12 bức chân dung Bộ trưởng Ngoại giao: Chuyện kể sau những cành cọ

TGVN. Lần đầu tiên công chúng nói chung và các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao nói riêng được tham dự một sự kiện đặc biệt: Triển lãm tranh chân dung 12 vị Bộ trưởng qua các thời kỳ. Bản thân những bức chân dung có ngôn ngữ riêng của nó, và 6 họa sỹ tham gia triển lãm cũng có những câu chuyện thú vị của riêng mình trong hành trình sáng tác nên 12 tác phẩm đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Siêu phẩm hội họa nằm gọn trong lòng bàn tay
Kiên Henri và nỗi niềm nghệ thuật vì trẻ thơ
12 buc chan dung bo truong ngoai giao chuyen chua ke sau nhung canh co
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khai trương Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao và Bộ tranh chân dung 12 Bộ trưởng Ngoại giao qua các thời kỳ, ngày 27/8 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những vị khách quý tham dự Lễ khai trương Nhà truyền thống và Bộ tranh chân dung các Bộ trưởng Ngoại giao ngày 27/8 nhân kỷ niệm 75 thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020) đã trải qua một cảm xúc hết sức đặc biệt. Đó là khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dừng bước bên bộ tranh chân dung các Bộ trưởng Ngoại giao qua các thời kỳ được trưng bày tại đây.

Sự sống động của bộ tranh khiến người ta có cảm giác các vị Bộ trưởng tiền nhiệm như đang hòa cùng niềm vui 75 năm thành lập Ngành. Để có được khoảnh khắc tuyệt vời ấy, với những tác phẩm đặc biệt được thể hiện qua từng nét vẽ chỉn chu và tài hoa, một nhóm họa sỹ đã nghiên cứu, tìm tòi tư liệu và sáng tác trong suốt 3 năm cùng cả một quá trình chuẩn bị dài hơi của các đơn vị hữu quan cả trước và trong khi triển khai dự án.

Nói như ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), "đây là hành trình dài, ngoài công lao sáng tác của các họa sỹ còn có sự đóng góp của nhiều cán bộ khác nhau, có những người vẫn còn làm việc ở Vụ, cũng có người chuyển sang cương vị khác, chẳng hạn như một trong những người đầu tiên triển khai ý tưởng này là Đại sứ Phạm Sanh Châu khi ông đảm nhận cương vị Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Vụ. Các cán bộ của Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO nói riêng và các cán bộ, nhân viên của Bộ Ngoại giao nói chung đều hiểu rõ giá trị lịch sử cũng như văn hóa của bộ tranh này".

Là người có hứng thú với thế giới hội họa, tôi có cơ hội được tiếp cận các họa sỹ tham gia dự án Triển lãm tranh chân dung 12 vị Bộ trưởng Ngoại giao từ khá sớm. Đó chính là lý do khiến tôi có được những cuộc trò chuyện tưởng như không hồi kết cùng nhóm họa sỹ về hành trình xây dựng ý tưởng và sáng tác.

Trăn trở về thần thái các bức chân dung

Vừa chỉnh lại vị trí cho bức chân dung cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám (1904-1995) và cố Bộ trưởng Phạm Văn Đồng (1906-2000) của mình tại khu vực Triển lãm, họa sỹ Lê Thế Anh chia sẻ: “Tôi cần đặc biệt cảm ơn gia đình cả hai cụ khi đã dành thời gian để kể cho tôi nghe những câu chuyện vô cùng sống động về các nhân vật của mình”.

Anh giải thích: “Khi tìm hiểu về cụ Hoàng Minh Giám, tôi đã suy nghĩ nhiều về những vai trò mà cụ từng đảm nhận. Cụ vừa công tác ở Bộ Ngoại giao, nhưng lại từng làm ở Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), nhưng trên hết, cụ còn là một nhà giáo người Hà Nội gốc. Vậy làm sao để thể hiện được những tinh thần ấy trong bức chân dung - một nhà ngoại giao, một nhà nhà văn hóa, một nhà giáo?

