Âm nhạc đối ngoại

Dàn nhạc giao hưởng New York Phiharmonic danh tiếng của Mỹ đã tới Bình Nhưỡng cuối tháng 2/2008, đánh dấu một sự kiện khác thường trong mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên vốn căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Âm nhạc giới thiệu bản sắc dân tộc

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, nhà ngoại giao âm nhạc nổi tiếng với khả năng chơi đàn piano, cho biết, bà hoan nghênh buổi hòa nhạc nhưng nhấn mạnh rằng, sự kiện này không có nghĩa là sẽ dẫn đến một thay đổi lớn trong quan hệ song phương. Với sự kiện này chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi hiệu quả của nó đến đâu? Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng âm nhạc là một công cụ ngoại giao, âm nhạc giúp những người không cùng một ngôn ngữ, văn hóa, tâm trạng có thể xích lại gần nhau. Những sự kiện trong quá khứ như Boney M tại Mátxcơva năm 1978, Wham tại Trung Quốc năm 1985, David Hasselhoff tại Berlin năm 1989, Manic Street Preachers tại Cuba năm 2001 và Enrique Iglesias tại Syria năm 2007, đã thể hiện được điều đó.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tôi cũng đã may mắn có vài dịp được tham gia biểu diễn âm nhạc dân tộc trong một số liên hoan âm nhạc trên thế giới và giới thiệu âm nhạc Việt Nam tại một số sự kiện quốc tế. Một trong những kỷ niệm đẹp nhất đối với những nghệ sĩ như chúng tôi là luôn được khán giả cũng như những nghệ sĩ quốc tế đón nhận một cách hồ hởi, say mê. Một buổi sáng đầy bất ngờ tại Pháp, khán giả và các nghệ sĩ các nước đã đứng chờ sẵn ở cửa phòng khách sạn để đến thăm và giao lưu với chúng tôi. Họ không dám gõ cửa vì sợ chúng tôi mất giấc ngủ sau một đêm biểu diễn mệt nhọc. Họ hỏi và chúng tôi hãnh diện kể về đất nước mình, về con người, về văn hóa, về âm nhạc, về các nhạc cụ và khả năng chơi các nhạc cụ của chúng tôi. Chúng tôi trân trọng trao cho nhau địa chỉ và cho đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn nhận được những tấm bưu thiếp chúc mừng nhân dịp năm mới, dịp Giáng sinh của nhiều bạn bè khắp thế giới. Thật tự hào vì chúng tôi là người Việt Nam!

Đâu là điểm mạnh của Việt Nam?

Châu Âu nổi tiếng với những dàn nhạc cổ điển, Mỹ có Jazz, Rock, Hip-hop… còn âm nhạc truyền thống Việt Nam có gì? Với bề dày lịch sử gần 4.000 năm dựng nước, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trong một không gian đa dạng, có núi đồi, đồng bằng và sông biển. Cũng do những điều kiện sinh sống đa dạng ấy, Việt Nam rất phong phú về các thể loại âm nhạc và nhạc khí truyền thống. Chúng ta có thể tự hào mà kể ra một di sản âm nhạc khổng lồ bao gồm vài trăm loại nhạc khí, hàng trăm hình thức, thể loại âm nhạc hết sức độc đáo mà cha ông ta đã để lại. Chiếc đàn Đáy trong dàn nhạc của hình thức hát Ca trù Việt Nam là nhạc cụ có một không hai trên thế giới. Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng lần lượt đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào những năm 2003, 2005 là những bằng chứng rõ ràng. Chúng ta cũng đang chuẩn bị hồ sơ của nhiều hình thức nghệ thuật biểu diễn độc đáo khác như hát Quan họ Bắc Ninh, hát Ca trù, Rối nước, Đờn ca tài tử… để trình UNESCO công nhận trong thời gian tới.

Mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc, nhưng thực tế đời sống âm nhạc trong nước đang đi theo nhiều ngã rẽ khác nhau. Âm nhạc hàn lâm đang cố lấy lại vị thế của mình sau những gì Đặng Thái Sơn trước đây, rồi Bích Trà, Bùi Công Duy, Cao Chí Thành ngày nay đã làm được. Những tài năng âm nhạc truyền thống, một số không có sân khấu chính thống để biểu diễn phải chơi thường xuyên ở những nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách quốc tế lấy ngắn nuôi dài, số khách phải tạm thời chuyển nghề chờ cơ hội quay lại với những đam mê của mình. Tất cả xã hội đang hướng về và dõi theo V-pop. Gần đây chúng ta thường vẫn bàn về mức cát-sê cao ngất ngưởng của nhiều ca sĩ hạng sao trong nước, nhưng thực ra thì những mức cát-sê này không bền vững như “bong bóng” vì sự thật nền V-pop đang bão hòa và thị trường V-pop chỉ là cái giỏ đựng tài trợ của những công ty lớn đang cạnh tranh gay gắt trong việc gây dựng và phát triển thương hiệu, tiếp thị bán hàng và cố gắng tăng thị phần. Một vài ca sĩ đã tính đến chuyện tiếp cận MTV châu Á, lấn sang Nhật Bản, thử nghiệm tại Mỹ… nhưng ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng V-pop mà phần lớn hiện nay là du nhập từ Tây Âu và Mỹ - là âm nhạc truyền thống của họ chứ không phải lợi thế của ta. Theo lý thuyết kinh tế hiện đại của Adam Smith thì chúng ta không có “lợi thế so sánh” để xuất khẩu V-pop ra nước ngoài.

Đem chuông đi đánh xứ người khi thế giới phẳng!

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây đã đẩy các nền âm nhạc giao thoa với nhau, hình thành một số hình thức âm nhạc hòa trộn như world music (âm nhạc thế giới) – một hình thức âm nhạc không có ranh giới về các khuôn mẫu đã được định nghĩa trước đây như cổ điển hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây. Dàn nhạc Yanni nổi tiếng thế giới với việc trình diễn nhiều tác phẩm âm nhạc không chỉ viết về quê hương ông là Hy Lạp, mà còn nhiều tác phẩm thể hiện được sắc màu của Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông… Kitaro cũng đã làm được những điều tương tự.

Vậy đâu là bản sắc văn hóa của từng dân tộc? Làm thế nào để hoà nhập mà không hòa tan? Nhóm nhạc 12 cô gái (Twelve Girls Band) của nước láng giềng Trung Quốc trong nhiều năm qua đã chinh phục được những nền giải trí phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản thông qua những CD hòa tấu đã phát hành trên khắp thế giới cũng như những chuyến lưu diễn của nhóm. Để tạo được thành công như vậy, nhóm đã biết hòa mình vào xu hướng chung của thế giới, là kết hợp những nhạc khí truyền thống của Trung Quốc như đàn Tranh, đàn Nhị, Sáo trúc, Tam thập lục… với những nhạc cụ phương tây như Drum, Keyboard, Guitare… trong dàn nhạc cũng như sáng tác những nét giai điệu mang âm hưởng dân tộc mình hòa trộn với nền hòa âm và tiết tấu hiện đại của phương Tây.

Đã xuất khẩu gạo, liệu có bán được âm nhạc?

Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khoá VIII của Đảng ta đã khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Chính vì vậy trong vài năm trở lại đây, tháp tùng những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước ta ra thế giới đều có đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân nhưng không quên một đoàn nghệ thuật để giới thiệu đất nước, con người và làm “động lực phát triển” quan hệ ngoại giao.

Sau nhiều năm chúng ta kiên cường chiến đầu để giành lại độc lập, tự do và cũng qua nhiều năm chúng ta phải tự cung, tự cấp về lương thực, không ai trong chúng ta có thể dám nghĩ rằng Việt Nam sẽ là cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Âm nhạc không chỉ để giới thiệu bản sắc, không chỉ làm động lực phát triển kinh tế xã hội, chúng ta hãy mơ về một giấc mơ lãng mạn nhất bây giờ: Việt Nam xuất khẩu âm nhạc trong tương lai gần.

Được biết, tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn nghệ sĩ quá cố giàu nhất thế giới - ông hoàng của dòng nhạc Rock&Roll một thời - Elvis Presley đã thu về 49 triệu USD chỉ trong năm 2007 chủ yếu từ bản quyền ca khúc và băng đĩa nhạc. Hãy cùng chờ những đồng USD đầu tiên từ việc xuất khẩu âm nhạc Việt Nam ra thế giới. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích về vật chất cho đất nước mà còn là uy tín của nước nhà trên trường quốc tế. Tại sao không?

Nhật Minh

Đọc thêm

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động