APEC 2017: Việt Nam dự kiến đón 10.000 đại biểu

Ngày 24/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Năm APEC Việt Nam 2017: Hướng tới cộng đồng APEC năng động, tự cường và gắn kết", do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo "Năm APEC Việt Nam 2017: Hướng tới cộng đồng APEC năng động, tự cường và gắn kết".

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi rất nhiều sự kiện để chuẩn bị cho Năm APEC 2017 mà Việt Nam đăng cai tổ chức. Với quy mô lớn, thu hút hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước, Hội thảo đã trao đổi về ý nghĩa, công tác chuẩn bị và các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam trong năm 2017.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa)


Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh Diễn đàn APEC luôn có tầm quan trọng chiến lược trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ý thức về một Cộng đồng APEC ngày càng được tăng cường bởi lợi ích chung về duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác vì phát triển bền vững và thịnh vượng.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã tập trung thảo luận về những thách thức mà APEC đang phải đối mặt kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó có vấn đề an ninh, xu thế liên kết kinh tế đan xen nhiều mâu thuẫn phức tạp. Tuy nhiên, các diễn giả đều cho rằng, APEC sẽ vẫn tiếp tục là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Do đó, vị thế của APEC cần phải được củng cố, liên kết sâu rộng hơn, gắn với phát triển bền vững, tái cơ cấu, các vấn đề toàn cầu và các vấn đề thương mại, đầu tư thế hệ mới. Các diễn giả cũng khẳng định, các nền kinh tế thành viên tiếp tục coi trọng vai trò của Diễn đàn trong phát triển và chính sách đối ngoại.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Với ý nghĩa đó, việc Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2017, sau 11 năm lần đầu tổ chức APEC vào năm 2006, cho thấy rõ đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với Diễn đàn trong bối cảnh mới. Đăng cai APEC 2017 cũng là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, thể hiện quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo.

Các hoạt động APEC 2017 có ý nghĩa thiết thực tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, tạo thêm nhiều cơ hội cho các vùng miền, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp phát triển, giao lưu, quảng bá. Với tư cách nước chủ nhà, APEC 2017 còn đem lại cho Việt Nam cơ hội giới thiệu đến bạn bè khu vực về một đất nước đổi mới, năng động, có nhiều tiềm năng phát triển, đang trên con đường hội nhập toàn diện với tâm thế mới. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định: "Ta đóng góp để APEC phát triển, cũng là để tận dụng phát triển kinh tế của Việt Nam, phù hợp với xu thế liên kết kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực".

Năm APEC 2017 sẽ diễn ra ở nhiều vùng miền trên cả nước với hơn 100 hội nghị, cuộc họp các cấp. Trong tuần lễ cấp cao, dự kiến Việt Nam sẽ đón khoảng 10.000 đại biểu, doanh nghiệp, báo chí trong khu vực đến tham dự.

Các đại biểu tại Hội thảo "Năm APEC Việt Nam 2017: Hướng tới cộng đồng APEC năng động, tự cường và gắn kết".


Mặc dù Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 2006, nhưng APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế có những thay đổi sâu sắc, mang tính bước ngoặt, đặt ra cho Việt Nam và tiến trình APEC nhiều vấn đề mới, nhiều thách thức mới. Đó là một trong những lý do Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần kịp thời đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành, chuyển mạnh sang tư duy "chủ động đóng góp và tích cực đề xuất ý tưởng, sáng kiến", thúc đẩy các quan tâm chung, ưu tiên chung, nỗ lực gia tăng các điểm đồng, hài hòa khác biệt. Các cơ quan, viện nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các xu thế, đẩy mạnh nghiên cứu để đề xuất ý tưởng, sáng kiến cụ thể cho Năm APEC 2017. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp có vai trò thiết yếu trong các hoạt động của APEC, nhất là trong việc khởi xướng, thúc đẩy các ý tưởng mới, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối...


"APEC 2017 là một hoạt động đối ngoại quan trọng trong tổng thể hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Sẽ có rất nhiều hoạt động ngoại giao đa phương được triển khai để nâng cao vị thế đất nước và tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển. Cùng với APEC 2017, chúng ta sẽ thực hiện nhiều cam kết quốc tế và hoàn tất các trọng trách, đặc biệt là trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020. Chúng ta cũng sẽ phải hoàn tất các cam kết đa phương, nhất là cam kết gia nhập WTO từ năm 2007 mà chúng ta phải hoàn tất năm 2018. Tất cả những điều đó hội tụ với APEC 2017 sẽ tạo ra một sức mạnh mềm mới, một tâm thế mới cho ngoại giao đa phương và hoạt động đối ngoại của Việt Nam".

(Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Vụ trưởng, phụ trách Bộ phận thường trực Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017)



Minh Anh

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh ...
Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Việt Nam - một trong những ưu tiên của Liên mình châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đó là khẳng định của Chủ tịch Phái đoàn Ban công tác châu Á và châu Đại Dương của Hội đồng Liên minh châu Âu (COASI).
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Loại quả chứa nguồn dinh dưỡng giúp phòng chống ung thư

Nhờ giàu vitamin C và A, kali, đồng, sắt và chất tannin chống oxy hóa, hồng xiêm có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ, phòng ngừa ung thư.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động