TIN LIÊN QUAN | |
Khi cơ thể yếu, con người dễ bị môi trường tấn công | |
Mối nguy hiểm chết người do ô nhiễm không khí |
Theo báo cáo trên, 130 thành phố của 23 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã vi phạm các qui định về chất lượng không khí của EU. Báo cáo của EC một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình trạng "dậm chân tại chỗ" trong xây dựng các tiêu chuẩn quy định đáp ứng mức trần theo luật châu Âu của các nước thành viên EU.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Pixabay) |
Năm 2008, EU đã đưa ra một chỉ thị về chất lượng không khí và yêu cầu các nước thành viên đến năm 2020 phải giảm tỉ lệ hạt mịn trong không khí xuống còn 20% so với mức của năm 2010. Chỉ thị của EU cũng đưa ra quy định mức trần chất phát thải quốc gia đối với một số chỉ tiêu như hạt mịn và khí thải Oxit Nitơ (NOx). Hiện nay, một bản dự thảo sửa đổi của chỉ thị này đang được Hội đồng Bộ trưởng và Nghị viện châu Âu xem xét.
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy giảm tuổi thọ của một bộ phận người dân sinh sống tại các đô thị châu Âu, trong đó giao thông được cho là tác nhân chính. Năm 2013, trên toàn châu Âu, khí thải NOx - chủ yếu sinh ra do các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, được cho là đã gây ra 68.000 trường hợp tử vong sớm.
Chất ozone (O3) cũng góp phần cướp đi sinh mạng của 16.000 người, và các hạt vật chất đặc biệt (PM 2.5) được cho là nguyên nhân làm 436.000 người chết cũng trong năm 2013. Các hạt PM 2.5, những dạng hạt bụi nhỏ và tro bụi được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, có thể chui sâu vào phổi và đi đến các mạch máu của con người.
Trong 2 năm qua, EC đã đưa ra hành động pháp lý nhằm vào 12 nước thành viên EU không tuân thủ chuẩn chất lượng không khí đối với khí thải NOx. Theo đó, Áo, Bỉ, Séc, Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Hungari, Italy, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Anh có thể phải đối mặt với các khoản phạt do vi phạm tiêu chuẩn chất lượng không khí. Tại Tòa án tối cao, các nhà hoạt động môi trường của Anh đã thắng kiện chính phủ nước này vì không tôn trọng các quy định giới hạn của EU. Các vụ kiện tương tự có vẻ đang được chờ đợi ở khắp các nước EU.
Ngoài ra, EC cũng đã công bố các hành vi vi phạm khác đối với mức trần về hạt PM10 (kích cỡ lớn hơn hạt PM2.5). Hiện nhiều nước cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện do vi phạm tiêu chuẩn môi trường châu Âu về khí thải. Năm 2015, Bulgaria và Ba Lan đã bị đưa ra Tòa án Tư pháp EU do vi phạm các qui định của EU về mức trần ô nhiễm.
Theo Ủy viên phụ trách môi trường EU, ông Karmenu Vella, việc thực hiện nghiêm túc các luật về môi trường của EU có thể tiết kiệm cho nền kinh tế châu lục số tiền lên tới 50 tỉ Euro mỗi năm do giảm được các chi phí chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng như các chi phí trực tiếp khác dành cho việc xử lý các hậu quả về môi trường.
Biến đổi môi trường là thách thức cho phát triển bền vững Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đã và đang thách thức lớn cho phát triển bền ... |
Bắc Kinh tăng cường biện pháp giảm ô nhiễm không khí Chính quyền thành phố Bắc Kinh đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm đối phó với hiện tượng khói mù dày đặc sau ... |
Italy: Thủ đô Rome cấm ô tô và xe máy trong ngày 11/12 Chính quyền thủ đô Rome của Italy vừa ban hành lệnh cấm ô tô và xe máy, ngoại trừ các loại xe thân thiện với ... |