Nhỏ Bình thường Lớn

Ấn Độ thu hẹp khoảng cách công nghệ với Trung Quốc bất chấp dịch Covid-19

Ấn Độ đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc trong cuộc đua kỳ lân, cho thấy sự gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ ở nước này khi dịch Covid-19 đang thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số.
Ấn Độ đẩy mạnh cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc giữa dịch Covid-19
Zomato là kỳ lân giao đồ ăn trực tuyến của Ấn Độ. (Nguồn: India Times)

Mảnh đất cho kỳ lân công nghệ bay cao

Trong năm qua, lần đầu tiên 15 công ty công nghệ của Ấn Độ đã huy động vốn với mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên, theo CB Insights và thông tin do Nikkei Asia thu thập.

10 công ty trong số đó đã trở thành kỳ lân - các công ty khởi nghiệp do tư nhân sở hữu trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, vào năm 2021.

Theo đó, chỉ có 2 trong số 15 công ty của Trung Quốc có tên trong danh sách của CB Insights.

Việc công ty giao đồ ăn trực tuyến Zomato lên sàn chứng khoán Ấn Độ thành công sẽ tạo tiền đề cho nhiều kỳ lân khác noi theo. Tập đoàn này đang có kế hoạch huy động 82,5 tỷ Rupee (tương đương 1,1 tỷ USD), bao gồm đợt phát hành công khai lần đầu (IPO).

Do đại dịch Covid-19, các startup ở Ấn Độ chủ yếu hoạt động trực tuyến và hưởng lợi từ lượng lớn người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ hai, các nhà đầu tư toàn cầu đang xem liệu quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này có thể duy trì đà phát triển.

Chuyên gia: Anh

Chuyên gia: Anh 'không làm màu' ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Harshil Mathur, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp fintech Razorpay cho biết: “Mọi doanh nghiệp đều buộc phải tìm ra cách bán hàng trực tuyến. Rất nhiều nhà bán lẻ truyền thống từng bán hàng qua các kênh ngoại tuyến giờ đã chuyển sang bán hàng trực tuyến. Chúng tôi cũng thấy một số lượng lớn các doanh nghiệp và người lao động tự do bắt đầu bán hàng trên WhatsApp, Facebook và Instagram".

Các giao dịch trên app Razorpay, nơi xử lý các khoản thanh toán cho một số dịch vụ trực tuyến như ứng dụng giao đồ ăn, đã tăng từ 12 tỷ USD vào năm ngoái lên 35-40 tỷ USD, Mathur cho biết. Bên cạnh đó, công ty này được định giá 3 tỷ USD trong vòng gọi vốn gần đây, chỉ 6 tháng sau khi đạt mốc 1 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái.

Ngoài ra, một loạt công ty khởi nghiệp khác đã trở thành kỳ lân, bao gồm: Chargebee, chuyên bán phần mềm giúp các công ty quản lý dịch vụ đăng ký; Meesho, chuyên điều hành thị trường dành cho các chủ doanh nghiệp là cá nhân muốn bán hàng trên mạng xã hội; hay Cred, mang lại điểm thưởng cho những người dùng thẻ tín dụng thanh toán hóa đơn đúng hạn.

Ấn Độ sớm soán ngôi Trung Quốc?

Ấn Độ được cho là đang nhanh chóng bắt kịp Trung Quốc về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số. Các nhà đầu tư cho rằng, điều này là nhờ vào số lượng người dùng điện thoại di động tăng nhanh cũng như các chính sách thúc đẩy thanh toán tức thì của chính phủ Ấn Độ.

Theo CB Insights, Trung Quốc vẫn thống trị danh sách các kỳ lân ở châu Á với 138 kỳ lân, gấp hơn 4 lần con số ở Ấn Độ.

Một số kỳ lân lớn nhất của Trung Quốc cũng được cho là có quy mô lớn hơn, chẳng hạn như Bytedance, nhà điều hành Tiktok, được định giá 140 tỷ USD. Trong khi kỳ lân lớn nhất Ấn Độ là One97 Communications, chủ sở hữu ứng dụng thanh toán di động Paytm, trị giá 16 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của các kỳ lân Ấn Độ báo hiệu sự thay đổi trong quyết định từ các nhà đầu tư.

Ryu Muramatsu, đối tác sáng lập của GMO VenturePartners, nhà đầu tư của Razorpay và các công ty khởi nghiệp fintech Đông Nam Á, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét phân bổ thêm vốn cho Ấn Độ trong tương lai. Có thể có sự điều chỉnh về định giá trong ngắn hạn."

Đợt IPO của Zomato sẽ là một chỉ số quan trọng cho thấy, liệu sự bùng nổ công nghệ tại xứ sở mắc màu có thể đạt được động lực hay không.

Ấn Độ đẩy mạnh cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc giữa dịch Covid-19
One97 Communications của Ấn Độ, công ty điều hành ứng dụng thanh toán di động Paytm, cũng được cho là đang chuẩn bị phát hành công khai lần đầu. (Ảnh: Kosaku Mimura)

Nhiều người cho rằng, Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn khi các công ty công nghệ "cây nhà lá vườn" lên sàn chứng khoán, chẳng hạn như Alibaba và Tencent, đã phát triển thành những doanh nghiệp có giá trị hàng đầu thế giới.

Các nhà đầu tư và công ty Trung Quốc có khả năng thua lỗ cao nếu sự bùng nổ công nghệ của Ấn Độ được phát huy mạnh hơn.

Dẫn đầu làn sóng gọi vốn mới nhất là các nhà đầu tư Hoa Kỳ như Tiger Global Management và Sequoia Capital, đã huy động hàng tỷ USD cho các quỹ mới trong những tháng gần đây.

Chargebee, tập đoàn có văn phòng tại Chennai, Ấn Độ cũng như San Francisco, Mỹ cho biết, phần lớn khách hàng của họ đã đến từ Mỹ và châu Âu.

Sau khi huy động được 125 triệu USD với mức định giá 1,4 tỷ USD, tập đoàn này có kế hoạch mở rộng dấu chân sang các thị trường châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á.

Số lượng ngày càng tăng của các công ty khởi nghiệp sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các công ty công nghệ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ở Ấn Độ cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm của New Delhi đối với hơn 200 ứng dụng của Trung Quốc vào năm ngoái sau một cuộc đụng độ biên giới giữa 2 nước.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 5/5: Số ca thiệt mạng ở Ấn Độ tăng kỷ lục, biến chủng gây nguy cơ tử vong gấp 15 lần; Campuchia lại lập 'đỉnh'
Covid-19 ở Ấn Độ và hành động đẹp của các sao
Ấn Độ và Anh chuẩn bị chính thức khởi động đàm phán FTA, mong đợi 'những chiến thắng sớm'
Vĩnh biệt Cụ Geetesh Sharma: Ngã xuống một cây to, bầu trời thêm trống vắng...
Ấn Độ 'không ngẫu nhiên' khi dự kiến mua hàng trăm xe tăng hạng nhẹ Sprut-SD của Nga

(theo Nikkei Asia)