TIN LIÊN QUAN | |
Tượng Vàng Oscar - mỗi bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật | |
Hé lộ kịch bản đầy thú vị trong buổi lễ trao giải Oscar 2017 |
Sự kiện lễ trao giải Oscar luôn được chuẩn bị rất kỳ công, vì chương trình được phát sóng trực tiếp tới nhiều quốc gia nên đòi hỏi mọi thứ phải diễn ra tuyệt đối chính xác. Dù vậy, vẫn không tránh khỏi những lúc có sự việc hy hữu bất ngờ xảy đến, khiến ban tổ chức “trở tay không kịp”. Dưới đây là những sự việc khó quên nhất tại giải:
Tượng Vàng Oscar. (Nguồn: bestmovie.it) |
Oscar cấm… váy ngắn
Trong cuốn sách “How to Dress for Success” (Ăn vận để thành công - 1967), chuyên gia thiết kế phục trang diễn xuất - bà Edith Head - từng viết rằng: “Ngay cả những đôi chân đẹp nhất trông cũng sẽ đẹp hơn nếu cái đầu gối được che đi”.
Điều này cho thấy rõ sự “mất thiện cảm” của bà đối với cái… đầu gối. Trong lịch sử giải Oscar, Edith Head là một nhà thiết kế phục trang huyền thoại, bà được đề cử 35 lần và rinh về 8 giải.
Vì uy tín của bà, nên ban tổ chức lễ trao giải Oscar đã rất tin tưởng để bà đóng vai trò chuyên gia tư vấn quy tắc phục trang cho sự kiện hồi năm 1967. Ngay lập tức, bà Head đưa ra quyết định rằng sự kiện thảm đỏ năm ấy cấm váy ngắn. Đương nhiên, sẽ không có cái đầu gối nào lộ ra trước mắt bà.
Oscar gặp sự cố… khỏa thân
Tại lễ trao giải năm 1974, một người đàn ông có tên Robert Opel đã đi vào lịch sử của giải khi trở thành người duy nhất từng xuất hiện khỏa thân trên sân khấu. Opel hoàn toàn không liên quan gì tới sự kiện, chỉ là một người đàn ông thích… khỏa thân, bằng cách nào đó đã lọt được vào hậu trường và “lên sóng” một sự kiện được truyền hình rộng rãi.
Oscar không có MC
Sau mỗi lễ trao giải Oscar, truyền thông và công chúng đều dành ít nhiều sự quan tâm bình luận đối với MC của lễ trao giải, có người dẫn hay, người dẫn dở, nhưng khó tin nhất là khi Oscar… không có người dẫn nào. Trong lịch sử gần 90 năm trao giải Oscar, có 4 lần sự kiện diễn ra mà không có MC.
Lần đầu tiên xảy ra hiện tượng khó tin này là vào 3 kỳ trao giải liên tiếp (1969 - 1970 - 1971) khi người dẫn chương trình - nam diễn viên hài Bob Hope - đảm nhiệm vị trí MC của sự kiện trong suốt 4 năm liên tiếp và tạo thành một mẫu mực quá lớn cho người kế nhiệm. Vị trí MC đã bị bỏ trống trong 3 năm liên tiếp sau đó mới tìm được người thay thế. Sự việc này chỉ lặp lại thêm một lần nữa là vào năm 1989.
Oscar… đoạt giải Oscar
Trong lịch sử giải Oscar, chỉ có duy nhất một người tên là.. Oscar giành giải, đó là nhạc sĩ Oscar Hammerstein II. Ông từng hai lần giành giải Oscar ở hạng mục Bài hát trong phim hay nhất, với The Last Time I Saw Paris của phim Lady Be Good (1941) và It Might as Well Be Spring của phim State Fair (1945).
Nhạc sĩ Oscar Hammerstein II. (Nguồn: IB) |
Oscar bị cuỗm ngay trên bục nhận giải một cách… đường hoàng
Hồi năm 1938, nữ diễn viên Alice Brady thắng giải Nữ phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong Old Chicago, vì trước lễ trao giải, Brady bị vỡ mắt cá nên không thể tham dự sự kiện. Khi tên cô được xướng lên, một người đàn ông đã bước lên sân khấu và nhận giải thay cho Brady. Chỉ có điều sau giải thưởng, người đàn ông biến mất cùng với kỷ niệm chương Oscar.
Thời này, ở hạng mục phụ, người ta chỉ phát kỷ niệm chương, không phát tượng vàng. Sau đó, Brady khẳng định, cô không cử bất cứ người đại diện nào tới dự lễ trao giải. Ban tổ chức đã phải trao cho cô một kỷ niệm chương khác.
Phim không có lời thoại giành giải… Kịch bản xuất sắc nhất
Bộ phim The Red Balloon (Bóng bay đỏ - 1956) đã có một chiến thắng kỳ lạ khi phim hầu như không có lời thoại nào lại giành giải Oscar cho Kịch bản xuất sắc nhất. Phim chỉ có thời lượng 35 phút, vì vậy, đây được xem là một phim ngắn.
