Tạo động lực mới cho đô thị hóa bền vững trong APEC

Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững và phiên họp toàn thể Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) là hai cuộc họp trọng tâm trong chương trình làm việc ngày thứ 6 (14/5) của Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM 2) và các cuộc họp liên quan tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec ASCC: Gợi mở nhiều ý tưởng nâng cao sự năng động của APEC
tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec Kết thúc ngày làm việc thứ năm trong khuôn khổ SOM 2

Ngày 14/5 đã diễn ra các cuộc họp: Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hoá - Đối thoại APEC về Đô thị hoá Bền vững do Bộ Xây dựng chủ trì; Đối tác chính sách về khoa học công nghệ sáng tạo (PPSTI) - Hội thảo về Phụ nữ trong Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM); Họp Nhóm Adhoc về kinh tế mạng lần thứ 4 (AHSGIE); Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) do Bộ Công Thương chủ trì; Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) Phiên toàn thể do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và Đào tạo quản lý dự án.

Các cuộc họp, hội thảo, đối thoại đã thu hút sự tham gia của đông đảo chính khách, các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Cùng đối phó với thách thức của đô thị hóa

Phát biểu khai mạc Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong tương lai 35 năm nữa, đô thị hóa đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế thành viên APEC. Hiện đang có khoảng 1,8 tỷ dân số, khoảng 60% dân số khu vực sống trong đô thị, dự kiến sẽ đạt 77% vào năm 2050. Một số nền kinh tế sẽ đô thị hóa trên 80% trong khi các nền kinh tế khác đang đô thị hóa nhanh chóng. Có tới 14 trên 37 siêu đô thị nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu Quan hệ đối tác về phát triển bền vững đô thị trong Vùng APEC đã chỉ rõ Vùng APEC sẽ có nhiều đô thị hơn, đô thị lớn hơn và đô thị xám hơn.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 phát biểu tại Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

Xu thế đô thị hóa và vai trò gia tăng của đô thị hóa trong phát triển kinh tế xã hội là các vấn đề và thách thức to lớn đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý và phát triển đô thị. Vì vậy, cần phải có các chiến lược và giải pháp đa ngành và liên kết để hỗ trợ cho quá trình quản lý đô thị, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sáng tạo hướng tới phát triển bền vững và bao trùm. Việc tổ chức Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững chính là sự tiếp nối các sáng kiến từ Tuyên bố Bali (Indonesia) tới các hội nghị APEC tại Philippines, Trung Quốc và Peru.

“Tại Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững hôm nay, Việt Nam mong muốn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, chuyên gia của các nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế liên quan và đẩy mạnh hợp tác, tạo ra động lực mới cho quá trình đô thị hóa bền vững, phù hợp với các tiêu chí của các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, sau 30 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

“Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị - nông thôn...và các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao. Đây đang là một thách thức rất lớn cho tiến trình phát triển tiếp theo của Việt Nam nói riêng và tôi tin rằng đây cũng là những vấn đề chung đối với các nước đang phát triển trong khu vực APEC”, bà Linh cho hay.

Bà Linh mong muốn Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững sẽ tập trung vào các nội dung chính: Khuôn khổ thể chế, chính sách phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững; Liên kết vùng trong phát triển đô thị hướng tới sự bền vững; Phát triển nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, các mô hình phát triển năng lượng hiệu quả và tăng trưởng xanh. Thông qua kết quả Đối thoại, các khuyến nghị chính sách sẽ được xây dựng chặt chẽ từ các bài trình bày và thảo luận từ các nền kinh tế phát triển APEC.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC và các đại biểu dự Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát triển lao động chất lượng cao trong kỷ nguyên kỹ thuật số

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWWG) đã diễn ra Phiên toàn thể.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phát biểu tại Phiên toàn thể Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định, châu Á – Thái Bình Dương đã và đang là khu vực năng động với tốc độ phát triển nhanh chóng trong vòng nhiều thập kỷ qua. Khu vực này đang trở thành động lực tăng trưởng chủ chốt của nền kinh tế toàn cầu nhờ vào lực lượng lao động dồi dào có tay nghề cao, đi kèm với những khuôn khổ về thể chế chất lượng và sự hợp tác chặt chẽ giữa các nền kinh tế thành viên APEC.  

Nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở nên ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, giữa bối cảnh cả thế giới nói chung và khu vực nói riêng đang trải qua những thay đổi lớn trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Những ứng dụng trong thời đại công nghệ số, một mặt giúp nâng cao năng suất, xây dựng và phát triển những mô hình kinh doanh mới, những thị trường và cơ hội nghề nghiệp mới song cũng mang lại nhiều thách thức đối với các nền kinh tế và lực lượng lao động. Ví dụ, sự phân nhỏ trong quy trình chế tạo, một vài công việc truyền thống bị mất đi và làm tăng tính dễ bị tổn thương của một vài bộ phận lao động.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Chủ tọa Phiên toàn thể Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

