Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Việt Nam, Lào, Campuchia

Ngày 19/10 tại thủ đô Vientiane, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào đã tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 5 về khoa học xã hội với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Lào, Việt Nam và Campuchia.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Khánh thành "ngôi nhà chung" của cộng đồng người Việt ở Bắc Lào
phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Thắt chặt tình cảm gắn kết giữa phụ nữ Việt - Lào

Đây là hội thảo quốc tế được tổ chức luân phiên hàng năm giữa ba Viện Hàn lâm của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tham dự Hội thảo có giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS); giáo sư-tiến sỹ Soukkongseng Saiyaleuth, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào; viện sỹ-tiến sỹ Khlot Thyda, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia; giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; giáo sư-tiến sỹ Kikeo Kaikhamphithoun, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia Lào; phó giáo sư-tiến sỹ Thongsalit Mangnomek, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Lào; cùng đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm của ba nước và nhiều khách mời đến từ các tổ chức quốc tế.

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Vietnam+)

Hội thảo đã tập trung thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Lào, Việt Nam và Campuchia; kinh nghiệm, phương hướng, hình thức và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phương hướng hợp tác về phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội tại Lào, Việt Nam và Campuchia. Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, nhiều đề xuất ý tưởng có giá trị nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội của ba nước.

Tại cuộc hội thảo, các nhà khoa học cho rằng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng hiện nay, khoa học xã hội cần nghiên cứu, phát hiện và đánh giá tác động của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay đối với phát triển xã hội ở mỗi nước; nghiên cứu, phát hiện và dự đoán tác động của các xu hướng toàn cầu trong những thập niên tới đối với phát triển xã hội ở mỗi nước; nghiên cứu, đánh giá các phương thức hợp tác mà quá trình hội nhập quốc tế đem lại để đóng góp vào phát triển xã hội ở trong nước, khu vực và quốc tế.

Hội thảo cũng đề ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội ba nước trong thời gian tới gồm tăng cường đổi mới nhận thức về phát triển nhân lực khoa học xã hội, đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển nhân lực khoa học xã hội; tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm phát triển nhân lực khoa học xã hội; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục về khoa học xã hội; đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực khoa học xã hội cho các vùng, miền và các nhóm đặc thù, phát triển và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ba nước; đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học xã hội; xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài khoa học xã hội; huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhân lực khoa học xã hội đến năm 2020, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nhân lực khoa học xã hội.

Về phương hướng hợp tác phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội trong thời gian tới, các nhà khoa học cho rằng ba Viện Hàn lâm cần hợp tác trong triển khai nghiên cứu, tập trung vào những vấn đề mà cả ba quốc gia cùng quan tâm và những vấn đề liên quan đến đời sống người dân ở các tỉnh giáp ranh của Việt Nam, Lào và Campuchia; hợp tác thông qua tổ chức các hội thảo khoa học, mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở ngoài ba Viện Hàn lâm; hợp tác thông qua đào tạo sau đại học, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn tập trung; hợp tác thông qua dịch và xuất bản những công trình, tư liệu có giá trị tham khảo chung cho cả ba nước, trao đổi xuất bản phẩm và tư liệu ở cấp Viện Hàn lâm và các viện trực thuộc; đổi mới hình thức hợp tác phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội, các hoạt động giao lưu của thanh niên nhằm hướng tới việc chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mà ba cơ quan cùng quan tâm, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.

Phát biểu tại Hội thào, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn cho rằng các kết quả đạt được tại hội thảo lần này đã giúp các nhà khoa học ba nước nhận thức rõ hơn về vai trò của khoa học xã hội và nguồn nhân lực khoa học xã hội đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, hướng tới phát triển bền vững khu vực; nhấn mạnh, sự đồng thuận trong nhận thức của các nhà khoa học đạt được trong hội thảo càng khẳng định mạnh mẽ vai trò quan trọng của hợp tác về khoa học trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng khoa học của ba nước, củng cố tình đoàn kết giữa ba nước trong ứng phó với những thách thức đang đặt ra cho mỗi nước và cả khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng hiện nay.

Phát biểu bế mạc hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Soukkongseng Saingaleuth đánh giá cao kết quả đạt được tại Hội thảo, khẳng định các nhà khoa học đã tham dự hội thảo với các bài tham luận, ý kiến phát biểu với trách nhiệm và mang tính xây dựng cao; nhấn mạnh chủ đề hội thảo khoa học thường niên lần thứ 6 tổ chức tại Campuchia vào năm 2017 sẽ tập trung vào quan hệ lịch sử văn hóa vùng biên giới ba nước.

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Cuộc họp Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc Việt Nam-Campuchia

Từ ngày 18-20/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới cắm ...

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia 4 nước Đông Nam Á hợp tác chống buôn người

Ngày 18/10, các quan chức cảnh sát từ Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Campuchia bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) để thảo ...

phat trien nguon nhan luc khoa hoc xa hoi tai viet nam lao campuchia Cambodia Angkor Air mở đường bay mới Hà Nội-Siem Riep từ 30/10

Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (K6) vừa thông báo chính thức mở đường bay quốc tế giữa Hà Nội-Siem Riep (Campuchia) từ ngày 30/10 ...

PV. (theo TTXVN)

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động