RCEP bước vào thời khắc quan trọng

Nếu mọi nỗ lực đạt được trong năm nay, RCEP có thể là công cụ hiệu quả để cải thiện bức tranh kinh tế của châu Á. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
rcep buoc vao thoi khac quan trong Đón cơ hội từ Hiệp định RCEP
rcep buoc vao thoi khac quan trong RCEP đứng trước nguy cơ “lỡ hẹn”

Tiến sỹ Rebecca Fatima Sta Maria, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định như vậy trong một bài viết đăng tải trên Star Online vừa qua.

Mô hình hội nhập thế kỷ 21

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một trong những bước đi quan trọng về hội nhập khu vực của ASEAN. RCEP sẽ bước vào vòng đàm phán thứ 18 vào tháng 5 tới.

rcep buoc vao thoi khac quan trong
Tiến sỹ Rebecca Fatima Sta Maria. (Nguồn: The Star Online)

Được khởi xướng vào tháng 11/2012, RCEP nhằm mục đích tăng cường hội nhập kinh tế giữa ASEAN và 6 nước đối thoại (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand). Đã bỏ lỡ qua hai thời hạn hoàn tất thỏa thuận, áp lực cho 16 nước này là phải kết thúc đàm phán trong năm nay. Tuy nhiên, có nhiều nguy cơ khiến RCEP khó đạt được mục tiêu này.

Trong RCEP, sự tham gia của ASEAN và các đối tác đối thoại mang tính sâu rộng hơn dựa trên sự cải thiện đáng kể các hiệp định thương mại tự do hiện có giữa các bên. RCEP cũng được kỳ vọng là một thỏa thuận sống động, cung cấp cơ sở để giải quyết các vấn đề thương mại có thể xuất hiện trong tương lai. Lý tưởng hơn, RCEP có thể là một mô hình thế kỷ 21 cho việc hội nhập giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, sắc tộc và văn hoá.

Đặc biệt, với sự những bế tắc của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), RCEP do ASEAN làm trung tâm có thể là một hiệp định cần thiết nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, cản trở quá trình hội nhập cũng như lợi ích của tự do đi lại, hàng hóa và dịch vụ.

rcep buoc vao thoi khac quan trong
RCEP cần phải hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững. (Nguồn: ASEAN.org)

Động lực cho sự thay đổi

Chắc chắn, các bên liên quan đều ý thức được lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng và RCEP không đơn thuần là một FTA bao gồm các yếu tố truyền thống về tiếp cận thị trường đối với hàng hoá và dịch vụ, đầu tư.

Tại một hội nghị bàn tròn gần đây do Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tổ chức, các nhà kinh tế khẳng định rằng RCEP là động lực cho sự thay đổi. Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu và những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, một RCEP hướng tới tương lai cần phải nhận ra và tiếp cận các yếu tố thuận lợi hóa thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, công nghệ sản xuất mới, giải quyết những vấn đề phát triển khác. Nếu mọi nỗ lực đạt được, RCEP có thể là công cụ hiệu quả để cải thiện bức tranh kinh tế châu Á.

Để tránh đi phải “vết xe đổ” của TPP với những điều khoản mang tính tham vọng, RCEP cần phải hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vào chuỗi giá trị toàn cầu; sử dụng hợp tác kinh tế và kỹ thuật để tiếp tục nâng cao năng lực của SMEs; tập trung tạo thuận lợi cho thương mại.

Trước mắt, các bên đàm phán cần hướng tới các quy tắc hỗ trợ cạnh tranh (trong các lĩnh vực mua sắm của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước). Song song với các cuộc đàm phán, các bên, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển, phải xem xét các chính sách điều chỉnh ở cấp quốc gia, bao gồm cơ sở hạ tầng, giáo dục và phát triển kỹ năng để chuẩn bị tận dụng những ưu tiên đang đàm phán. Các bên cũng cần nỗ lực liên tục về cải cách quy định và quản lý các biện pháp phi thuế quan.

rcep buoc vao thoi khac quan trong TPP bất thành, Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng

Theo Bloomberg, việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khó được thông qua sẽ khiến Việt Nam chuyển hướng sang các nước ...

rcep buoc vao thoi khac quan trong RCEP thông qua điều khoản về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngày 10/12, vòng đàm phán thứ 16 của các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - do ...

Hằng Phạm (theo the Star Online)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Bài tarot hôm nay 27/4/2024: Điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang cản trở con đường đi tới thành công của bạn nhé!
Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định bóng đá, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam, 00h30 ngày 27/4 - Tứ kết U23 châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo U23 Iraq vs U23 Việt Nam tại vòng tứ kết U23 châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4.
Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Phim Lật mặt 7 là phim loại K: Bao nhiêu tuổi được xem phim Lật mặt 7?

Tôi được biết phim Lật mặt 7 là phim loại K, vậy thì phim loại K là phim gì và bao nhiêu tuổi mới được xem phim Lật mặt 7? ...
Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Burnley tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Bạn gái người mẫu Laura Celia Valk tâm sự về Jude Bellingham của Real Madrid

Truyền thông Anh cho biết, tiền vệ trẻ của Real Madrid đang nổi Jude Bellingham yêu người mẫu Hà Lan hơn 5 tuổi Laura Celia Valk.
Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động