Cuối cùng, tôi chọn vừa tập trung mô tả thần thái của cụ, nhưng cũng không quên bố trí không gian xung quanh bao gồm cả giá sách và quả địa cầu bởi những đạo cụ này mang giá trị quan trọng trong việc thể hiện tính cách và nghề nghiệp của nhân vật trong tranh. Có một điều tôi đã sửa theo góp ý của con trai cụ, đó là đôi bàn tay của một nhà giáo: nhỏ, dài, thư sinh trong gam nâu trầm để ra chất Hà Nội xưa”.

12 buc chan dung bo truong ngoai giao chuyen chua ke sau nhung canh co
Họa sỹ Lê Thế Anh bên chân dung cụ Hoàng Minh Giám và cụ Phạm Văn Đồng. (Ảnh: BTC)

Còn trong tranh vẽ cụ Phạm Văn Đồng, họa sỹ Thế Anh xác định vẽ cụ vào khoảng năm 1954, khi cụ đang gánh vác những trọng trách trong giai đoạn lịch sử đặc biệt. “Tôi có vẽ cụ bên bàn làm việc với nhiều chi tiết như điện thoại, bàn giấy, bản đồ. Nhưng thực ra tôi thích nhất chi tiết hình ảnh chén hoa hồng gốm Lái Thiêu. Vì cụ Đồng là người miền Nam nhưng làm việc ở Hà Nội, và tôi biết cụ dành nhiều thương nhớ cho miền Nam.

Khi đọc nhiều sách về cụ, tôi biết thêm rằng cụ là người có lối sống vô cùng giản dị và khát vọng lớn nhất của cụ chính là Bắc - Nam sum họp một nhà. Với một nhân vật mang nhiều nỗi niềm, đối diện với nhiều văn bản quyết định quan trọng như vậy, tôi quyết định vẽ cụ đang cầm bút bên những tập bản thảo”, anh nói.

Kỹ thuật trong cả hai bức tranh của họa sỹ Lê Thế Anh là kỹ thuật vẽ láng (nhiều lớp). Ban đầu, anh vẽ đen trắng để cân đối hình và bố cục và sau đó mới chồng màu, láng màu… hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi tác phẩm trở nên hoàn hảo.

Được giao khắc họa chân dung cố Bộ trưởng Ung Văn Khiêm (1910-1991) và người phụ nữ duy nhất trong nhóm các Bộ trưởng Ngoại giao - bà Nguyễn Thị Bình, họa sỹ Nguyễn Văn Cường khá hồi hộp. Anh cho biết: “Bà Nguyễn Thị Bình năm nay cũng đã ngoài 90 tuổi và do sức khỏe của bà yếu nên tôi không thể tiếp xúc được. Tuy nhiên, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ để hoàn thành hai bức chân dung này".

Có lẽ nhờ đó, cả hai bức không chỉ toát lên thần thái của những nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm mà với riêng bà Nguyễn Thị Bình còn cần toát lên sự duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Hai tác phẩm đã được các thành viên của Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao.

12 buc chan dung bo truong ngoai giao chuyen chua ke sau nhung canh co
Họa sỹ Nguyễn Văn Cường bên bức chân dung của bà Nguyễn Thị Bình. (Nguồn: BTC)

Trò chuyện cùng lịch sử

Với một họa sỹ có kinh nghiệm vẽ chân dung Bác Hồ, đặc biệt là vẽ các mẫu tiền cho Ngân hàng Nhà nước như Nguyễn Hải Kiên thì có lẽ nhiệm vụ vẽ cố Bộ trưởng Xuân Thủy (1912-1985) và cố Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh (1910-1985) không phải là quá khó khăn - dù hai cụ đã mất từ lâu. Tuy nhiên, từ nguồn tư liệu gồm sách và ảnh do Bộ Ngoại giao cung cấp, anh đã phải bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, đọc các tư liệu để hiểu hơn về hai nhân vật của mình.

