Nhỏ Bình thường Lớn

Hội nhập chỉ là điều kiện cần…

Muốn phát triển đầy đủ, mọi việc phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
TIN LIÊN QUAN
hoi nhap chi la dieu kien can Tổng Bí thư: Nhận thức rõ tầm quan trọng của đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hoi nhap chi la dieu kien can (Video) Ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế

Việt Nam đã chuyển mình với gần 30 năm Đổi mới. Đất nước có bước phát triển có ý nghĩa. Xã hội cởi mở hơn. Song vẫn còn đó những khó khăn, thách thức phía trước, nhất là khi Việt Nam đang rất cần những nỗ lực cải cách đột phá, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thay đổi cách thức phát triển với mục tiêu hiệu quả, sáng tạo và bền vững.

Thế giới cũng đang chuyển biến hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa với việc thiết lập các khu vực thương mại tự do (FTA), được đẩy mạnh. Cơ hội tiếp cận nguồn lực cao hơn và sân chơi cũng trở nên rộng lớn hơn, song cạnh tranh cũng quyết liệt hơn.

Tự do…nhưng đòi hỏi gắn bó

Nội dung cốt lõi của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ ký kết, thực thi là về tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. Song chỉ hiểu vậy là không đầy đủ. Đó có thể còn là những cam kết hợp tác (nhất là đối với AEC, các ASEAN + FTA) và/hay những đòi hỏi gắn bó sâu sắc mở cửa với cải cách trong nước.

hoi nhap chi la dieu kien can

Mở cửa, hội nhập sâu rộng được kỳ vọng sẽ có tác động hết sức tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Một ví dụ rõ nét là trường hợp tham gia TPP - Hiệp định thương mại tự do thế kỷ XXI. Xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm lần lượt 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP (tính theo giá 2007). Có 3 lý do chính đằng sau tác động tích cực này. Trước hết, nhiều mặt hàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, đồ gỗ và nông sản,.. có khả năng mở rộng thị trường và gia tăng xuất khẩu.

Tiếp nữa, dòng vốn FDI gia tăng có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý. Và có lẽ điều quan trọng nhất xét trong trung và dài hạn là việc thực thi cam kết cùng cải cách sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh, qua đó không chỉ hấp dẫn đầu tư, mà còn tạo nền tảng phân bổ các nguồn đầu tư hiệu quả, dù đó là vốn trong nước hay vốn nước ngoài.

Cơ hội chính là thách thức

Tính toán và những lập luận trên đây mới chỉ cho thấy tiềm năng và cơ hội to lớn do hội nhập có thể đem lại. Bài học sau 8 năm gia nhập WTO của Việt Nam cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu ứng xử chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết.

Tác động tổng thể của hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam có thể rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản. Các vấn đề xã hội có thể nảy sinh đáng kể nơi này nơi kia. Giảm thiểu phí tổn điều chỉnh và những rủi ro xã hội trong quá trình hội nhập cũng là bài toán Việt Nam cần thực sự quan tâm giải quyết.

Đối với doanh nghiệp, ngành hàng, lợi ích cũng không tự đến. Ngay đối với những ngành hàng được xem có lợi thế khi hội nhập cũng có thể vấp phải không ít rào cản. Như đối với TPP, dệt may phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ (một tỷ lệ đầu vào kể “từ sợi” phải là từ các thành viên TPP) để được áp thuế suất 0% của nước thành viên nhập khẩu. Hay như đối với hàng thủy sản, vốn thuế suất không còn là rào cản chính, song các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) có thể lại trở nên ngặt nghèo hơn.

Không chỉ vậy, cả các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những đặc trưng khác của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Đó là các cuộc cách mạng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; sự phát triển mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực/toàn cầu; qui mô ngày càng lớn của khu vực tài chính cùng sáng tạo công cụ tài chính; tính bất định, và cùng với nó là rủi ro gia tăng.

Bên ngoài càng biến động, bên trong càng phải thay đổi

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và thay đổi mạnh mẽ như vậy, cả Chính phủ và doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới nhận thức, học hỏi, sáng tạo, và quyết liệt hành động trên rất nhiều khía cạnh.

