TIN LIÊN QUAN | |
Khai mạc Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 | |
Khai mạc Hội nghị tổng kết các quan chức cao cấp của APEC 2017 |
Marie Sherylyn Deleña Aquia
Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Ðầu tư của APEC
Vai trò của APEC trong việc tạo thuận lợi cho tiến trình hội nhập khu vực đã góp phần thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hoạt động trên cơ sở không ràng buộc, các sáng kiến đều tập trung vào việc cắt giảm hàng rào thuế quan giữa các nền kinh tế thành viên, hài hòa các chuẩn mực và quy định, tinh gọn các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông qua biên giới thuận lợi hơn. Bằng việc thúc đẩy phát triển cân bằng, bền vững, sáng tạo và an toàn, APEC tiếp tục phấn đấu vì sự thịnh vượng của các thành viên.
Bà Marie Sherylyn Delena Aquia (giữa), Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Ðầu tư của APEC. |
Nhờ tính năng động, quy mô, cùng khả năng tạo đồng thuận và thực hiện các chương trình dài hạn, APEC có vị trí đặc biệt thuận lợi để triển khai chiến lược phát triển bền vững và bao trùm. Hàng năm, chúng tôi chứng kiến cam kết của các nền kinh tế APEC trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các MSME và mở ra triển vọng lớn hơn cho tất cả mọi thành phần, gồm cả phụ nữ và thanh niên, thông qua các dự án và chính sách nâng cao năng lực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng bao trùm. Cam kết này được định hướng dựa trên tầm nhìn thực hiện các Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do và mở giữa các nền kinh tế APEC.
Việt Nam đăng cai tổ chức APEC lần đầu tiên vào năm 2006. Sau 11 năm, Việt Nam là một trong các nền kinh tế năng động nhất ở khu vực, cùng một môi trường mở và tự do về thương mại và đầu tư. Năm 2017 là thời điểm có ý nghĩa khi các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục lựa chọn tổ chức Tuần lễ Cấp cao tại Ðà Nẵng, một thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở Việt Nam và hiện là điểm nóng thu hút đầu tư quốc tế.
Việt Nam cũng hiểu rất rõ rằng tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. APEC đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tạo ra môi trường này bằng cách tập trung vào các lĩnh vực chính sách và hỗ trợ các nền kinh tế xây dựng các chính sách phù hợp.
Nhưng chính sách như thế nào là phù hợp? Ðây là điều mà mỗi nền kinh tế phải tự xác định dựa trên nguồn lực, mối quan tâm và nhu cầu của họ, trong đó có việc quản lý tác động của thương mại và đầu tư trong vấn đề phân phối. Quản lý những thay đổi ở mỗi nền kinh tế sẽ luôn là công việc hết sức quan trọng của chính phủ vì những nghi ngờ về lợi ích thương mại và hậu quả của toàn cầu hóa sẽ luôn hiện hữu. Do đó, không nên bỏ qua những thái độ trên mà cần giải quyết trên tinh thần xây dựng. Nếu không, các chính sách mở và những tiêu chí đại diện cho APEC sẽ dần mất đi sự ủng hộ của cộng đồng.
Cuộc họp của Ủy ban Thương mại và Đầu tư trong khuôn khổ APEC 2017. |
Ðiều này thậm chí còn quan trọng hơn khi mà các chính sách thương mại và đầu tư cần phù hợp với các chính sách khác về kinh tế, công nghiệp, xã hội, lao động và môi trường. Sự gắn kết này cần được thực hiện cả ở chính từng nền kinh tế và giữa các nền kinh với nhau, và được đẩy mạnh thông qua một khuôn khổ thế chế cho phép sự dịch chuyển tự do của các dòng hàng hóa, con người, dịch vụ và thông tin. APEC tìm cách giải quyết tất cả các vấn đề này, tìm kiếm các cấp độ gắn kết thông qua hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
Thêm vào đó, giá trị của APEC là khả năng hợp tác với doanh nghiệp. Chưa có tổ chức hay diễn đàn nào chủ động tìm hiểu các mối quan tâm của doanh nghiệp như cách mà APEC đã làm ở cả cấp kỹ thuật (hội nghị bên lề và ủy ban) và cấp chính sách (các cuộc họp của lãnh đạo cấp cao và bộ trưởng, và đối thoại cấp lãnh đạo). Sự chủ động này là đặc điểm nổi bật, khiến diễn đàn trở nên phù hợp, năng động hơn, và cũng là một điều cần thiết cho APEC và các doanh nghiệp.
