Thành lập Tổng hội người Việt Bỉ: Hành trình nhiều gian nan

Sự ra đời của Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ (ngày 16/11) đã đáp ứng nguyện vọng của bà con Việt kiều muốn có một tổ chức chính thức để hoạt động tương thân, tương ái, cùng đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Theo Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu, đây là thành công to lớn khiến nhiều người mừng đến rơi nước mắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Phạm Sanh Châu phát biểu tại Lễ ra mắt Tổng hội người Việt Nam tại Vương quốc Bỉ.

Lần đầu tiên sau 40 năm Tổng hội người Việt mới được thành lập tại Bỉ, những nguyên nhân nào dẫn đến sự chậm trễ này, thưa ông?

Có thể nói, chủ trương thành lập Tổng hội đã được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chỉ đạo từ lâu bởi gần như ở các địa bàn Tây và Đông Âu đã hình thành được các Hội người Việt thống nhất. Riêng tại Bỉ, hơn 40 năm qua vẫn chưa thành lập được bởi có sự mâu thuẫn gay gắt giữa các bộ phận và nhóm người Việt khác nhau.

Thứ nhất là mâu thuẫn giữa những người chống đối và những người ủng hộ Chính phủ Việt Nam hiện nay.

Thứ hai là do cơ cấu đặc thù nước Bỉ gồm nhiều vùng khác nhau. Khi làm Đại sứ ở nước Bỉ, tôi có cảm giác làm Đại sứ ở ba nước Bỉ (nước Bỉ của chính quyền liên bang, ở đó thẩm quyền chủ yếu là ngoại giao và đối ngoại; nước Bỉ của những người nói tiếng Hà Lan, họ cũng có quốc hội và nhà nước riêng, họ cũng có thẩm quyền về đối ngoại được cử đại biện ở nước ngoài và nước Bỉ của những người nói tiếng Pháp). Mô hình nhà nước Liên bang Bỉ là một mô hình rất đặc biệt, gần như không có nơi nào có bởi liên bang Bỉ là liên bang duy nhất mà ở các vùng có quyền đối ngoại. Đặc quyền này đã ảnh hưởng tới tính cách của người Việt Nam tại các vùng của Bỉ vốn không có ngôn ngữ và tiếng nói chung.

Nguyên nhân thứ ba tạo nên sự không đoàn kết là do trước đây có một Hội người Việt Nam tại Bỉ đã thành lập rất lâu nhưng sau đó có sự chia rẽ rất lớn và còn tồn tại đến bây giờ. Trong hoàn cảnh như vậy mà ở Bỉ lại có tới 12-15 nhóm người Việt hoạt động riêng biệt. Nói chung, các nhóm này đều có sự hợp tác tốt với Đại sứ quán nhưng lại không muốn hợp tác với nhau do cái tôi trong họ quá lớn.

Vậy theo ông, những yếu tố nào đã hóa giải được mâu thuẫn này? Đại sứ quán Việt Nam có vai trò gì trong quá trình vận động thành lập Tổng hội?

Cá nhân tôi khi nhận nhiệm vụ Đại sứ tại Bỉ đã xác định đây là một trong những ưu tiên hàng đầu nhưng triển khai suốt 2 năm không thành công. Phải nói rằng, cán bộ phụ trách cộng đồng trước đây rất năng động nhưng lại chưa đủ tuổi "chín" để đi vận động với các Trưởng nhóm. Kể từ đầu năm 2013, chúng tôi có một cán bộ phụ trách cộng đồng mới, thâm niên cao, có cương vị, tên là Trần Kim Thâu. Dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán, anh Thâu đã bền bỉ đi gặp 12 vị Trưởng nhóm và thương thuyết suốt gần 1 năm qua. Tuy nhiên, trong thời gian ấy vẫn có ý kiến ủng hộ và ý kiến phản đối quyết liệt vì không muốn nhóm của mình hòa thành cái chung, quyền lực của họ với một nhóm người nhất định trở thành quyền chung.

Hiện có khoảng 13.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Tiêu chí hoạt động của Tổng hội là đoàn kết, lấy sức mạnh của tất cả hội viên để xây dựng hội chung, từ đó xây dựng tiếng nói chung của cộng đồng người Việt đối với nước sở tại.

Tại sao chúng tôi vẫn làm được? Thứ nhất là chúng tôi rất nỗ lực thuyết phục. Đã có hơn 10 cuộc gặp gỡ, 5 vòng họp kín diễn ra giữa các nhóm. Thứ hai là chúng tôi đã mời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng với cộng đồng đến để bàn bạc về việc thành lập, sau đó chỉ định 12 vị Trưởng nhóm vào Ban chấp hành lâm thời của Tổng hội. Đây là cuộc họp chốt và bước ngoặc để quyết định Thành lập Tổng hội. Điểm may thứ ba là năm nay kỷ niệm 40 năm ngoại giao Việt Nam tại Bỉ, động lực thúc đẩy cho việc ra đời một tổ chức cộng đồng thống nhất. Phải nói là chúng ta đã có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Hơn nữa, Đại sứ quán quyết tâm, cán bộ triển khai có nhiều kinh nghiệm và có thêm nhiều đối tượng tích cực xuất hiện ở cộng đồng, đặc biệt là những sinh viên học lâu năm ở đây.

Ông đánh giá như thế nào về sự ra đời của Tổng hội, những hoạt động gì đã diễn ra sau hai tháng qua?

Tôi đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với cộng đồng người Việt tại Bỉ, thể hiện tinh thần đoàn kết, khép lại quá khứ hướng đến tương lai. Tổng hội người Việt thành lập làm cho công tác thông tin của Đại sứ quán thuận lợi, kịp thời hơn. Tuy nhiên, khi quyết định thành lập, Tổng hội có tới 12 thành viên Ban chấp hành nhưng hiện tại chỉ còn 9 người tham gia.

Phải thấy rằng, chúng ta thành lập được rồi không có nghĩa “cuộc chơi” đã kết thúc, vẫn còn rất nhiều thách thức ở phía trước. Hiện Tổng hội đang cùng với Đại sứ quán chuẩn bị nhiều hoạt động hướng về cộng đồng, trước mắt là chuẩn bị tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Đây cũng là lần đầu tiên có một cái Tết chung của Tổng hội nên chắc hẳn sẽ rất đặc biệt.

Xin cảm ơn ông!

THUẬN VŨ (thực hiện)

Đọc thêm

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động