“Chính vì lý do này, nhiệm vụ cấp bách của APEC là thúc đẩy hợp tác khu vực, kết hợp với nghiên cứu, đưa ra đánh giá kịp thời đối với những tác động của kỹ thuật số đối với phát triển nguồn nhân lực, dựa trên những giải pháp đã được đề xuất nhằm tăng cường khả năng thích nghi của lực lượng lao động trong kỷ nguyên số”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Cùng với đó, Đối thoại chính sách cấp cao về “Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số” là một diễn đàn nơi đại diện các chính phủ, các đối tác xã hội, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp, đại diện cho người lao động trao đổi quan điểm và đưa ra những sáng kiến nhằm đối phó với các thách thức và tận dụng được các cơ hội do kỹ thuật số và tự động hóa mang lại cho lao động việc làm cũng như đào tạo kỹ năng, các chính sách an sinh xã hội cho những nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh mới.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp kêu gọi Hội nghị về Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG) Phiên toàn thể sẽ tập trung thảo luận về khuôn khổ phát triển nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Nếu được thông qua, đây sẽ là văn kiện kết quả của Đối thoại chính sách cấp cao về “Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kỹ thuật số”, mang lại những đóng góp to lớn đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng những đầu việc chất lượng và tạo sự kết nối giữa người dân của các nền kinh tế APEC cũng như góp phần tạo ra một động lực mới trong việc xây dựng liên kết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện trong thế kỷ 21.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec
Toàn cảnh Phiên toàn thể Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), ngày 14/5. (Ảnh: Tuấn Anh)

Với chủ đề chính “Dịch chuyển nguồn lực APEC và Kế hoạch tương lai”, Phiên toàn thể  Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWWG) sẽ đề cập đến những vấn chính như Cách mạng Công nghệ 4.0 và hệ quả; Việc làm trong tương lai thời đại tự động hoá và chuyên môn hoá; Giáo dục đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các nền kinh tế mới…

Từ ngày 9 - 21/5, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) và các cuộc họp liên quan, Đối thoại chính sách cao cấp APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, Đối thoại nhiều bên về hợp tác APEC hướng tới năm 2020 và tương lai, và Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23).

Các hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu nửa chặng đường của Năm APEC Việt Nam 2017, và có vai trò then chốt trong việc triển khai các sáng kiến cụ thể hóa các ưu tiên của Năm APEC 2017, đồng thời định hướng việc chuẩn bị nội dung và các văn kiện sẽ được trình lên Lãnh đạo các nền kinh tế và các Bộ trưởng APEC thông qua vào tháng 11 tới tại thành phố Đà Nẵng.

Trong khuôn khổ SOM2 đã diễn ra phiên họp của Đối tác chính sách về khoa học công nghệ sáng tạo (PPSTI) - Hội thảo về Phụ nữ trong Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Hội thảo đã giới thiệu các câu chuyện thành công, triển vọng thực tiễn và cơ hội để phát triển chương trình STEM, đồng thời thảo luận về các góc nhìn để phát triển một môi trường STEM thuận lợi.

Hội thảo cũng thảo luận nhiều chủ đề quan trọng: Làm thế nào để xoá bỏ định kiến văn hoá chống lại phụ nữ ở STEM; Những thách thức chính đang cản trở việc thực hiện chương trình STEM trong khu vực cũng như đối với từng quốc gia; Nâng cao và đẩy mạnh của các biện pháp thể chế hỗ trợ phụ nữ trong khoa học và giáo dục đại học.

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec Hướng tới cộng đồng APEC năng động, hài hòa, phát triển bền vững

Quản lý môi trường bền vững, kết nối giáo dục và khởi nghiệp cũng như thúc đẩy di chuyển lao động là những mục tiêu ...

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec Tiếp tục ngày làm việc thứ năm trong khuôn khổ SOM 2

Ngày 13/5, các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM 2) APEC 2017 tiếp ...

tao dong luc moi cho do thi hoa ben vung trong apec APEC 2017 - Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Năm APEC 2017 có rất nhiều phiên họp, hội nghị, hội thảo, đối thoại bàn luận về vấn đề làm thế nào để phát triển ...

An Ngọc Anh

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các trường liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát toàn bộ các cơ sở giáo dục đang triển khai chương trình giáo dục tích hợp; liên kết giáo dục, đào tạo với nước ...
Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Không bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tôi nghe nói có thông tin đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. Vậy thông tin này có chính xác không? – Độc ...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Cách tắt quảng cáo sim trên iPhone nhanh chóng, hiệu quả

Trong quá trình sử dụng iPhone, việc nhận các thông báo quảng cáo sim khiến bạn cảm thấy phiền và khó chịu. Trong bài viết này sẽ mách bạn cách ...
Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Thông tin đội tuyển U23 Việt Nam trước VCK U23 châu Á 2024

Sau khi nhận nhiệm vụ ở U23 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ cùng các học trò bước vào thử thách ở VCK U23 châu Á 2024 diễn ra ...
NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

NSND Thu Hà 'trẻ mãi không già'

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối diễn đỉnh cao trong phim Trạm cứu hộ trái tim, NSND Thu Hà còn ghi điểm bởi nhan sắc điểm 10.
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp và học giả Mỹ.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động