ASEAN chung lý tưởng thay đổi cách tiếp cận nguồn lợi từ biển

Ngày 9/6, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh và phát triển biển: Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á-Âu” do Học viện Ngoại giao và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức đã khai mạc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien Cuộc họp lần thứ 12 các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc
asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien Hội thảo Giới thiệu Quỹ Hội nhập ASEAN – Nhật Bản lần thứ 3

Hội thảo lần này là cơ hội để học giả và quan chức chính phủ từ các nước châu Á và châu Âu thảo luận, chia sẻ khuôn khổ pháp lý, kinh nghiệm, biện pháp thúc đẩy hợp tác, ứng phó với các thách thức an ninh biển truyền thống và phi truyền thống.

Ở khía cạnh an ninh truyền thống, các đại biểu thảo luận kinh nghiệm, biện pháp quản lý và từng bước giải quyết các tranh chấp biển trong khu vực. Ở khía cạnh phi truyền thống, hội thảo là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp tăng cường cơ chế phối hợp nâng cao nhận thức biển, đề xuất mô hình hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành, xây dựng quy tắc ứng xử, thúc đẩy việc thực hiện và tôn trọng pháp luật quốc tế nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu phát triển.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý nhận định sự tồn tại của nhiều thách thức cũ, sự xuất hiện của nhiều vấn đề mới trong các không gian biển hiện nay, không chỉ đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải xây dựng nhận thức chung về lợi ích, mối đe dọa chung mà còn đặt ra nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm, cách tiếp cận trong việc xử lý các mối quan tâm này. Khác biệt trong cách nhìn nhận về lịch sử không thể là lý do để đưa ra cách giải thích khác, phớt lờ hay thậm chí phá bỏ, viết lại nền tảng hệ thống luật quốc tế. Khoảng cách về trình độ phát triển không thể là cớ để các quốc gia, vùng lãnh thổ khoanh tay trước những thách thức đòi hỏi để ứng phó với không gian sinh tồn chung đang bị đe dọa.

asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý phát biểu tại phiên hội thảo. (Ảnh: TTXVN)

Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cũng nhấn mạnh hơn bao giờ hết, các vấn đề an ninh biển, khuôn khổ luật pháp quốc tế về Luật Biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì hài hoà và hòa bình ở Đông Nam Á. Trên thế giới, vấn đề lớn hơn là giải quyết các thách thức mới đang đặt ra với cộng đồng của các quốc gia bình đẳng chủ quyền, đồng thời tuân thủ và thực thi các quy tắc chung, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo hoà bình ổn định trong một thế giới toàn cầu hoá.

Ngày đầu tiên của hội thảo gồm ba phiên với 7 tham luận và gần 150 ý kiến thảo luận về các biện pháp để đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống trên biển cũng như các cơ chế quản lý biển. Các diễn giả tiếp cận các diễn biến gần đây ở Biển Đông và Hoa Đông từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ quốc phòng, ngoại giao, kinh tế tới luật pháp nhằm tìm kiếm các cơ hội, ý tưởng về quản trị chung, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia có liên quan trực tiếp đến tranh chấp.

Trong phiên thứ nhất về các thách thức an ninh truyền thống trên biển, ý kiến chung cho rằng trật tự quốc tế, an ninh, an toàn trên biển cần tiếp tục được duy trì, cải thiện, trong đó Công ước của Liên hợp quốc (UNCLOS) được coi là Hiến pháp Biển cần được tất cả các bên tôn trọng. Các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn các nước liên quan hành động có trách nhiệm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đóng góp lớn hơn, thiết thực hơn vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực.

ASEAN có vai trò quan trọng trong việc định hình kiến trúc an ninh ở khu vực, là diễn đàn quan trọng để thảo luận vấn đề Biển Đông, xây dựng các cơ chế để quản lý và kiểm soát các tranh chấp biển. Hội thảo cũng nhấn mạnh về nhu cầu cần gác lại các tranh chấp về chủ quyền để tập trung vào việc quản lý các tình huống khủng hoảng, thúc đẩy các hợp tác thực chất để xây dựng lòng tin. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) là vô cùng cần thiết.

Một đề xuất đáng chú ý là các nước ASEAN có chung lý tưởng cần thay đổi cách tiếp cận, tập trung hơn trong việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong đó, quản lý bền vững, bảo vệ nguồn cá, đa dạng sinh học biển được nhìn nhận là những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác vì ba lý do quan trọng: Hải sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với các nước; đánh bắt cá là nguồn tạo thu nhập chính cho đa số các cộng đồng cư dân sinh sống ven biển; môi trường biển bị đe dọa, nguồn cá đứng trước nguy cơ cạn kiệt và khó thể phục hồi.