Hệ thống thương mại toàn cầu ngày nay khác với thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Chuỗi giá trị toàn cầu đã nổi lên rõ nét và trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế toàn cầu. Theo UNCTAD, năm 2015, ước tính 80% giao dịch thương mại toàn cầu diễn ra trong mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia, chiếm hơn 1.000 tỷ USD lưu lượng FDI toàn cầu hàng năm. Thực tế là mạng lưới các nhà cung cấp và người mua hàng này là do các công ty lớn, đa quốc gia thúc đẩy, điều này mang lại cả thách thức và cơ hội.
Ðồng thời trong những thập niên qua, các nền kinh tế đang phát triển đã mạnh hơn và gia tăng ảnh hưởng qua việc hình thành các mối liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế khác về thương mại và đầu tư. Từ năm 1990 đến năm 2010, thị phần của các nền kinh tế đang phát triển trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu đã tăng gấp đôi. Bằng cách tập trung và chuyên môn hóa một phần trong chuỗi giá trị, nhiều nền kinh tế đang phát triển nắm bắt lợi ích của thương mại và đầu tư. Hơn thế nữa, ngay cả khi chuỗi giá trị toàn cầu là do các công ty lớn dẫn dắt, chúng ta cũng không thể xem nhẹ tầm quan trọng và sự tham gia của các MSMEs. Các doanh nghiệp MSMEs bán thành phẩm cho các công ty lớn và tham gia gián tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu. Mặc dù APEC đang thiếu dữ liệu chính xác, nhưng có thể nhận thấy cơ hội phát triển của một số thành viên khi giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp MSMEs trong thị phần của tổng giá trị xuất khẩu dao động từ mức gần 15% tới gần 70%. Sở hữu một mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, APEC nên tích cực đề xuất những hành động tập thể nhằm khuyết khích sự tham gia và đóng góp nhiều hơn từ các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp MSME trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thương mại và đầu tư chắc chắn vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cải thiện mức sống, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Do đó, công việc của Ủy ban Thương mại và Ðầu tư của APEC (CTI) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. CTI được thành lập vào tháng 11 năm 1993, là cơ quan điều phối và diễn đàn chính thảo luận các vấn đề chính sách thương mại và đầu tư.
Thông qua CTI, APEC tập trung vào các ưu tiên thương mại và đầu tư với chương trình nghị sự về hội nhập kinh tế khu vực, tạo thuận lợi hóa và kết nối thương mại, cũng như hỗ trợ WTO và hệ thống thương mại đa phương. Những ưu tiên này được nhấn mạnh qua các chủ đề xuyên suốt của các doanh nghiệp MSMEs trong lĩnh vực sáng tạo và nâng cao chất lượng. Tất cả các ưu tiên này đều được đưa ra nhằm thực hiện tầm nhìn về tự do thương mại đề ra trong các Mục tiêu Bogor.
Với những hoạt động của mình, CTI giúp APEC trở nên thích hợp hơn thông qua những sáng kiến trọng yếu, góp phần vào quản lý thương mại và năng lực xây dựng thể chế. Từ những cuộc họp của CTI đến cuộc họp cấp Bộ trưởng và Lãnh đạo là một chặng đường dài và đầy gian khó. Có những sáng kiến bị lãng quên, trong khi những sáng kiến khác lại tồn tại, phát triển và tái sinh bên ngoài khuôn khổ APEC như trong chính sách của một thành viên, trong các FTAs hoặc trong WTO. Một số sáng kiến phải mất nhiều năm mới thành công, trong khi những sáng kiến khác lại được hoan nghênh ngay lập tức. Tuy nhiên, tất cả đều là những quy trình quan trọng và được xem là thành quả của CTI. Chúng có thể không quan trọng với một số quan sát viên nhưng nếu nhìn kỹ lại sẽ thấy những đóng góp đáng kể của APEC. Tất nhiên nhiều thách thức vẫn đang tồn tại, nhưng nếu các nền kinh tế APEC đều tới diễn đàn với tinh thần sẵn sàng thảo luận, đàm phán và hiệp thương, APEC vẫn sẽ vững bước trên con đường đúng đắn dẫn dắt tiến trình cải cách chính sách thương mại và đầu tư. Và với niềm tin dành cho Việt Nam trong vai trò chủ nhà APEC 2017, APEC có thể tiếp tục con đường hướng tới tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Tổng thống Mexico: Việt Nam và Mexico gắn kết Thái Bình Dương Trước khi lên đường dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Việt ... |
APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi Ngày 5/11, ngay trước thềm Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), GS. TS. Trần ... |
ABAC tập trung kiến nghị ba vấn đề cốt lõi Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) đã nhất trí tập trung kiến nghị lãnh đạo APEC ba vấn đề cốt lõi có ảnh ... |