40 năm và những bước chuyển về chất

Việt Nam đã tạo được dấu ấn trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách của Liên hợp quốc (LHQ), có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các thỏa thuận toàn cầu lớn trong khuôn khổ LHQ. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trong trả lời phỏng vấn báo TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung buoc chuyen ve chat Infographic: 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
nhung buoc chuyen ve chat Lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Geneva

Thứ trưởng đánh giá thế nào về đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) trong 40 năm qua? Theo ông, đâu là bước ngoặt quan trọng nhất?

Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của LHQ ngay từ những ngày đầu lập nước, thể hiện rõ qua bức điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Đại hội đồng LHQ ngày 14/1/1946. Do hoàn cảnh lịch sử, đến ngày 20/9/1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên LHQ. Tuy nhiên, bằng cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Việt Nam đã đóng góp to lớn vào việc hiện thực hóa các mục tiêu và lý tưởng cao cả của LHQ là hòa bình, độc lập chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

nhung buoc chuyen ve chat
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung.

Từ khi trở thành thành viên LHQ, Việt Nam đã tham gia ngày càng sâu rộng, có những đóng góp thực chất vào các hoạt động của LHQ, trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm, đối tác quan trọng của LHQ và các nước thành viên. Có thể tóm tắt sự tham gia đóng góp của Việt Nam trên ba mảng vấn đề sau:

Một là, Việt Nam luôn đi đầu thúc đẩy cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tôn trọng chủ quyền, bình đẳng giữa các quốc gia; bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế; chống chiến tranh xâm lược, chống chạy đua vũ trang, ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để. Việt Nam tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi các hiệp ước, công ước của LHQ, nền tảng của hệ thống luật pháp quốc tế hiện hành; đồng thời cùng bạn bè, các nước đang phát triển tích cực thúc đẩy quá trình xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.

Hai là, với thế và lực mới, Việt Nam đang ngày càng tích cực tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của LHQ, như cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ; tạo được một số dấu ấn trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách của LHQ, điển hình là việc thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đi đầu trong việc thực hiện Sáng kiến “Thống nhất hành động” của LHQ. Việt Nam cũng có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện các thỏa thuận toàn cầu lớn trong khuôn khổ LHQ, đặc biệt là Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của LHQ về ứng phó với El Nino và La Nina.

Ba là, Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Bảo an (HĐBA, 2008-2009), Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998-2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014-2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015 - 2019), Ủy ban luật pháp quốc tế (2017-2021)… ; qua đó đóng góp tích cực vào công việc của các cơ chế này, đề xuất nhiều sáng kiến vừa là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam vừa thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Những nỗ lực và đóng góp trên đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thể hiện qua việc Việt Nam luôn được bầu với số phiếu cao khi ứng cử vào các cơ quan của LHQ.

Từ khi Việt Nam gia nhập LHQ năm 1977, có hai bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến về chất trong quan hệ Việt Nam - LHQ.

Bước ngoặt thứ nhất là cuối những năm 1980 và đầu 1990, khi bắt đầu sự nghiệp Đổi mới, Việt Nam đã thành công, đạt được giải pháp hòa bình đối với vấn đề Campuchia trong khuôn khổ LHQ, qua đó góp phần phá thế bao vây, cấm vận, mở ra thời kỳ mới trong việc triển khai chính sách toàn diện của Việt nam với LHQ nói riêng và chính sách đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế nói chung.

Bước ngoặt thứ hai đánh dấu sự thay đổi về chất trong quan hệ với LHQ cũng như đối ngoại đa phương của Việt Nam. Đó là khi Việt Nam trúng cử với số phiếu cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009.  Nếu như việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở đầu sự hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, việc ta trúng cử và hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA chứng tỏ nền Ngoại giao Việt Nam có bước trưởng thành mới, có khả năng tham gia, đóng góp thực chất nhằm giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh của thế giới với nhiều khía cạnh chính trị phức tạp. 

Để ứng cử vào HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, theo Thứ trưởng,  Việt Nam có thuận lợi gì? Nếu trúng cử, Việt Nam sẽ đóng góp như thế nào đối với công việc của HĐBA?

Trên cơ sở kinh nghiệm vận động vào HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009, tôi thấy Việt Nam có một số thuận lợi cơ bản khi ứng cử vào HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.

Một là, qua hơn 30 năm Đổi mới toàn diện, thế và lực của Việt Nam ngày càng tăng, quan hệ đối ngoại phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 26 nước, trong đó có tất cả năm nước ủy viên thường trực HĐBA và hầu hết các nước chủ chốt trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế được các nước ghi nhận. Nhiều nước, nhất là các nước lớn và đối tác quan trọng, đánh giá cao vai trò và đóng góp thực chất, xây dựng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, mong muốn Việt Nam tiếp tục tham gia và đóng góp sâu rộng hơn vào các vấn đề quan trọng về hòa bình, an ninh quốc tế.

Ba là, quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn đề được thảo luận tại HĐBA cơ bản phù hợp với quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực, sáng kiến giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng, chống cường quyền, áp đặt, chống chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, đề cao đối thoại và hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay. Đây chính là cơ sở để các nước tin tưởng bầu chọn cho Việt Nam.