Một cảnh trong phim Bóng bay đỏ. (Nguồn: BI) |
Trước nay, hạng mục Kịch bản thường chỉ trao cho những phim dài. Đây là phim ngắn duy nhất trong lịch sử giải Oscar được đề cử ở một hạng mục vốn không dành cho mình một cách… ngoạn mục đến vậy.
Oscar danh giá bị từ chối
Có 3 người thắng giải Oscar từng từ chối nhận giải. Trường hợp đầu tiên là của biên kịch Dudley Nichols, ông từ chối giải Biên kịch xuất sắc nhất dành cho kịch bản phim The Informer, năm 1936, vì khi đó đang xảy ra mâu thuẫn giữa Hiệp hội Biên kịch và Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ.
Nam diễn viên Marlon Brando từng từ chối nhận giải Nam chính xuất sắc với vai diễn trong The Godfather (Bố già), năm 1972. Brando đã cử tới một người đại diện để thay mình từ chối nhận giải. Người này đã chuẩn bị sẵn một bài phát biểu dài… 15 trang viết về việc điện ảnh Hollywood chưa đánh giá đúng tầm vóc của thổ dân châu Mỹ.
Trước đó, nam diễn viên George C. Scott từng từ chối nhận giải Nam chính xuất sắc với vai diễn trong Patton vào năm 1970 vì cho rằng mỗi vai diễn đều có cái hay độc đáo riêng và không thể nào đem so sánh các vai diễn với nhau.
Người mất nhiều thời gian nhất để bước lên bục nhận giải
Nữ diễn viên Hattie McDaniel là người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành giải Oscar khi vào vai bà vú Mammy trong bộ phim “Cuốn theo chiều gió” (1939). Khi đến dự sự kiện lễ trao giải, thoạt tiên không ai ngờ rằng Hattie McDaniel sẽ giành giải.
Một cảnh trong phim Cuốn theo chiều gió. (Nguồn: BI) |
Trong khi toàn bộ dàn diễn viên và những thành phần chủ chốt của đoàn phim Cuốn theo chiều gió cùng nhau ngồi ở một bàn tiệc lớn thuộc vị trí trung tâm, thì nữ diễn viên phụ McDaniel ngồi khiêm tốn ở một bàn nhỏ tận mãi cuối phòng.
Vì vậy, khi tên người thắng giải ở hạng mục Nữ diễn viên phụ được xướng lên, McDaniel đã phải bước lên sân khấu từ tận cuối khán phòng.
Bị cấm dự giải Oscar
Ngay khi ủy ban trao giải Oscar biết về dự định đùa tếu của nam diễn viên người Anh Sasha Baron Cohen trên thảm đỏ, khi anh này định ăn vận giống như nhân vật chính trong phim The Dictator (2012), đại diện ban tổ chức đã lên tiếng cảnh báo rằng thảm đỏ Oscar không có chỗ cho những trò đùa thái quá.
Mặc dù vậy, Baron Cohen vẫn xuất hiện trong diện mạo kỳ quái, mang theo một bình đựng đầy bột và đem đổ lên người MC nổi tiếng Ryan Seacrest. Ngay lập tức, Baron Cohen đã bị hộ tống rời thảm đỏ.
Lần đầu tiên Oscar ra lệnh cấm chính thức là đối với nhà sản xuất phim Nicholas Chartier, khi ông này gửi email “vận động” tới những nhân vật có vai vế trong giới điện ảnh Hollywood, đề nghị họ ủng hộ cho phim của mình - The Hurt Locker (Chiến dịch Sói sa mạc - 2008) tại giải Oscar.
Sự biến động của tượng Oscar
Tượng vàng Oscar hiện nay cao 34cm, nặng 3,8kg, được làm từ hợp kim thiếc mạ vàng, gắn trên một đế kim loại màu đen. Nhưng không phải tượng Oscar lúc nào cũng có diện mạo như vậy.
Ảnh minh họa. (Nguồn: BI) |
Ngay trước Thế chiến II, đế tượng được làm bằng đá do bắt đầu khan hiếm kim loại. Còn trong Thế chiến II, tượng được làm bằng thạch cao. Chủ nhân của những bức tượng thạch cao có thể đem đổi lấy tượng vàng sau khi chiến tranh kết thúc.
Cho tới thập niên 1950, khi có một diễn viên nhí giành giải Oscar, cô bé/cậu bé đó sẽ được trao tượng nhỏ. Giờ đây, diễn viên nhí cũng được trao tượng to như của người lớn. Khi nghệ sĩ nói tiếng bụng người Mỹ Edgar Bergen nhận giải Oscar danh dự hồi năm 1938, ông đã được tặng tượng Oscar bằng gỗ với phần miệng có thể chuyển động.
Oscar 2017 sẽ trao giải như dự kiến? Chỉ còn hai tuần nữa sẽ diễn ra lễ trao giải Oscar 2017. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại lễ trao giải năm nay có ... |
Những tác phẩm điện ảnh làm nên tên tuổi Nicolas Cage Với hơn 50 bộ phim đã tham gia, tài tử điện ảnh Nicolas Cage đã trở thành một trong những nam diễn viên tài năng ... |
Oscar “đập tan” chỉ trích phân biệt Để xua tan những chỉ trích về tình trạng phân biệt của giải Oscar, ban tổ chức sự kiện đã mời thêm gần 700 thành ... |