ủy viên ILC tiếp tục thảo luận các đề tài: Định dạng luật tập quán quốc tế; Thỏa thuận và thực tiễn về sau trong giải thích điều ước quốc tế; Áp dụng tạm thời các điều ước quốc tế; Quy phạm mệnh lệnh trong luật quốc tế (Jus cogens); Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang; Thừa kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia; Quyền miễn trừ cho nhân viên công vụ đối với thẩm quyền hình sự nước ngoài; Bảo vệ bầu khí quyển.

ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc
Các thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC tham dự Khóa họp thứ 70 tại Geneva.

Ngoài ra, còn có các cuộc họp của Tiểu ban soạn thảo các đề tài, Nhóm công tác về chương trình làm việc dài hạn và Nhóm công tác về phương pháp hoạt động, các cuộc họp với các tổ chức quốc tế liên quan như Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), tổ chức Luật quốc tế châu Âu, tổ chức Luật quốc tế châu Phi.

Đáng chú ý, báo cáo về thừa kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia và báo cáo về bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang có liên quan đến những vấn đề thời sự và có một số thông tin, quan điểm tương đối "nhạy cảm", được các thành viên ILC, đặc biệt là Ủy viên ILC của Việt Nam quan tâm, tham gia thảo luận sôi nổi.

Tại kỳ họp này, Ủy ban đã đọc và thông qua toàn bộ dự thảo kết luận về Thỏa thuận và thực tiễn về sau liên quan đến giải thích điều ước quốc tế và Định dạng luật tập quán quốc tế cùng các bình luận kèm theo. Hai văn bản này sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng LHQ để ra Nghị quyết công nhận là tài liệu phổ biến cho các quốc gia, các nhà làm luật áp dụng.

Đây là hai văn bản lớn, góp phần hoàn thiện kiến thức về nguồn của luật quốc tế. Ủy viên ILC của Việt Nam đã có những đóng góp trong rà soát văn bản, kiến nghị một số điểm thay đổi được chấp nhận. Ngoài ra, Ủy ban đã cho ý kiến với các dự thảo các hướng dẫn về Áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, Bảo vệ bầu khí quyển, Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang. Các dự thảo này sẽ được gửi đến các quốc gia thành viên LHQ để xin ý kiến.

Ủy ban cũng đã thông qua đề xuất của Tiểu ban kế hoạch và Nhóm công tác về chương trình làm việc dài hạn đưa 2 đề cương báo cáo về “Tài phán quốc tế - Universal jurisdiction” và “Mực nước biển dâng cao” vào Phụ lục đề xuất với Ủy ban  pháp lý thuộc Đại hội đồng LHQ cho ý kiến triển khai. Đặc biệt, đề tài "Mực nước biển dâng cao" nhiều khả năng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nước, trong bối cảnh có tới 70 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp, trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 về mức độ chịu ảnh hưởng.

Khóa họp tiếp theo của ILC sẽ diễn ra theo thông lệ tại Geneva từ 29/4- 7/6 và từ 3/7-10/8/2019. ILC là cơ quan chuyên môn của LHQ, chịu trách nhiệm chính trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế. Nhiều Công ước quốc tế quan trọng đã và đang có hiệu lực vốn là kết quả nghiên cứu, thảo luận của các thành viên Ủy ban như các Công ước Vienna về luật điều ước năm 1969, về quan hệ ngoại giao và lãnh sự năm 1961 và 1963, Công ước Geneva về Luật biển 1958, Quy chế Roma của Tòa Hình sự quốc tế 1995...

Ủy ban gồm 34 thành viên là các chuyên gia hàng đầu về công pháp quốc tế của các nước, được phân bổ đồng đều cho từng khu vực địa lý. Tham gia ILC thể hiện uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phù hợp với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là đại diện đầu tiên của Việt Nam trúng cử vào cơ quan chuyên môn này của Liên hợp quốc trong đợt bầu cử các thành viên ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021, diễn ra vào tháng 11/2016. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hoàn thành học vị Tiến sỹ Luật tại Đại học Pantheon-Sorbone (Pháp) năm 1996, được công nhận Phó Giáo sư năm 2009.

Ông là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao. Ông từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia và Kuwait, tham gia nhiều Đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ và xuất bản hàng trăm đầu sách báo về công pháp quốc tế. 

ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc Việt Nam - Brazil: tận dụng mọi thế mạnh phát triển quan hệ thương mại

Chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Aloysio Nunes Ferreira đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc Các đảng đối lập phê phán Tổng thống Hàn Quốc trì hoãn điều tra

Nhiều đảng đối lập ở Hàn Quốc ngày 16/11 tuyên bố Tổng thống Park Geun-hye phải nhanh chóng trả lời những câu hỏi về vụ ...

ket thuc khoa hop thu 70 uy ban luat phap quoc te ilc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã "biến điều tưởng chừng không thể thành có thể"

Đó là cảm nhận của TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động