Anh nói: “Tôi không có cơ hội tiếp xúc với các thành viên trong gia đình nhân vật như các họa sỹ khác trong dự án này. Việc tự tìm hiểu về hai vị Bộ trưởng và biến thành tác phẩm chân dung có màu không phải là điều dễ dàng".

Cuối cùng, Hải Kiên đã hài lòng với hai bức chân dung trông tưởng như rất đơn giản do không đưa nhiều họa tiết và tông nâu bình dị, nhưng toát lên sự cương quyết mà tràn đầy cảm xúc đến sống động về nhân vật của mình.

Cùng tham gia dự án, họa sỹ Tô Minh Trang được giao đảm nhiệm hai bức chân dung cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) và nguyên Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Anh cho biết: “Tôi cảm thấy rất vinh dự và mong có thể đem hết khả năng hội họa của mình để góp phần hoàn thành dự án giá trị này. Ngay từ đầu, tôi đã xác định lựa chọn ngôn ngữ nghệ thuật hàn lâm, theo bút pháp cổ điển để thể hiện tác phẩm của mình”.

“Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không còn nữa nên tôi phải trải qua nhiều cuộc tiếp xúc với gia đình, xin các ảnh tư liệu (toàn bộ là ảnh đen trắng) để nghiên cứu và thể hiện chân dung màu hội họa. Tôi may mắn khi được gặp anh Thiết - con trai của cụ Nguyễn Cơ Thạch để trò chuyện, tìm nét, nghiên cứu màu mắt, màu da… của anh nhằm tìm chất liệu cho tác phẩm”, Tô Minh Trang chia sẻ.

“Lần đầu tiếp xúc với một gia đình có truyền thống làm ngoại giao, qua những cuộc trò chuyện với gia đình về cố Bộ trưởng, tôi thấu hiểu hơn sự vất vả, gian truân của những người làm công việc này, để có được vị thế của Việt Nam ngày hôm nay. Tôi muốn thổi vào tranh chất ngoại giao, chất chính khách, nhưng lại tò mò về những khoảnh khắc nghỉ ngơi của vị Bộ trưởng sẽ ra sao khi lịch làm việc của ông dày đặc đến vậy?”, họa sỹ Minh Trang cho biết.

Cuối cùng, anh chọn khắc họa lại khoảnh khắc ông Nguyễn Cơ Thạch trong giờ nghỉ bên lề một hội nghị ở Italy. “Trong khoảnh khắc ấy, trông ông thật nhẹ nhàng, cái cười rất nhẹ mà quý hóa vô cùng. Đó là phút “thả lỏng” của một nhà ngoại giao nhưng lại toát lên sự vất vả sau một cuộc đấu trí trên bàn đối ngoại. Vì vậy khi xây dựng tác phẩm, ngoài việc vẽ giống thật, ánh mắt làn da, tôi muốn lột tả tâm hồn nhân vật", tay cọ dày kinh nghiệm tâm sự.

Về bức chân dung Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, họa sỹ Tô Minh Trang chia sẻ: “Năm nay cụ đã ngoài 90 tuổi, nhưng tôi lại được giao vẽ chân dung khi cụ còn đang công tác. Đó là một thách thức. Sự chênh lệch vài chục tuổi khiến yếu tố giải phẫu học đã thay đổi rất nhiều, cần có sự xử lý chuyên môn tốt. Mặc dù vậy, tôi nhận thấy, tuổi tác, năm tháng có thể khiến sức khỏe của cụ thay đổi, nhưng tinh thần, trí tuệ, cốt cách thì sẽ còn mãi. Sự khoan thai, bản lĩnh và phong thái của một nhà ngoại giao kỳ cựu là không bao giờ thay đổi”.

