Thứ Bảy rồi, “Về nguồn” đi thôi!

Sinh hoạt ở đất nước có điều kiện kinh tế tốt; áp dụng phương pháp dạy học bài bản và được một số trường quốc tế đề nghị liên kết... Đọc tới đây, có lẽ khá nhiều người đã nghĩ rằng hoạt động dạy tiếng Việt của Hội người Việt Nam tại Pháp thuận lợi hơn rất nhiều so với những địa bàn khó khăn. Thế nhưng, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
thu bay roi ve nguon di thoi
Một buổi dạy tiếng Việt trong chương trình “Về nguồn”. (Nguồn: UGVF)

Hoạt động dạy tiếng Việt cho con em của các gia đình Việt kiều đã được hình thành từ những năm 1950. Khi đó, cộng đồng người Việt tại Pháp bắt đầu đông đảo và có cuộc sống ổn định. Những người con xa xứ mong muốn giữ gìn tiếng quê hương cho những thế hệ sau cũng như có những hoạt động văn nghệ truyền thống trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng và trước bạn bè Pháp.

Nhiều thế hệ Việt kiều từng tham gia các lớp học tiếng Việt của Hội Việt Nam tại Pháp đã trưởng thành. Đa số vẫn tiếp tục tham gia, gắn bó với các hoạt động của Hội và tiếp tục đưa con, cháu mình đến sinh hoạt.

Bài bản và hiệu quả

Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp ngày càng đông hơn và hoạt động dạy tiếng Việt cũng trở nên bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn. Hội người Việt Nam tại Pháp đã tiến hành in bộ giáo trình dạy tiếng Việt, cập nhật những phương pháp dạy cho nhiều lứa tuổi khác nhau...

Đặc biệt, Hội đã đổi tên cho hoạt động sinh hoạt thiếu nhi là “Về nguồn” để gửi tới cộng đồng người Việt thông điệp: Phụ huynh và các em sẽ đến với “Về nguồn” để học tiếng Việt, làm quen với văn hóa Việt Nam như hát, múa truyền thống, tập võ và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Cứ vào buổi chiều thứ Bảy hàng tuần, các em lại bước vào hành trình trở về nguồn cội với các âm thanh, hình ảnh và thầy cô giáo Việt Nam.

Hiện nay, “Về nguồn” có bốn lớp tiếng Việt với các trình độ khác nhau. Các em nhỏ ngay từ ba tuổi đã có thể đến làm quen với tiếng Việt. Các em lớn hơn được học phát âm, học đọc, học viết. Ngoài học tiếng Việt, các em sẽ học hát để luyện thanh và tăng tốc độ phát âm tiếng Việt. Bên cạnh đó, những buổi dạy múa lụa, múa nón lá hay làm đèn Trung Thu, đồ trang trí ngày Tết... cũng được tổ chức để các em có mỹ cảm về nghệ thuật truyền thống. Những bé có tố chất thể thao có thể chọn học võ. Vì vậy, mỗi em đều có hứng thú với môn học mà mình lựa chọn và càng có thêm mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của mình.

Phụ huynh Việt Nam tại Pháp rất đa dạng. Có những người mới sang xứ Lục Lăng và có những người đã ở đây hàng chục năm hay thậm chí thuộc thế hệ thứ hai của cộng đồng. Sự đa dạng đó được kết nối bằng điểm chung là họ đều mong muốn con em mình nói được tiếng Việt. Các bé từ 3-6 tuổi có thể phát âm chưa thật rõ nhưng đã quen với tiếng Việt và thích nghe những bài hát Việt Nam. “Sau các buổi “Về nguồn”, các bậc phụ huynh có thể bắt gặp những cảnh tượng rất đáng yêu khi con em ê a vài câu hát dân ca, nói đi nói lại một câu vừa được dạy hay múa võ cổ truyền Việt Nam. Đó chính là những niềm vui của các bậc phụ huynh khi phần nào được thấy lại tuổi thơ của mình”, chị Nguyễn Thị Gái, đại diện Ban Tổ chức chương trình “Về nguồn” chia sẻ.

Đợi chờ hỗ trợ từ trong nước

Các lớp học của “Về nguồn” được tổ chức vào chiều thứ Bảy hàng tuần, từ 14h đến 18h. Vì thế, các gia đình muốn con tham gia lớp học sẽ phải mất một buổi chiều để đưa đón bé. Tuy nhiên, cuộc sống của các gia đình Việt Nam hoặc Việt - Pháp ở Paris rất bận rộn. Có những vị phụ huynh phải làm việc cả ngày nên không thể đăng ký cho con học tiếng Việt. “Đó chính là khó khăn khách quan từ guồng quay cuộc sống xã hội mà cộng đồng người Việt nói chung và Hội nói riêng phải đối mặt”, anh Trần Bằng, đại diện Ban Chấp hành Hội người Việt Nam tại Pháp chia sẻ.

Pháp có hàng nghìn chương trình song ngữ tại các trường THCS và THPT cho bảy ngôn ngữ châu Âu và bốn ngôn ngữ châu Á (Ả rập, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam). Các chương trình này được tổ chức nhằm giúp học sinh được tiếp xúc và trau dồi một ngôn ngữ khác bên cạnh tiếng Pháp mẹ đẻ. Ngoài học tiếng (tối thiểu hai giờ mỗi tuần), nhà trường còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa để giúp học sinh hiểu biết thêm về đất nước có ngôn ngữ đó.

“Từ tháng 10/2015, Hội đã mở lớp tiếng Việt dành cho người lớn. Các lớp học này như những cánh cửa để người Pháp biết đến những hoạt động của Hội và hơn hết là văn hóa Việt Nam”.

Trần Bằng - Đại diện BCH Hội người Việt Nam tại Pháp

Tuy vậy, theo anh Trần Bằng, tiếng Việt mới chỉ được tổ chức dạy ở một số ít trường tại Pháp. Đối với nhóm trường quốc tế (khoảng 14 trường trên toàn nước Pháp), hiện nay chưa có trường nào dạy tiếng Việt. Cách đây ba năm, trường quốc tế Honoré de Balzac ở Paris đã ngỏ ý muốn tổ chức các lớp dạy tiếng Việt và văn học, lịch sử, địa lý Việt Nam. Nhà trường yêu cầu giáo viên tham gia chương trình này phải là người Việt Nam để đảm bảo chất lượng.

Hội người Việt Nam tại Pháp đã trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp về lời đề nghị này. Tuy nhiên cho đến nay, chương trình vẫn chưa triển khai vì không có giáo viên từ Việt Nam sang giảng dạy. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi nếu bị trì hoãn quá lâu, nhà trường sẽ thay thế tiếng Việt bằng một ngôn ngữ khác.

Vấn đề liên kết với các trường Pháp còn gặp khó về mặt pháp lý khi thiếu những văn bản chính thức mang tính quốc gia để ủy quyền cho Hội trong việc giảng dạy tiếng Việt. Các trường công lập của Pháp đều thuộc hệ thống hành chính và giáo dục chính thức cấp nhà nước. Vì thế, một hội đoàn không thể liên kết với họ nếu thiếu sự hỗ trợ mang tính chính thức của Bộ Giáo dục của cả hai nước.

Nguyễn Hoàng

Đọc thêm

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động