Bốn là, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc vận động, chuẩn bị và đảm nhiệm thành công cương vị thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, thành viên HĐNQ LHQ (2014-2016), ECOSOC (2018-2020), Chủ tịch APEC (2017), ASEAN...

Tuy nhiên, công tác vận động vào HĐBA cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Thách thức lớn nhất là cạnh tranh giữa các nước cùng ứng cử vào HĐBA rất cao.

Để đảm đương tốt vai trò thành viên của HĐBA, Việt Nam sẽ cùng các nước  đề cao các tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc của Hiến chương LHQ, thúc đẩy hợp tác và đối thoại nhằm ngăn ngừa, giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giải trừ quân bị. Nhận thức rõ trách nhiệm đối với hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia sâu rộng vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở châu Phi; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của một quốc gia đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề tái thiết và xây dựng sau chiến tranh…

Hiện nay nhiều người cho rằng viện trợ của LHQ cho Việt Nam không đáng kể về số lượng so với các đối tác phát triển khác và không còn giữ được vai trò. Ông nghĩ sao về những nhận xét này?

 Khi nói về vai trò của hệ thống phát triển LHQ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam, ta cần đánh giá cả quá trình hợp tác trong 40 năm qua để có một bức tranh tổng thể đầy đủ. 

Tôi vẫn nhớ sau năm 1975, đất nước gặp nhiều khó khăn, phải khắc phục hậu quả chiến tranh trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận, nguồn viện trợ quý báu và kịp thời của LHQ đã đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương thực, giáo dục, y tế, chăm sóc,  bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tạo cơ sở quan trọng về nâng cao năng lực thể chế, khoa học kỹ thuật. Ví dụ, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khi đó đã hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam và gần như là cánh cửa duy nhất để Việt Nam tiếp cận với công nghệ hiện đại, ngoài nguồn hỗ trợ từ Liên Xô và khối các nước Xã hội chủ nghĩa. Những năm sau này, LHQ đã hỗ trợ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quan trọng như xóa đói giảm nghèo, cải cách hành chính..., phục vụ công cuộc Đổi mới, thúc đẩy phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ hệ thống phát triển của LHQ tại Việt Nam trong những năm qua là nguồn ngoại lực quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội, trong đó có việc thực hiện các MDGs.

Sau 40 năm hợp tác, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi, thế và lực của Việt Nam cũng được củng cố và nâng cao. Về kinh tế, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, do đó hình thức hợp tác phát triển với LHQ cũng dần thay đổi. Nếu tính về con số thì nguồn hỗ trợ từ LHQ không nhiều so với một số đối tác khác. Tuy nhiên, LHQ vẫn có vai trò rất đặc biệt.

Thứ nhất, LHQ là tổ chức có vai trò quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu, phục vụ các mục tiêu phát triển của từng nước và quốc tế, về cơ bản đáp ứng được những mong đợi và lợi ích của các quốc gia thành viên, nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam đã đóng góp tích cực trong toàn bộ quá trình xây dựng các SDG (Mục tiêu phát triển bền vững) ở cấp độ toàn cầu, phù hợp với lợi ích chung và các ưu tiên về phát triển của ta.

Thứ hai, LHQ có có khả năng kêu gọi, thu hút sự quan tâm và huy động nguồn lực (song phương và đa phương) từ cộng đồng quốc tế về những vấn đề quan trọng và cấp bách ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia, nhất là trong ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và khủng hoảng. LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 48,5 triệu USD để ứng phó với tình hình hạn hán xâm nhập mặn nghiêm trọng năm 2016. Chương trình phát triển LHQ (UNDP) đã đề xuất đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần được hỗ trợ do bị ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng El Nino.

Thứ ba, lợi thế của LHQ là có sự hiện diện khắp toàn cầu, có bộ máy nghiên cứu toàn diện và có khả năng tham vấn chính sách trên tất cả lĩnh vực, khác với những nhà tài trợ song phương chỉ có thể hỗ trợ trên một vài lĩnh vực. Trong khi đó, Việt Nam đang ở giai đoạn rất cần sự tham mưu và tư vấn về chính sách đòi hỏi chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực như kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, phòng chống tham nhũng,… để huy động được nhiều nguồn lực hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới.

Cuối cùng, kết quả đánh giá từ những bộ máy nghiên cứu của LHQ thường được các nhà tài trợ/nhà đầu tư sử dụng làm cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư. Ví dụ, một nhà đầu tư về y tế sẽ xem xét đánh giá, báo cáo của Văn phòng WHO tại Việt Nam là như thế nào về lĩnh vực y tế liên quan của Việt Nam. Do vậy, cần nhận thức đúng ý nghĩa và vai trò quan trọng của LHQ, qua đó tranh thủ tốt nhất nguồn lực của LHQ cả về trí tuệ và vật chất.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

nhung buoc chuyen ve chat Thêm trưởng thành, thêm bình đẳng

Một vài thập kỷ sau Đổi mới, đa phần là Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ cho Việt Nam. Nhưng quan hệ hiện nay giữa ...

nhung buoc chuyen ve chat Liên hợp quốc luôn đồng hành cùng Việt Nam

Từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ). Trong suốt hơn ...

nhung buoc chuyen ve chat Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

Ngày 29/8, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, dưới sự chủ trì của Ai Cập, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo ...

Vũ Minh (thực hiện)

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động