Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

TS. Vũ Đăng Minh
Trong hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các ngành, các lực lượng đều nỗ lực tham gia, làm tất cả những gì có thể, để đóng góp nhiều nhất, cao nhất vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong tiến trình đó, Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều văn kiện ngoại giao, pháp lý, nổi bật là hai mốc son chói lọi, Hiệp định Geneva (1954) và Hiệp định Paris (1973).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thời gian, bối cảnh, diễn biến khác nhau, nhưng điểm chung nổi bật của hai sự kiện trọng đại đó là đóng góp to lớn của mặt trận ngoại giao đối với cách mạng Việt Nam và khu vực, thế giới.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh tư liệu)

70 năm nhìn lại

Trên đà thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông 1952 và Xuân 1953, tháng 11/1953, Tổng quân ủy bắt đầu triển khai Kế hoạch Đông Xuân 1953-1954. Cục diện chiến trường chuyển hóa ngày càng có lợi cho ta. Phối hợp với mặt trận quân sự, ngoại giao tiến hành nhiều hoạt động quan trọng với bạn bè và cả đối thủ. Tháng 11/1953, trả lời phỏng vấn tờ Expressen (Thụy Điển), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố, sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Quan điểm đó thể hiện thiện chí của ta, đồng thời tác động lớn đến tâm lý, tinh thần binh sĩ quân đội và lực lượng ôn hòa trong chính phủ Pháp.

“Ngửi thấy mùi thất bại”, chính phủ Pháp xoay sang tìm “lối thoát trong danh dự”. Các nước lớn cũng nhảy vào cuộc. Ngày 25/1/1954, Hội nghị Tứ cường khai mạc tại Berlin (Đức), quyết định sẽ triệu tập Hội nghị quốc tế ở Geneva để giải quyết chiến tranh Triều Tiên và vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhưng chỉ đến khi chiến dịch Điện Biên phủ giành thắng lợi “chấn động địa cầu”, Pháp mới chịu ngồi vào bàn đàm phán, Hội nghị Geneva chính thức khai mạc (8/5/1954).

Quân Pháp thua trên chiến trường, nhưng dựa vào đồng minh, vẫn cố giành lợi thế nhất có thể. Trải qua 31 phiên họp, 83 ngày (5/8-21/7), cuộc đấu trí trên bàn đàm phán căng thẳng, gay go, quyết liệt không kém gì chiến trường. Chín năm kháng chiến, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva đã kết thúc chiến tranh ở xứ Đông Dương; Việt Nam giành được sự công nhận, cam kết quốc tế tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, giải phóng một nửa đất nước chấm dứt gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp. Theo nhà báo Australia Wilfred Burchett, Việt Nam đã làm thất bại âm mưu quốc tế hóa chiến tranh của Pháp. Đó không những là thắng lợi của Việt Nam mà còn là biểu tượng, nguồn động lực cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Tuy nhiên, tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau hai năm không được thực hiện. Chúng ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm mới thực hiện trọn vẹn mục tiêu. Có chuyên gia, học giả cho rằng, Hội nghị Geneva chưa được như mong muốn, chưa tương xứng với thắng lợi quân sự, cục diện chiến trường. Nếu kiên quyết hơn, kinh nghiệm hơn, ta có thể làm hơn thế.

Lịch sử không có chuyện “nếu như”… Đặt vào hoàn cảnh lúc đó mới thấu hiểu được kết cục. Điều kiện đất nước vô cùng khó khăn; vị thế, quan hệ quốc tế của Việt Nam còn hạn chế. Cuối năm 1953, tổng số quân Pháp, cả ngụy quân khoảng 465.000 người, cộng thêm 123 máy bay, 212 tàu chiến được Mỹ viện trợ. Tại Điện Biên Phủ, Pháp mất khoảng 16.200 quân (thương vong, bị bắt sống, tan rã). Cộng với tổn thất ở các chiến trường, khu vực khác, quân Pháp vẫn còn số lượng khá lớn.

Ngoài tương quan thực lực, ý đồ chiến lược của hai bên, kết cục đàm phán còn phụ thuộc vào bối cảnh quốc tế và toan tính của các nước lớn tham dự Hội nghị. Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ ta, nhưng cũng muốn chấm dứt chiến tranh, tạo môi trường thuận lợi cho chủ trương “chung sống hòa bình”. Một số nước không rốt ráo với việc giám sát thực thi Hiệp định. Thông tin quốc tế ít ỏi, nhưng ta đã thấy lấp ló bộ mặt sẵn sàng can thiệp của Mỹ. Với bối cảnh đó, kéo dài Hội nghị chưa chắc đạt kết quả như mong muốn...

Tuy còn có mặt chưa như mong muốn, nhưng Hiệp định Geneva mang lại cho ta một nửa đất nước, khoảng lặng cần thiết để hồi phục sau chín năm kháng chiến, đấu tranh thực thi Hiệp định và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với biến cố phức tạp, khó lường có thể xảy ra. Thực tiễn sau này đã chứng tỏ nhận định đúng đắn đó.

Vượt qua khó khăn trong lần đầu tiên đàm phán, ký kết một văn kiện pháp lý quốc tế lớn như Hiệp định Geneva, chúng ta thu được những bài học rất quan trọng. Đó là bài học về kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: Chính trị, quân sự, ngoại giao; phát huy mối quan hệ biện chứng giữa “Chiêng và tiếng”; về giữ vững độc lập, tự chủ, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi và cảnh giác với sự thỏa hiệp giữa các nước lớn, trong đó có cả bạn bè, đối tác. Những bài học rất quý cho cuộc đàm phán Marathon 15 năm sau ở Paris.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
Chữ ký của các bên tham gia Hội nghị Paris 1973. (Ảnh tư liệu)

Hiệp định Paris - sự kế thừa và phát triển

Hội nghị Geneva diễn ra trong 83 ngày. Còn quá trình đàm phán Hiệp định Paris kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, trải qua 201 phiên công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao… Hội nghị Geneva bắt đầu một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính thức kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Hội nghị Paris được khởi động sau những thắng lợi quân sự, đặc biệt là đòn tiến công choáng váng Tết Mậu Thân 1968, làm rung chuyển toàn bộ chiến trường và Lầu Năm Góc.

Hội nghị Paris là quá trình vừa đánh, vừa đàm, kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi của bạn bè, đối tác, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và ở chính nước Mỹ. Mặt trận nào cũng quan trọng, nhưng quân sự vẫn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt, sau thắng lợi của “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội và một số thành phố khác, ngày 30/12/1972, Mỹ phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, đề nghị nối lại đàm phán và đến ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris đã được ký kết.

Quá trình đàm phán, ta luôn giữ thế chủ động, nắm chắc tình hình địch, bối cảnh thế giới, liên tiếp đưa ra các bản tuyên bố, với những điều chỉnh linh hoạt, đẩy địch vào thế bị động, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Nổi bật là sách lược tạm gác một số yếu tố nội bộ miền Nam (không đòi xóa chính quyền Sài Gòn, gạt Thiệu), gỡ nút thắt, buộc Mỹ chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo cục diện mới, đẩy nhanh tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với tổn thất hạn chế nhất có thể.

Mỹ luôn tìm kiếm sự thỏa hiệp với Trung Quốc, Liên Xô… để hạn chế viện trợ cho Việt Nam, và đạt kết quả nhất định. Nhưng ta vẫn kiên định đường lối độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm cơ sở; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ to lớn, quý giá của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác; kiên quyết thực hiện đến cùng mục tiêu chính trị, quân sự đề ra.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, ngày 7/5. (Nguồn: TTXVN)

Những giá trị, bài học cho tương lai

Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta có điều kiện ôn lại hai mốc son trên mặt trận ngoại giao Việt Nam. Diễn ra sau gần 20 năm, Hiệp định Paris đã kế thừa, phát triển bài học kinh nghiệm của Hiệp định Geneva lên tầm cao mới. Bối cảnh, không gian và diễn biến khác nhau, nhưng điểm chung cơ bản của hai Hiệp định là khẳng định đóng góp to lớn, vai trò quan trọng, không thể thiếu của mặt trận ngoại giao vào thắng lợi chung của đất nước, dân tộc.

Nhiều năm trôi qua, những bài học lớn, mang tính nguyên tắc, quy luật từ Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris vẫn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Nổi bật là sự vận dụng nhuần nhuyễn và xuyên suốt tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tạo dựng tiền đề, nền tảng cho quá trình hình thành, phát triển trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh - chiến ...

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...

Hiệp định Geneva và triết lý đối ngoại mang đậm bản sắc ‘cây tre Việt Nam’

Hiệp định Geneva và triết lý đối ngoại mang đậm bản sắc ‘cây tre Việt Nam’

Thắng lợi của Hiệp định Geneva 1954 là một trong những thực tiễn sinh động cùng với truyền thống lâu đời của ngoại giao Việt ...

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva: Tư thế của người chiến thắng

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Lực lượng Hamas và Fatah đạt được thỏa thuận 'đoàn kết dân tộc' sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của 12 phe phái khác ở Palestine...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động