APEC là kênh đối thoại tốt về an ninh lương thực

Trao đổi với TG&VN, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Diễn đàn APEC sẽ là một kênh đối thoại tốt về an ninh lương thực khi việc đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn có ý nghĩa sống còn với toàn khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170518154310 SOM 2 thảo luận những nội dung then chốt trong APEC
tin nhap 20170518154310 APEC 2017: Công tác y tế sẵn sàng phục vụ SOM 2

Một trong bốn đề xuất ưu tiên được nước chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017 là đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bà đánh giá như thế nào về việc lựa chọn ưu tiên này?

Đặt vấn đề an ninh lương thực trước thách thức của biến đổi khí hậu là một ưu tiên đúng đắn. Điều này hoàn toàn đúng cho cả khu vực APEC cũng như phù hợp với mối quan tâm của Việt Nam.

tin nhap 20170518154310
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan .

Nhìn chung, ở quy mô toàn cầu, an ninh lương thực vẫn đang là thách thức lớn. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) luôn cảnh báo tình trạng dân số toàn cầu vẫn tiếp tục gia tăng. Do đó, sản xuất có tăng lên cũng chưa thể bắt kịp sức tiêu dùng của người dân thế giới. Trong tương lai, nếu tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, an ninh lương thực chắc chắn sẽ càng đáng lo ngại hơn.

Đáng chú ý, những nước bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu lại là những nước sản xuất nhiều lương thực nhất. Việt Nam là một trong năm nước như vậy. Giá các mặt hàng nông sản thường thấp hơn giá các mặt hàng khác, do đó không tạo nên động lực thúc đẩy các nước phát triển nông nghiệp. Nhìn vào Việt Nam, ngay trong chính ngành nông nghiệp, chỉ riêng việc trồng lúa cũng thiệt thòi hơn hẳn so với các loại cây trồng khác, nên người nông dân có khuynh hướng bỏ trồng lúa sang canh tác những loại cây trồng cho năng suất và giá thành cao hơn. Đây là một thách thức lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Ngoài câu chuyện biến đổi khí hậu, tôi cũng muốn nêu thêm  vấn đề về dòng sông Mekong. Một trong những lý do làm cho nước sông Mekong không về được như trước đây là do việc xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn.

Sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tương lai rất đáng lo ngại. Đây lại là khu vực cung cấp tới 65% nhu cầu lúa gạo trong nước và 85% nhu cầu xuất khẩu. Khả năng xuất khẩu lúa gạo của ĐBSCL giảm mạnh không những làm cho khả năng xuất khẩu của Việt Nam giảm, mà còn ảnh hưởng đến sự đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu. 

Riêng trong các nền kinh tế thành viên APEC, lâu nay, Trung Quốc, Philippines hay Indonesisa đều nhập khẩu lương thực lớn. Những năm gần đây, họ đều gia tăng sản xuất, nhưng rất khó loại bỏ khả năng phải đi mua lương thực từ các nước khác. Vì vậy, bảo đảm an ninh lương thực trong các nền kinh tế APEC là bài toán mà khu vực phải tính đến.

Những lý do này cho thấy, đề xuất ưu tiên về an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu là một trong bốn ưu tiên cho chủ đề Năm APEC 2017 của Việt Nam là rất đúng đắn. Khi các nền kinh tế thành viên APEC đều đồng tình có nghĩa họ hiểu rằng vấn đề này có ý nghĩa sống còn với toàn khu vực, chứ không chỉ riêng Việt Nam.

tin nhap 20170518154310

Bà kỳ vọng ưu tiên này sẽ được triển khai như thế nào trong chương trình nghị sự của Năm APEC 2017?

Thứ nhất, ưu tiên này phải trở thành mối quan tâm chung của tất cả các nền kinh tế thành viên của APEC. Thứ hai, khi bàn về ưu tiên này, cần phải nghĩ trên tinh thần hợp tác, những nền kinh tế riêng lẻ sẽ không thể giải quyết được.

Bất kỳ nền kinh tế nào trong APEC, dù là mạnh nhất như Mỹ, hay số hai như Trung Quốc cũng không thể tự mình giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Vì vậy, các đối tác phải cùng nhau tham gia giải quyết, từ đó lựa chọn nền kinh tế nào có khả năng đóng góp được nhiều nhất, củng cố nguồn lực cho họ để đóng góp nhiều hơn cho an ninh lương thực trong khu vực và toàn cầu.

Việt Nam là một ví dụ điển hình. Các đối tác khác nên hỗ trợ Việt Nam tiếp tục sản xuất lương thực, không chỉ vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của riêng Việt Nam, mà còn đóng góp tích cực vào an ninh lương thực trong khu vực.

Với việc Việt Nam là chủ nhà của Năm APEC 2017, tôi rất kỳ vọng các hội nghị lần này sẽ đưa ra được một tiếng nói chung, không chỉ các nền kinh tế APEC, mà đặc biệt là các nền kinh tế có chung dòng sông Mekong sẽ cùng nhau bàn bạc, nghĩ đến lợi ích của tất cả các bên.

