TIN LIÊN QUAN | |
Tập trung hỗ trợ, phát triển HTX sản xuất nông sản thương hiệu quốc gia | |
Còn hay không thương hiệu Việt |
Thông tin vừa được Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, Ban Thư ký Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) công bố chiều 23/11.
Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, trong 88 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần này có 23 doanh nghiệp đã 5 lần đạt danh hiệu này, 9 doanh nghiệp đạt 4 lần liên tiếp, 14 doanh nghiệp đạt 3 lần, 13 doanh nghiệp đạt 2 lần và 29 doanh nghiệp đạt lần đầu.
Trong số đó, có nhiều tên tuổi lớn đã được người tiêu dùng biết đến như: Công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Ngân hàng Vietcombank, Công ty May An Phước, Công ty CP Nhựa Bình Minh...
Được biết, đây là lần thứ 5 chương trình được tổ chức. Việc lựa chọn các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia được tiến hành 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2008, nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải giải đáp thông tin cho báo chí. (Ảnh: Ly Ly) |
Số doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia tăng lên theo từng mùa, cụ thể năm 2010 có 43 doanh nghiệp, năm 2012 có 54 doanh nghiệp và năm 2014 có 63 doanh nghiệp.
Giải đáp băn khoăn của báo chí về việc các sản phẩm của Tân Hiệp Phát từng gây bức xúc cho người tiêu dùng trong thời gian qua nhưng vẫn đủ tiêu chí xét chọn và đạt Thương hiệu Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, “không phải doanh nghiệp cứ đạt Thương hiệu Quốc gia thì tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đó đều là Thương hiệu Quốc gia”.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, ở kỳ xét chọn này, Tân Hiệp Pháp chỉ có hai sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia đó là Trà thảo mộc Dr. Thanh và Trà xanh 0 độ. Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia cũng đã có văn bản đảm bảo chất lượng của Cục An toàn Thực phẩm- Bộ Y tế về hai sản phẩm này.
Lễ công bố các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia 2016 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 30/11 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia chủ yếu thuộc 16 ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất: Cơ khí, máy móc, thiết bị; dệt may – da giày; điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông; đồ gỗ, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ; đồ trang sức, kim hoàn, đá quý; dược phẩm, hóa mỹ phẩm; giấy, văn phòng phẩm, bao bì; năng lượng, khoáng sản; nhựa, cao su, hóa chất; nông, lâm, thủy sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thực phẩm, đồ uống; thương mại, dịch vụ; vận tải, du lịch; vật tư nông nghiệp; xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản. Năm 2015, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt hơn 662.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2013. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD và đóng góp cho ngân sách Nhà nước 59.093 tỷ đồng, tăng hơn 27,6% so với năm 2013. |
Việt Nam cần Thương hiệu quốc gia Chủ đề Thương hiệu quốc gia (THQG) cho Việt Nam là một mối quan tâm thường xuyên của tôi gần đây. Sau đây là nội ... |
Đã xứng tầm Thương hiệu quốc gia? Đó là băn khoăn của không ít doanh nghiệp tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2009, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 20/4. |
Đến lúc xây dựng thương hiệu Việt Nam Việt Nam ta cũng nên xây dựng một thông điệp Ngoại giao Văn hóa, một thương hiệu quốc gia riêng? Tại sao lại không? - ... |