5 câu hỏi về vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên

Vụ thử hạt nhân hôm 9/9 vừa qua của Triều Tiên đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Triều Tiên yêu cầu được công nhận là “nước sở hữu vũ khí hạt nhân”
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Báo Mỹ: Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ vào năm 2020
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien
Người dân Bình Nhưỡng theo dõi bản tin về vụ thử hạt nhân lần thứ 5 hôm 9/9. (Nguồn: AP)

Triều Tiên đã đạt được thành tựu gì?

Triều Tiên nói rằng việc “tiêu chuẩn hóa” đầu đạn hạt nhân cho phép họ sản xuất theo ý muốn “hàng loạt đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, nhẹ và đa dạng với khả năng tấn công cao hơn”, và điều này đã nâng “công nghệ lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo (của Bình Nhưỡng) lên một tầm cao mới”.

Tuyên bố này có thể cho thấy Triều Tiên đang rất tự tin về việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, từ đó tiến tới sản xuất hàng loạt và triển khai các đầu đạn này trên tên lửa đạn đạo. Chuyên gia quân sự Kim Dae Young, tại Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Triều Tiên của Hàn Quốc, cho rằng nếu điều này là thật thì Bình Nhưỡng có thể đã phát triển một mẫu thiết kế thống nhất cho một loại đầu đạn phù hợp với nhiều loại tên lửa đạn đạo, như Scuds, tên lửa tầm trung Rodong và Musudan, hay các tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Trong khi đó, chuyên gia về hạt nhân Whang Joo-ho tại Đại học Kyung Hee Hàn Quốc nói rằng kết hợp tất cả những gì mà Triều Tiên vừa tuyên bố, cùng những thông tin mà các nhà khoa học đã có được sau 4 vụ thử trước, người ta có thể cho rằng Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân đủ sức tấn công các nước láng giềng châu Á.

Ông Daryl Kimball, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí tại Washington, cũng có chung nhận định này. Theo ông Daryl Kimball, Triều Tiên đang ở rất gần hoặc đã tiến tới mục tiêu gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

“Những thông tin có được từ 5 vụ thử hạt nhân và hàng chục vụ thử tên lửa đạn đạo, nhất là trong 12 tháng trở lại đây, cho phép giới kỹ thuật ở quốc gia này thêm tự tin rằng họ có thể triển khai đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đạn đạo. Nếu họ chưa sở hữu khả năng này, họ chắc chắn sẽ sớm tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và tên lửa”, ông Daryl Kimball nói.

Dù chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang ở giai đoạn nào thì người ta cũng khó có thể phủ nhận thực tế là vụ thử thứ 5 hôm 9/9 vừa qua là vụ thử có sức công phá lớn nhất từ trước tới nay. Seoul cho biết 4 vụ thử hạt nhân trước đây của Triều Tiên thường chỉ gây ra các trận động đất với cường độ chưa tới 5 độ richte. Vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và vụ thử hồi tháng 1 vừa qua gây ra các trận động đất nhân tạo mạnh 3,9 và 4,8 độ richte, trong khi vụ thử hôm 9,9 có cường độ tới 5,3 độ richte.

Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc, năng lượng giải phóng từ vụ thử ngày 9/9 ước tính lên tới 10-12 kiloton, tương đương 70-80% sức công phá của quả bom nguyên tử 15 kiloton mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945. Vụ thử thứ 4 của Triều Tiên, vào tháng 1 vừa qua, giải phóng khoảng 6 kiloton năng lượng. Cường độ vụ nổ vừa qua cho thấy Triều Tiên đã đạt bước tiến đáng kể trong việc phát triển chương trình hạt nhân.

Trong báo cáo năm 2010, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia RAND của Mỹ ước tính một vũ khí hạt nhân có khả năng tạo ra vụ nổ với cường độ khoảng 10 kiloton tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc có thể khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Triều Tiên có thể chế tạo gì?

Câu hỏi lớn nhất là liệu Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức nhỏ và nhẹ đủ để gắn lên tên lửa với tầm bắn đủ sức vươn tới lãnh thổ của Mỹ hay không, bởi đây là công nghệ tân tiến hơn nhiều. Theo ông Kimball, Triều Tiên hiện vẫn chưa có khả năng phóng tên lửa tầm trung hoặc tầm xa có thể quay trở lại khí quyển và họ vẫn còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển thành công tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đủ sức tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ.

Ông Kimball dự đoán nếu Triều Tiên đã sở hữu công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thì bước tiếp theo khả năng sẽ là sản xuất và lắp đặt chất nổ vào trong đầu đạn.