Với Chính phủ, cải cách hiện nay tương tác mạnh hơn nhiều với tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, Chính phủ phải hết sức nỗ lực cải cách, xây dựng chính sách theo nhiều hướng. Đó là, hài hòa hóa các tuyến hội nhập với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (“luật chơi”, tổ chức, thực thi), tăng cường vai trò, vị thế của khu vực tư nhân, đáp ứng cam kết hội nhập (TPP, AEC, RCEP, EVFTA,….); thúc đẩy tinh thần kinh doanh; khuyến khích sáng tạo cả về tư duy phát triển, năng lực quản lý/quản trị và đổi mới công nghệ; tạo dựng “hình ảnh” tốt về cách ứng xử của một “nhà nước pháp quyền”, một chính phủ phục vụ công dân/doanh nghiệp, minh bạch, có khả năng giải trình, chịu trách nhiệm; giảm thiểu phí tổn điều chỉnh (ổn định kinh tế vĩ mô; hỗ trợ doanh nghiệp và những nhóm người dễ bị tổn thương khi đẩy mạnh hội nhập); chủ động có những đóng góp thiết thực cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực và toàn cầu.

Với doanh nghiệp, điều “cốt lõi” là phải xem kinh doanh là cái “Nghiệp”, và gắn sứ mệnh đó với học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới. Một là học tìm kiếm cơ hội kinh doanh dựa trên lợi thế so sánh và cam kết hội nhập, xác định đúng năng lực trong mạng sản xuất, chuỗi giá trị, và cả trong nắm bắt sự xuất hiện những lĩnh vực, ngành nghề mới (công nghiệp “xanh”; dịch vụ gắn với thương mại điện tử,…). Hai là học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh. Ba là học cách huy động vốn nhờ tiếp cận đúng nơi có vốn và biết trình bày dự án cùng tận dung hợp lý các công cụ huy động vốn khác nhau. Bốn là học quản trị sụ bất định thông qua việc hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ phòng chống rủi ro, “biến cái bất định thành cái xác định”. Năm là học đồng hành với chính phủ một cách đàng hoàng, minh bạch. Sáu là học“đối thoại pháp lý”, coi đây là phần không thể tách rời của đời sống doanh nghiệp.

* * *

Hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức và có không ít rủi ro. Song rủi ro lớn nhất của không hội nhập là không có sự phát triển đi cùng thời đại. Đồng thời, hội nhập mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải đủ cho phát triển. Hội nhập phải là một bộ phận trong cải cách và chiến lược phát triển, gắn bó hữu cơ với tiến trình cải cách bên trong của đất nước.

Nhìn chung cam kết và thực thi cam kết hội nhập (nhất là các FTA mới ký kết) tương thích với yêu cầu cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Và đó cũng chính là cơ hội và thách thức. Cả chính phủ, bộ máy nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cần vào cuộc vì một đất nước Việt Nam hưng thịnh, phát triển bền vững. Tất cả phụ thuộc vào chính chúng ta.

hoi nhap chi la dieu kien can (Video) Các Hội nghị Ngoại giao (từ 1957-2016)

Nhìn lại 28 Hội nghị Ngoại giao đã qua và chào mừng Hội nghị Ngoại giao 29.

hoi nhap chi la dieu kien can (Trực Tuyến) Khai mạc Hội nghị Ngoại giao 29

Sáng 22/8, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 khai mạc tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú ...

hoi nhap chi la dieu kien can (Video) Ngoại giao Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế

Bộ phim tài liệu được thực hiện nhân dịp Hội nghị Ngoại giao 29.

TS. Võ Trí Thành - Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

Tin cũ hơn

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ
Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc
Bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại 'xuống tiền', có lý do để tạm gác âu lo Bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại 'xuống tiền', có lý do để tạm gác âu lo
Giá cà phê hôm nay 4/11/2024: Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á Giá cà phê hôm nay 4/11/2024: Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á
Giá xăng dầu hôm nay 4/11: Chưa có sự biến động, 'nín thở' chờ diễn biến mới Giá xăng dầu hôm nay 4/11: Chưa có sự biến động, 'nín thở' chờ diễn biến mới
Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá Giá vàng hôm nay 4/11/2024: Giá vàng 'bớt nóng' chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá
Giá heo hơi hôm nay 4/11: Tăng nhẹ ở phía Bắc; Giá heo hơi dịp Tết 2024 chịu nhiều tác động Giá heo hơi hôm nay 4/11: Tăng nhẹ ở phía Bắc; Giá heo hơi dịp Tết 2024 chịu nhiều tác động
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ
Trung Quốc 'cậy nhờ' Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng Trung Quốc 'cậy nhờ' Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng