APEC 2017 - Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Năm APEC 2017 có rất nhiều phiên họp, hội nghị, hội thảo, đối thoại bàn luận về vấn đề làm thế nào để phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa - đối tượng chiếm 97% tổng số lượng doanh nghiệp trong khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua Kết thúc ngày làm việc thứ tư trong khuôn khổ SOM 2
apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua Việt Nam mong muốn xây dựng tầm nhìn dài hạn cho khu vực

Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn Chủ tịch HĐQT - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bên lề Hội nghị Mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC (ASCC) ngày 12/5 tại Hà Nội. Hội nghị là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2) và các cuộc họp liên quan diễn ra từ 9 – 21/5.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Cấn Văn Lực về cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) thuộc khối APEC trong kỷ nguyên số, xin giới thiệu cùng độc giả.

Thưa ông, năm nay Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2017, đây có phải là cơ hội cho các MSME tận dụng để phát triển?

Tôi nghĩ rằng năm nay là một năm rất quan trọng với doanh nghiệp Việt Nam, cả trong nước và quốc tế.

Các Bộ, Ngành và Chính phủ tiếp tục hướng về doanh nghiệp thông qua việc thực hiện Nghị quyết 35 và Nghị quyết 19. Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp.

Năm nay, Việt Nam chủ trì Năm APEC 2017, trong đó có rất nhiều phiên họp, hội nghị, hội thảo, đối thoại bàn luận về vấn đề rất quan trọng là làm thế nào để phát triển MSME. Đây là bước kết nối quan trọng, cũng là một sáng kiến của Việt Nam đối với việc phát triển MSME - khối doanh nghiệp rất quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trong toàn khối APEC. MSME chiếm tới 97% tổng số lượng khối doanh nghiệp trong khối và đóng góp khoảng 65% việc làm, 30-40% xuất khẩu. Mặc dù có vai trò rất quan trọng nhưng thời gian vừa qua, các MSME gặp nhiều khó khăn như tiềm lực tài chính mỏng, công nghệ còn yếu, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập.

Việt Nam, với vai trò là chủ nhà Năm APEC 2017, đã đưa ra sáng kiến quan tâm hỗ trợ phát triển MSME. Sáng kiến này đã nhận được sự đồng thuận cao từ các nền kinh tế thành viên APEC.

apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua
TS. Cấn Văn Lực trả lời phỏng vấn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Như ông vừa nói, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các MSME gặp rất nhiều thách thức. Những thách thức đó là gì và các nền kinh tế thành viên cần làm gì để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp này?

Có bốn cơ hội rất quan trọng. Thứ nhất, khi tham gia vào các hợp tác đa phương như diễn đàn APEC là một ví dụ, các doanh nghiệp này có cơ hội để phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác, xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ hai, các doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi cung ứng của khu vực một cách tích cực và chủ động hơn. Đây là điểm mà Việt Nam làm chưa tốt trong thời gian vừa qua.

Thứ ba, trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với nền kinh tế số thì câu chuyện đặt ra là các MSME cần hợp tác với nhau nhiều hơn nữa, đặc biệt là liên kết với nhau để có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cũng như giảm thiểu thách thức.

Cuối cùng là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Đây vốn dĩ là một điểm chưa mạnh của các MSME thuộc các nền kinh tế thành viên APEC trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra còn là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Tôi lấy ví dụ như tại Hội nghị này, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quảng bá sản phẩm, hình ảnh của mình đối với lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trong khối.

Còn về thách thức, tôi nghĩ rằng có ba thách thức cơ bản. Thứ nhất, thách thức đối với khách quan bên ngoài hiện nay như chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy đang phát triển rất mạnh. Điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đối với đầu tư và thương mại của các nền kinh tế thành viên.

Thứ hai, chúng ta đang ở trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số diễn ra rất mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là MSME vốn có hạn chế nhất định về nguồn tài chính và nhân lực.

Thứ ba, nếu bây giờ, các MSME Việt Nam muốn tham gia các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong khối APEC thì rõ ràng phải tự mình vươn lên. Trong khi đó, năng lực của doanh nghiệp này về cơ bản còn yếu, đây là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta.

Liên quan đến nguồn nhân lực, MSME rất quan trọng nhưng về cơ bản còn khá bất cập, ở mức độ bị đánh giá là “có năng động hơn” nhưng về mặt bằng chung còn thấp hơn các doanh nghiệp lớn, hoặc các doanh nghiệp làm ăn lâu năm.

Tôi nghĩ đây là những thách thức mà Việt Nam cần tập trung để các nền kinh tế thành viên APEC cùng bàn thảo, hỗ trợ giúp MSME tận dụng những cơ hội, khắc phục khó khăn thách thức trong thời gian tới thì mới có thể phát triển cộng đồng doanh nghiệp toàn khối ở mức độ tốt hơn, thuận lợi hơn.

apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua
Toàn cảnh Hội nghị ASCC ngày 12/5 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông có kỳ vọng gì vào Năm APEC 2017 đối với doanh nghiệp SMEs?

Như tôi đã chia sẻ, có nhiều lợi ích mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các MSME nói riêng khi Việt Nam là nước chủ nhà của Năm APEC 2017.

Thứ nhất là cơ hội để học tập, chia sẻ với nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp. Thứ hai cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nghiên cứu, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của khu vực vốn dĩ Việt Nam tham gia chưa được nhiều trong thời gian vừa qua. Thứ ba, đây cũng lại là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Cuối cùng, là cơ hội để kết nối với đối tác, khách hàng, với cơ quan quản lý trong tương lai.

Sắp tới, khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, khâu quan trọng chính là phải kết nối. Kết nối giữa thế giới thực và thế giới ảo, kết nối các doanh nghiệp với nhau, kết nối giữa con người với nhau, kết nối giữa các cơ sở hạ tầng. Việc này rất quan trọng. Chính vì thế, Việt Nam đã đưa ra chủ đề và bốn ưu tiên của Năm APEC 2017, trong đó có hỗ trợ các MSME Việt Nam nói riêng và toàn khối nói chung.

Xin cảm ơn ông!

apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua SOM 2 APEC 2017: Định hướng tầm nhìn và mục tiêu của APEC

Ngày 12/5, ngày làm việc thứ tư trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2) và các cuộc ...

apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua Hướng tới kế hoạch hành động giáo dục bao trùm trong APEC

Chiều 11/5, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) trong năm APEC 2017, Nhóm công tác về phát ...

apec 2017 ket noi ho tro doanh nghiep sieu nho nho va vua Nhân lực khu vực APEC trước những thách thức trong kỷ nguyên số

Các nền kinh tế thành viên APEC đang đối mặt với những thách thức trong đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế ...

Dương Liễu - Phạm Hằng (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Phiên bản di động