Con số thực tế mà quốc gia này có thể sản xuất là bao nhiêu?

Do ảnh hưởng bởi cấm vận, hiện Triều Tiên không có nhiều nguồn lực, nhất là khi so sánh với tiềm lực của các quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ hay Nga. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Bình Nhưỡng khó có thể phát triển nhiều loại đầu đạn trên các tên lửa khác nhau.

Có nhiều ước tính đã được đưa ra, song theo thông tin từ năm 2014 của Hàn Quốc, Triều Tiên được cho là hiện đang sở hữu khoảng 40kg plutoni đã được làm giàu ở mức đủ để chế tạo vũ khí. Số lượng plutoni này đủ để chế tạo 7 quả bom nguyên tử. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cũng đang phát triển và che giấu rất kỹ chương trình làm giàu urani. Nếu chương trình này được đẩy mạnh và chú trọng đầu tư, Triều Tiên có thể sẽ có thêm nguyên liệu phục vụ hoạt động chế tạo bom của mình.

Stephen Schwartz, một chuyên gia về vũ khí hạt nhân độc lập, nói rằng tuyên bố của Triều Tiên về vụ thử vừa qua cho thấy thiết bị nổ hạt nhân cần tới lõi phân hạch phức hợp, tức là gồm có cả plutoni và urani đã được làm giàu ở cấp độ cao. Nếu điều này là sự thực thì Triều Tiên có thể sẽ đủ sức chế tạo thêm các loại vũ khí hạt nhân chỉ sử dụng nguyên liệu là plutoni hoặc urani đã làm giàu.

Sẽ có thêm các vụ thử khác?

Khả năng này là hoàn toàn có thể. Nhà phân tích Lee Choon Geun tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho rằng các vụ thử mới sẽ giúp Triều Tiên cải thiện thiết kế đầu đạn và phát triển một loại bom kép có sức công phá lớn. Tuy nhiên, điều đáng nói là Triều Tiên đã cam kết sẽ phát triển song song cả hạt nhân và kinh tế. Vụ thử vừa qua, được xem là một thành công lớn, có thể cho phép Triều Tiên thu hút được nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với mình.

Đâu là sự thật?

Một số nhà quan sát bên ngoài tỏ ý hoài nghi về tên của hãng thông tấn công bố thông tin liên quan đến vụ thử vừa qua - Viện Vũ khí Hạt nhân, vốn chưa từng xuất hiện trên truyền thông Triều Tiên. Tên gọi của cơ quan này có thể là cách để Bình Nhưỡng thể hiện một mục tiêu quan trọng khác: khẳng định mình là một quốc gia hạt nhân toàn diện, bất chấp sự phủ nhận của Washington, Seoul và nhiều quốc gia khác.

Xét từ góc độ tuyên truyền, tuyên bố của Bình Nhưỡng ngày 9/9 đã thỏa mãn một yêu cầu quan trọng: thể hiện Triều Tiên là một quốc gia mạnh mẽ và bền vững, dưới sự lãnh đạo vĩ đại của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Cho dù các tuyên bố của Triều Tiên có bao nhiêu phần trăm sự thật đi chăng nữa thì những phát biểu, đe dọa hay chiến dịch tuyên truyền mà quốc gia này thể hiện trên phương tiện truyền thông chính thức được kiểm soát chặt chẽ và qua các tiến bộ trong chương trình hạt nhân của mình cũng là điều mà thế giới cần phải theo dõi sát sao, bởi rất có thể tất cả sẽ trở thành sự thật vào một ngày nào đó.

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Nhật Bản, Mỹ tìm kiếm biện pháp mạnh để đối phó với Triều Tiên

Ngày 11/9, các đặc phái viên hàng đầu của Nhật Bản và Mỹ về Triều Tiên đã nhất trí tìm kiếm "những biện pháp mạnh ...

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien IISS: Cần nghiêm túc xem xét vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Anh ngày 10/9 cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần có phản ứng ...

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân

Ngày 9/9, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và nhiều khả năng đã gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo.

Nhã Anh (theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine không chỉ những chiếc tiêm kích F-16, mà còn cả các loại vũ khí dành cho mẫu chiến đấu cơ này.
Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Hạ viện Argentina cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Dự luật Cơ bản, với 232 chương, sẽ tiếp tục được thảo luận ở Hạ viện Argentina để thông qua từng chương, trước khi gửi tới Thượng viện.
Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không 'mặt đối mặt' với Iran để làm điều này

Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động