Hiện nay chúng ta đã có Ủy hội sông Mekong quốc tế. Nhưng nước đầu nguồn sông Mekong là Trung Quốc lại không tham gia, các nước khác có tham gia nhưng vẫn chưa thực hiện đầy đủ các cam kết của mình vì lợi ích chung của con sông. Vì vậy, vấn đề về dòng sông Mekong không nên chỉ thu hẹp ở một vài quốc gia thuộc Tiểu vùng Mekong mà phải tạo ra một tiếng nói chung đủ mạnh để yêu cầu các nước lớn tham gia và đóng góp trách nhiệm vì lợi ích của dòng sông.

Tôi đánh giá APEC sẽ là một kênh đối thoại tốt để có được một tiếng nói khách quan và đủ mạnh để đòi hỏi các nước Mekong phải có trách nhiệm và nghiêm túc vì lợi ích chung của dòng sông, góp phần đảm bảo an ninh lương thực của khu vực.

Về phía Việt Nam cần có những giải pháp gì để đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thưa bà?

Lâu nay các dự án về biến đổi khí hậu vẫn chỉ dừng lại ở các dự án nghiên cứu, tài trợ của nước ngoài, dừng lại về lý thuyết, chưa đi vào hành động thực tế. Thực sự, những gì xảy ra ở ĐBSCL vừa qua đã cho thấy bài học lớn về những tác hại thực tế kinh khủng như thế nào, nó vượt qua tất cả những hình dung và bàn bạc trước đó.

Chúng ta mới chỉ đưa ra những kịch bản biến đổi khí hậu dự kiến, nhưng đến khi có một kịch bản thực tế với hai thảm kịch xảy ra cùng lúc vừa biến đổi khí hậu vừa nước sông Mekong không về thì mới thấy tác hại của biến đổi khí hậu được nhân lên như thế nào. Trước đây, chúng ta vẫn tách rời hai chuyện biến đổi khí hậu và chuyện về dòng sông Mekong, chỉ giải quyết những vấn đề đơn lẻ nên bài toán không đầy đủ. Tôi cho đấy là một bài học đau xót nhưng đáng giá để chúng ta phải nhìn lại những vấn đề về biến đổi khí hậu một cách thực tế hơn và phải thực sự hành động.

Cách làm nông nghiệp cũng cần thay đổi. Bao lâu nay chúng ta bị ám ảnh về tư duy an ninh lương thực, chạy theo số lượng, cố gắng tăng năng suất, tăng mùa vụ, đưa rất nhiều phân bón, hóa chất khiến đất nhanh bị bạc màu, xa rời phương thức canh tác truyền thống vốn dựa trên cân bằng sinh thái. Tuy ngày xưa năng suất của chúng ta thấp hơn, nhưng chất lượng gạo tốt hơn, đất đai không bị bạc màu, người dân vẫn có cuộc sống ổn định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tính nếu giảm diện tích trồng lúa từ 3,8 triệu xuống còn 3 triệu ha, nước ta vẫn đảm bảo được an ninh lương thực và có dư thừa để xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước nên xem lại quy hoạch trồng lúa, trước hết bỏ quy hoạch ở những nơi trồng lúa không hiệu quả. Tập trung quy hoạch ở một số vùng lúa có khả năng sản xuất với năng suất và hiệu quả cao, sao cho đảm bảo đạt được tổng sản lượng mục tiêu.

Tại ĐBSCL, gần đây do biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn, nước ngọt và phù sa khan hiếm hơn nên một số nơi không thể chỉ chuyên canh trồng lúa được nữa. Chính vì vậy, nông dân đã chuyển sang trồng xen canh một vụ lúa, một vụ tôm hoặc cá, cho sản phẩm có năng suất, chất lượng tốt và thu nhập cao hơn nhiều. Nhà nước nên để cho họ làm như vậy.

Tóm lại, để đảm bảo quy hoạch trồng lúa, tốt nhất là một mặt Nhà nước hỗ trợ đầu tư để tăng hiệu quả sản xuất lúa ở những nơi cần giữ; mặt khác, có chính sách để đảm bảo lợi ích của người chuyên trồng lúa không bị thua kém những nông dân trồng xen vụ ở cùng địa phương.

Xin cám ơn bà!

tin nhap 20170518154310
Khởi động các cuộc họp đầu tiên của SOM 2 APEC 2017

Ngày 9/5, tại Hà Nội, Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM 2) và các cuộc họp liên quan bước ...

tin nhap 20170518154310
Hoàn tất công tác chuẩn bị cho SOM 2

Phòng họp, sảnh trung tâm, khu vực xung quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia nơi nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng trong ...

tin nhap 20170518154310
49 cuộc họp trong khuôn khổ SOM2 APEC 2017

Từ 9 – 21/5, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 2 các quan chức cao cấp APEC 2017 (SOM2) và các ...

Diễn Tú (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Phiên bản di động