ACMECS-6: Xung lực mới cho hợp tác khu vực

Tại Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawaddy – Chao Phraya - Mekong lần thứ sáu (ACMECS-6), ngày 23/6 tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar), các nhà lãnh đạo năm nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã đạt đồng thuận trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế, đưa ACMECS thành điểm đến hàng đầu về đầu tư và du lịch…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ACMECS-6.

Hàng trăm đại biểu là các nhà lãnh đạo, các quan chức, cộng đồng doanh nghiệp, giới truyền thông các quốc gia thành viên ACMECS đã tham dự Hội nghị ACMECS lần thứ sáu diễn ra tại Myanmar.

Quyết tâm củng cố quan hệ láng giềng

Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ACMECS-6, Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein đã nhấn mạnh rằng sau hơn mười năm, sự hợp tác chiến lược mà các nước thành viên ACMECS tích cực thúc đẩy đã có những tiến triển tích cực. Nền kinh tế năm nước đều đang khởi sắc, tăng trưởng tích cực và là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực Đông Nam Á.

“Chúng ta cần duy trì động lực và sự tiến bộ đó. Chúng ta cần phải khôi phục các cam kết chính trị mà chúng ta đã thể hiện trong Tuyên bố Bagan về hội nhập khu vực”, ông Thein Sein nói.


Nhấn mạnh những đóng góp tích cực của ACMECS thời gian qua đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa năm nước, duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng Hội nghị lần này sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác giữa năm quốc gia.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng thân thiện giữa năm quốc gia và thúc đẩy hợp tác ACMECS. Rõ ràng là sự hợp tác mạnh mẽ hơn và gần gũi hơn giữa các nước ACMECS sẽ có lợi cho khối ASEAN trên con đường xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia thành viên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ACMECS-6.

Cách đây hai năm, tại Hội nghị cấp cao ACMECS-5 (Lào, tháng 3/2013), các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013-2015. Theo đó, hợp tác ACMECS sẽ gắn kết hơn nữa với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đánh giá về Kế hoạch hành động giai đoạn 2013–2015, các nhà lãnh đạo cho rằng Kế hoạch đã đạt tiến bộ nhất định, đặc biệt trong kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa năm nước, phát triển các hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông – Tây, Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), phát triển du lịch xanh và hợp tác nông nghiệp.

Sống động hơn và thực chất hơn

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực đầy biến động khó lường, các nhà lãnh đạo nhất trí cần thúc đẩy hợp tác ACMECS theo hướng hiệu quả và thực chất, cùng tận dụng cơ hội và đối phó với những thách thức mới, đồng thời thúc đẩy hội nhập kinh tế các nước thành viên ACMECS nói riêng và trong tiểu vùng Mekong nói chung.

Toàn cảnh Hội nghị

Định hướng cho hợp tác ACMECS trở nên sống động và thực chất hơn trong thời gian tới, Hội nghị đã thông qua Kế hoạch Hành động giai đoạn 2016–2018 với mục tiêu là nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế, đưa ACMECS thành điểm đến hàng đầu về đầu tư và du lịch, hình thành cơ sở sản xuất thống nhất trong khu vực ACMECS, đặc biệt ở các khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, các nước thành viên cần tận dụng các cơ hội phát triển mới mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do đem lại.

Tám lĩnh vực hợp tác ưu tiên được xác định, đó là tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, hợp tác công nghiệp và năng lượng, kết nối giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế và hợp tác về môi trường.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị, Kế hoạch hành động ACMECS 2016–2018 và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao ACMECS-7 tại Việt Nam cùng thời gian tổ chức Hội nghị Cấp cao bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV-8).

Đặc biệt, các nhà lãnh đạo đã đánh giá cao vai trò và khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực doanh nghiệp và các đối tác phát triển trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Sáng kiến của Việt Nam về việc phối hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức một diễn đàn đối thoại chính sách kinh doanh cao cấp về tiểu vùng Mekong bên lề hai hội nghị ACMECS-7 và CLMV-8 trong năm tới đã đạt được sự đồng thuận cao tại Hội nghị.

Vai trò dẫn dắt của Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị ACMECS lần này nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, kết nối khu vực, bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao vị thế của Việt Nam, thể hiện vai trò dẫn dắt trong hợp tác Mekong và củng cố quan hệ với các nước trong khu vực cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Myanmar.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ACMECS-6.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của tiểu vùng: “Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện quyết liệt các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng”.

“Việt Nam chúng tôi luôn coi trọng hợp tác ACMECS và sẵn sàng cùng các nước thành viên, các đối tác phát triển triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác, vì sự phồn vinh của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cả khu vực của chúng ta”, Thủ tướng nói.

Ngoài cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên ACMECS triển khai các chương trình hợp tác chung, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã đề nghị hợp tác trong giai đoạn tới cần chú trọng đến ba nội dung quan trọng. Nông nghiệp là lĩnh vực có tiềm năng và cũng là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất tại các nước ACMECS, do đó, cần thiết phải nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp của các nước thành viên thông qua việc tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp; hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp tại tiểu vùng và từng bước hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, các nước ACMECS cần tạo thuận lợi cho giao thông và thương mại giữa năm nước, đặc biệt là dọc các tuyến hành lang kinh tế tiểu vùng và hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Ayeyawaddy, Chao Phraya và Mekong, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên.

Đây là lần thứ hai Myanmar đăng cai Hội nghị cấp cao ACMECS. Vào tháng 11/2003, tại Hội nghị cấp cao Bagan ở Myanmar, ACMECS đã chính thức ra đời theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, ban đầu gồm bốn nước là Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Việt Nam chính thức tham gia diễn đàn khu vực này tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ nhất tại Thái Lan, tháng 11/2004.


Hạnh Diễm (từ Nay Pyi Taw)

Đọc thêm

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik và trợ lý 'âm thầm' sang Việt Nam

HLV Kim Sang Sik cùng trợ lý sẽ 'âm thầm' sang Hà Nội trước khi ra mắt chính thức công việc HLV trưởng đội tuyển Việt Nam vào ngày 6/5 ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần sự phê duyệt của cơ quan này.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động