Carl Pickhardt, nhà tâm lý học và tác giả của 15 cuốn sách cho các bậc cha mẹ nói rằng, một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ không muốn khám phá những điều mới lạ cũng như đối mặt với những thách thức bởi chúng sợ thất bại hoặc làm người khác thất vọng. Thực tế này có thể khiến chúng phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác trong cuộc sống và khó có thể thành công trong sự nghiệp.
“Kẻ thù của sự tự tin là chán nản và sợ hãi”, Carl Pickhardt nói. Vì vậy, cha mẹ phải khuyến khích và hỗ trợ con cái khi chúng đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn. Dưới đây là 12 lời khuyên của Carl Pickhardt cho việc nuôi dậy một đứa trẻ tự tin.
1. Đánh giá cao những nỗ lực của con
Khi con đang trưởng thành, hành trình quan trọng hơn là đích đến. Vì vậy, cho dù con bạn nỗ lực cho mục tiêu chiến thắng hoặc vô tình không đạt được mục tiêu thì hãy vẫn cứ hoan nghênh nỗ lực của con và động viên con không nên cảm thấy xấu hổ vì dù thế nào con cũng đã cố gắng. Hãy động viên con bạn kiên trì xây dựng niềm tin thay vì liên tục phấn đấu phải làm tốt mọi việc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
2. Khuyến khích luyện tập để xây dựng năng lực
Các bậc cha mẹ hãy khuyến khích con luyện tập trong bất cứ môn học hay công việc nào mà chúng đang quan tâm và không đặt quá nhiều áp lực lên chúng. Luyện tập sẽ giúp trẻ tự tin hơn và từ đó năng lực sẽ được cải thiện.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
3. Để tự con tìm ra vấn đề
Nếu cha mẹ làm thay con những công việc khó khăn thì con trẻ sẽ không bao giờ phát triển được khả năng hay giải quyết được vấn đề của mình trong cuộc sống. Sự giúp đỡ của cha mẹ có thể dập tắt sự tự tin của con. Việc con bạn được điểm B hoặc điểm C ở trường với chính năng lực của con còn tốt hơn việc con đạt được điểm A do sự hỗ trợ phần lớn của cha mẹ. Con đạt được điểm nào không quan trọng, miễn là con đã thực sự học được cách xử lý và giải quyết vấn đề của chính mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
4. Khuyến khích sự tò mò
Đôi lúc, những câu hỏi bất tận của con về những vấn đề trong cuộc sống có thể khiến cha mẹ mệt mỏi. Nhưng điều đó cần được khuyến khích. Ông Paul Harris (Đại học Harvard) chia sẻ, việc đặt câu hỏi chính là một hành động hữu ích cho sự phát triển của trẻ bởi vì điều đó có nghĩa rằng chúng nhận ra có nhiều điều mà chúng không biết và có những thế giới vô hình của tri thức chúng chưa bao giờ ghé thăm.
Khi trẻ bắt đầu đi học, những trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ luôn khuyến khích con họ đặt câu hỏi sẽ tỏ ra nổi trội hơn những bạn còn lại trong lớp vì chúng đã có được nhiều thông tin từ cha mẹ của mình. Chúng biết cách làm thế nào để học tốt và nhanh hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
5. Tạo cho con những thách thức mới
Hãy chỉ cho con bạn biết chúng có thể thực hiện và hoàn thành những mục tiêu nhỏ để đạt được một thành tựu lớn. Cha mẹ có thể nuôi dưỡng sự tự tin của con bằng cách tăng trách nhiệm của chúng trong cuộc sống.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
6. Không chỉ trích con cái
Sự chỉ trích của cha mẹ trước những nỗ lực của con có thể khiến chúng nản trí. Do vậy, đưa ra những phản hồi tích cực và gợi ý cho con là những việc nên làm. Quan trọng hơn cả, cha mẹ không nên nói với con rằng, chúng đã làm một công việc tồi tệ. Như vậy, con bạn sẽ luôn sợ thất bại vì chúng lo lắng điều đó sẽ khiến bạn giận hoặc thất vọng. Dần dần, con sẽ không dám thử sức với những điều mới. Lời chỉ trích của cha mẹ có thể làm giảm năng lực tự đánh giá và động lực phấn đấu của con.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
7. Sai lầm chính là bài học
Học hỏi từ những sai lầm có thể xây dựng sự tự tin. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi cha mẹ coi sai lầm của con như là cơ hội để chúng học hỏi và phát triển. Cha mẹ đừng quá bao bọc con mà hãy để chúng “vò đầu bứt tai” với những nhiệm vụ của mình.
Nếu con thất bại, cha mẹ hãy giúp con hiểu rằng, chúng có thể làm tốt hơn với những cách tiếp cận tốt hơn vào một lần thử sức khác. Cha mẹ nên coi những khoảng khắc con bối rối trước những thất bại của mình là cơ hội để dạy con không sợ hãi trước thất bại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
8. Cho con cơ hội trải nghiệm
Cha mẹ có trách nhiệm tạo ra cho con nhiều cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm với cuộc sống để con phát triển sự tự tin trong việc đối mặt với một thế giới rộng lớn ở phía trước. Cho con tiếp xúc với những điều mới lạ để dạy con rằng, dù mọi thứ có đáng sợ và khó khăn tới mức nào, chúng đều có thể chinh phục được.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
9. Trao cho con kiến thức của mình
Trong mắt con, cha mẹ chính là “người hùng” trong cuộc sống, ít nhất cho tới khi chúng trở thành một thiếu niên. Hãy sử dụng quyền lực của “người hùng” ấy để dạy cho con cách tư duy, hành động và nói năng, hãy làm mẫu và ví dụ để con làm theo và nhớ lâu. Khi con cái nhìn thấy cha mẹ thành công, chúng sẽ cảm thấy tự tin rằng, chúng có thể làm tương tự.
10. Hãy khen ngợi khi con gặp khó khăn
Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng mà tồn tại nhiều khó khăn, vì vậy con phải học cách đối mặt với điều đó. Khi con gặp phải những khó khăn, cha mẹ nên chỉ cho con thấy rằng việc chịu đựng những khó khăn, thách thức sẽ tăng sức bền và năng lực chịu đựng khó khăn của con. Điều quan trọng, cha mẹ phải nhắc nhở con rằng trên mọi con đường dẫn tới thành công luôn tồn tại những chông gai, thách thức và không thể thiếu vắng những thất bại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
11. Đề cao lòng dũng cảm
Nếu con bạn quyết định đi ra khỏi đội bóng rổ và thử sức với trò chơi tàu lượn siêu tốc, thay vì trách móc, cha mẹ nên khen ngợi và khuyến khích con khi con quyết định thử sức với những điều mới lạ. Hãy dành cho con những lời động viên đơn giản như: “Con hãy dũng cảm để trải nghiệm nó!”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Flickr) |
12. Hoan nghênh sự hứng thú trong học tập
Con cái tìm đến cha mẹ khi chúng băn khoăn phải làm thế nào để đương đầu với mọi thứ. Khi đó, hãy hướng con bạn học hỏi những điều mới lạ, chúng sẽ rất phấn khích với những công việc đó. Học là một công việc vất vả nhưng nếu khi hoàn thành thì sẽ tạo sự tự tin để con học hỏi nhiều hơn. Vì vậy, hãy chào mừng tinh thần sẵn sàng tiến bước của con!