TIN LIÊN QUAN | |
Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN nhóm họp với các đối tác | |
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN |
Tăng cường kết nối để hội nhập
Trong bài viết trên trang web của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia (ASPI), John Coyne, người đứng đầu chương trình an ninh biên giới ASPI cho rằng, thỏa thuận vận tải hành khách qua biên giới trên bộ đạt được giữa các Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN trong cuộc gặp lần thứ 23 mới đây (12/10) rất đáng chú ý.
Ảnh minh họa: Môi trường an ninh của ASEAN đang phát triển nhanh theo xu hướng nhập cư bất thường, đe dọa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. (Nguồn: The Straits Times) |
Thỏa thuận này sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập cảnh và quá cảnh của xe chở khách ở các khu vực biên giới trên bộ của ASEAN. Đây là một bước tiến nhỏ nhưng rất quan trọng đối với ASEAN trong quá trình kết nối và hội nhập kinh tế khu vực rộng lớn hơn.
Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên các nỗ lực của ASEAN nhằm tăng cường các kết nối trên bộ, trên biển và trên không. Để thúc đẩy và phát triển du lịch, đầu tư, thương mại và giao lưu văn hoá, kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN kêu gọi tạo thuận lợi cho lưu thông hành khách và giảm chi phí vận chuyển trong khu vực.
Tuy nhiên, hiện nay, khu vực đang đối mặt với các mối đe dọa an ninh chưa từng có và không có chiều hướng suy giảm. Môi trường an ninh của ASEAN đang phát triển nhanh theo xu hướng nhập cư bất thường, đe dọa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Có thể thấy, những phát triển này đang tạo ra nhiều đe dọa và rủi ro an ninh biên giới ngày càng phức tạp. Do đó, các nước ASEAN cần phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là liên quan đến an ninh biên giới trước khi có thể đạt được một sự hội nhập kinh tế có ý nghĩa hơn.
Bài học từ khu vực Schengen
Kinh nghiệm hội nhập kinh tế của châu Âu mang lại nhiều bài học về an ninh biên giới cho ASEAN.
Khu vực Schengen của châu Âu được phát triển để thúc đẩy sự tự do đi lại một cách không hạn chế của con người, hàng hoá, dịch vụ và vốn. Để làm được điều đó, các thành viên Schengen đã coi an ninh biên giới là trách nhiệm tập thể, mỗi quốc gia thành viên duy trì trách nhiệm về an ninh trong nước.
Trên thực tế, an ninh biên giới của châu Âu bao gồm các biện pháp an ninh cứng ở khu vực biên giới trên biển, trên bộ và trên không, sự kiểm soát giữa các nước thành viên phần lớn là không tồn tại.
Các quốc gia thuộc khối Schengen của châu Âu thường tập trung nhiều hơn vào việc tạo điều kiện cho sự di chuyển tự do hàng hoá, con người và giá trị hơn là giữ vững an ninh. Điều này đã tạo áp lực cho những người chịu trách nhiệm về hội nhập và bảo đảm an ninh quốc gia. Có thể nói, đây cũng là một trong những yếu tố tác động khiến an ninh biên giới châu Âu không được bảo đảm và chịu nhiều áp lực. Theo Frontex - cơ quan quản lý biên giới châu Âu, năm ngoái đã có hơn 1,8 triệu lượt người vượt biên bất hợp pháp bị phát hiện ở khu vực biên giới Schengen, cao gấp 6 lần năm 2014.
Đối với ASEAN, rõ ràng là nhiều đe dọa an ninh trong nước có xu hướng vượt qua biên giới. Tính chất xuyên quốc gia của chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức có nghĩa rằng quan hệ giữa các vấn đề an ninh trong nước và an ninh quốc gia không còn rõ ràng như trước đây nữa. Trong bối cảnh này, các chính phủ phải nỗ lực cả đơn phương và đa phương để cải thiện quá trình thông tin và hợp tác giữa các cơ quan trước, tại và sau biên giới.
Kinh nghiệm của châu Âu nhấn mạnh quan điểm rằng các cơ quan biên giới cần có khả năng triển khai nhanh chóng các biện pháp để đối phó với các mối đe dọa nảy sinh. Khả năng này giúp cho các nhà lãnh đạo phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế hoặc an ninh. Việc tăng cường khả năng xử lý nhanh của các cơ quan biên giới khác nhau trong ASEAN không phải là nhiệm vụ dễ dàng và trong ngắn hạn.
Việc quản lý hợp lý biên giới bên ngoài cần được xác định là nhằm đạt được sự hài hòa giữa việc bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho di chuyển. (Ảnh: Jamie Koh) |
Đảm bảo theo chuỗi
Việc bảo đảm an ninh theo chuỗi cũng sẽ rất quan trọng đối với thành công của chiến lược hội nhập biên giới của ASEAN. Ở cấp độ khu vực, công nhận và quản lý liên tục những điểm nút trong chuỗi sẽ là nền tảng cho hội nhập. Sự bảo đảm an toàn về người và hàng hoá trong chuỗi này sẽ có tầm quan trọng như nhau.
Để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, các nước ASEAN cần phải xem xét việc phát triển các yêu cầu về an ninh biên giới và chuỗi cung ứng tối thiểu. Các tiêu chuẩn tối thiểu này phải bao gồm tham chiếu đến các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).
UNCAC là nền tảng vững chắc và một lộ trình rõ ràng cho cách đối phó của ASEAN đối với tham nhũng trong quá trình triển khai chuỗi này. Các nước ASEAN đã có những tiến bộ đáng kể, mặc dù không đồng đều, đối với việc thực hiện UNCAC. Thách thức đối với ASEAN hiện nay là tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi để có thể theo kịp với động lực thúc đẩy hội nhập biên giới. ASEAN cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố xã hội, địa chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến dòng người di cư và an ninh biên giới để triển khai chiến lược can thiệp từ sớm.
Việc quản lý hợp lý biên giới bên ngoài cần được xác định là nhằm đạt được sự hài hòa giữa việc bảo đảm an ninh và tạo thuận lợi cho di chuyển. Nỗ lực này nên được duy trì liên tục theo định hướng bảo đảm an ninh và kinh tế. Tuy nhiên, để không mắc sai lầm và có sự kết hợp hài hòa trong hội nhập kinh tế ASEAN sẽ rất gian nan và phức tạp.
Kỷ niệm quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN với học viên trẻ Đông Nam Á Ngày 12/10 tại Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng các học viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam ... |
Đã đến lúc ASEAN sở hữu một thương hiệu riêng Không có lý do gì để ASEAN không thể tạo ra một thương hiệu sản phẩm cho riêng mình như Sony của Nhật Bản hay ... |