Phiên thứ hai của hội thảo phân tích các thách thức an ninh phi truyền thống nghiêm trọng mà khu vực phải đối mặt, gồm có đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển và ô nhiễm môi trường biển.

Theo các học giả, đa số các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển về bản chất là những vấn đề xuyên quốc gia, thường xuất phát từ các động cơ kinh tế. Từ đó, ý kiến chung tại hội thảo nhấn mạnh các nước liên quan cần phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ từ khía cạnh kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, các quốc gia tăng cường sự phối hợp và thực thi qua việc tham gia và thực hiện các công ước quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin và xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể.

Tại phiên cuối cùng trong ngày đầu tiên, các đại biểu chia sẻ chính sách quốc gia, kinh nghiệm về việc kết hợp khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững. Đặc biệt, thực tiễn của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy môi trường biển được quản lý hiệu quả bởi một hệ thống pháp luật nhiều tầng nấc, Luật quốc tế, luật liên minh châu Âu và luật quốc gia. Sự thành công này bắt nguồn từ việc các nước thành viên EU chia sẻ nhận thức chung về sự cần thiết phải phát triển bền vững, sẵn sàng nhượng một phần “chủ quyền quốc gia,” cho phép các cơ quan liên quan của EU xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý tài nguyên bền vững chung cho toàn bộ khu vực.

Điểm nhấn xuyên suốt của các phiên thảo luận trong ngày thứ nhất của hội thảo là ý chí chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa để vượt qua những khác biệt về yêu sách chủ quyền, vùng biển, khoảng cách về năng lực ứng phó để hợp tác nhằm bảo vệ không gian biển, không gian sinh tồn chung của các quốc gia.

asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien Ba Lan ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông theo Luật Quốc tế

Sáng 9/6 theo giờ địa phương (tức chiều 9/6 theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, Phó Chủ tịch nước Đặng ...

asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien Đô đốc Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay trên Biển Đông

Mới đây, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson đã tới thăm tàu sân bay USS John C. Stennis đang hoạt động trên ...

asean chung ly tuong thay doi cach tiep can nguon loi tu bien Tiếp nối truyền thống anh dũng, kiên cường bảo vệ chủ quyền biển đảo

"Chúng ta phải cùng nhau gìn giữ hòa bình trên mỗi ngọn sóng của Biển Đông, là tiền đề để xây dựng nước ta trở ...

PV.

Đọc thêm

Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia Huỳnh Trung Khánh cho rằng, giá vàng miếng SJC tăng nóng là do tâm lý thị trường trong nước đẩy giá lên trong thời gian gần đây.
Arsenal lên kế hoạch cắt giảm nhân sự không trong kế hoạch mùa giải 2024/25

Arsenal lên kế hoạch cắt giảm nhân sự không trong kế hoạch mùa giải 2024/25

Arsenal đang lên kế hoạch cho đợt bán cầu thủ rầm rộ vào Hè tới, với ít nhất 10 cái tên sẽ phải ra đi.
VCK EURO 2024: Nước Đức ưu tiên vấn đề an ninh lên hàng đầu

VCK EURO 2024: Nước Đức ưu tiên vấn đề an ninh lên hàng đầu

Bảo đảm an toàn cho người hâm mộ và các cầu thủ sẽ là một nhiệm vụ lớn đối với nước Đức, trong bối cảnh quốc gia này sẽ đăng ...
Ba Lan: Lại xảy ra hỏa hoạn lớn, vụ thứ 2 sau chưa đầy một ngày, 10 xe bus bị thiêu rụi

Ba Lan: Lại xảy ra hỏa hoạn lớn, vụ thứ 2 sau chưa đầy một ngày, 10 xe bus bị thiêu rụi

Rạng sáng 13/5 (giờ địa phương), một vụ hỏa hoạn tại kho hàng ở miền Nam Ba Lan, khiến 10 xe bus của một công ty vận tải tư nhân ...
Dự báo thời tiết ngày mai (14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng; phía Nam có nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng; phía Nam có nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (14/5) theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Lý do Tổng thống Putin bất ngờ chọn người 'ngoại đạo' làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Lý do Tổng thống Putin bất ngờ chọn người 'ngoại đạo' làm Bộ trưởng Quốc phòng Nga

Tổng thống Nga Putin quyết định thay thế đồng minh lâu năm là Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu bằng cựu Phó Thủ tướng chuyên trách kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động