“Tôi vẽ xong hai bức chân dung từ sớm và trưng ở nhà. Hôm tôi mang hai tác phẩm này tới Triển lãm, cháu gái tôi (mới 10 tuổi) bảo: “Cháu cứ thấy nhà mình trống trải vì 2 ông “ngồi” ở nhà mình bao nhiêu lâu nay”. Sự sống động của hai bức chân dung và việc tôi thường “đối thoại” với các ông khiến những người thân trong gia đình tôi có cảm giác sự xuất hiện của hai ông trong gia đình giống như một thực thể sống động. Đấy cũng là niềm hạnh phúc của người họa sỹ”.

Còn với họa sỹ Bùi Văn Tuất, người được giao thể hiện chân dung nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên và nguyên Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm, anh cho rằng mình may mắn khi có thể đến gặp gỡ, chuyện trò để ghi nhận thần thái của các nhân vật.

“Tôi đến nhà các bác chơi, được nghe hai nhân vật của mình chia sẻ nhiều câu chuyện về cuộc sống. Nếu như ấn tượng ở bác Nguyễn Dy Niên (năm nay 80 tuổi) là sự hoạt bát và vui vẻ, khiến tôi quyết định khắc họa chân dung khi bác khoảng 40 tuổi thì sự bình dị, thân mật có được sau những cuộc trò chuyện với bác Phạm Gia Khiêm như tiếp thêm cho tôi những cảm xúc cho tác phẩm. Những cảm nhận có được từ hai nhân vật khiến tôi quyết định sẽ không khắc họa điều gì quá phức tạp mà tập trung thể hiện tính cách, thần thái trên phông nền dung dị nhất", Bùi Văn Tuấn chia sẻ.

Có thể nói, 12 bức chân dung - 12 phong cách vẽ - 12 bút pháp… đã thể hiện xuất sắc thần thái của 12 nhân vật đặc biệt. Các kỹ thuật từ vẽ ướt trên ướt, ướt trên khô hay vẽ láng, vẽ day, hay thậm chí là sơn “sống” trực tiếp… đã mang lại sự phong phú đến bất ngờ và tính hội họa cao nhất cho loạt tác phẩm. Đúng như chia sẻ của bà Đào Thị Liên Hương - Tổng Thư ký Liên đoàn các Hiệp hội Giáo dục và Ngôn ngữ Thế giới, “Sự xuất hiện của bộ tranh không chỉ có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với Bộ Ngoại giao khi nhắc nhở các thế hệ cán bộ ngoại giao hậu bối về công lao gây dựng vị thế đất nước của các vị tiền bối, mà còn phù hợp với xu hướng đưa các tác phẩm nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng vào trưng bày tại không gian chung của các cơ quan Nhà nước”.

Người tình ngọt ngào của Picasso - bí mật bức họa được danh họa giữ riêng tới khi qua đời

Người tình ngọt ngào của Picasso - bí mật bức họa được danh họa giữ riêng tới khi qua đời

TGVN. Một bức phác họa chân dung chưa được biết tới trước đây của danh họa Picasso sắp được đem ra đấu giá. Bức vẽ ...

Bức tranh vẽ đống rơm của danh họa Monet xác lập kỷ lục mới

Bức tranh vẽ đống rơm của danh họa Monet xác lập kỷ lục mới

Bức “Meules” nằm trong bộ tranh “Haystacks” (Những đống rơm) của danh họa người Pháp Claude Monet (1840 - 1926) vừa được bán ra với giá ...

Tranh hoa sen ở sân bay Nội Bài đoạt huy chương Vàng Thiết kế quốc tế

Tranh hoa sen ở sân bay Nội Bài đoạt huy chương Vàng Thiết kế quốc tế

Ngày 18/4, Ban Tổ chức Cuộc thi Thiết kế Quốc tế A’Design Awards & Competition có trụ sở tại TP Como, miền Bắc Italy đã ...

Minh Hòa

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động