ASEAN đẩy mạnh hợp tác, ứng phó hữu hiệu với những thách thức

Trong ngày 02/8, đã diễn ra các phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180802231514 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Iran
tin nhap 20180802231514 Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51

Trước đó, vào tối ngày 01/08, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có Buổi ăn tối làm việc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các hoạt động nói trên.

tin nhap 20180802231514

Tại các phiên họp, các Bộ trưởng đã trao đổi sâu rộng về những chuyển biến trong tình hình thế giới và khu vực, nhận diện thách thức và tác động tới ASEAN, trên cơ sở đó thống nhất về nhiều phương hướng, biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác và ứng phó hữu hiệu với những thách thức đặt ra.

Về hợp tác ASEAN, Hội nghị nhất trí tiếp tục nỗ lực bảo đảm thực hiện hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 cùng các kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột, thu hẹp khoảng cách phát triển, kết nối cũng như gắn kết các kế hoạch này với Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững 2030.

Trước những bất ổn, căng thẳng thương mại hiện nay trên thế giới, các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần củng cố sức mạnh nội tại thông qua các biện pháp gia tăng hơn nữa thương mại - đầu tư nội khối, liên kết kinh tế khu vực.

Trong khuôn khổ xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và sáng tạo, hội nghị ghi nhận những tiến triển đã đạt trong việc triển khai những mục tiêu, sáng kiến đã thoả thuận, trong đó có việc khai trương Mạng lưới Thành phố thông minh ASEAN, hợp tác bảo đảm an ninh mạng và hài hoà khuôn khổ pháp luật…

Trước tình hình thiên tai, thảm hoạ liên tiếp xảy ra trong khu vực, trong đó có vụ vỡ đập thuỷ điện tại Lào, các Bộ trưởng nhất trí cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau,trong đó có việc củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm Điều phối ASEAN về Quản lý thiên tai và cứu trợ nhân đạo (Trung tâm AHA).

Về quan hệ đối ngoại, Hội nghị hài lòng ghi nhận hợp tác giữa ASEAN với các đối tác tiếp tục đạt nhiều tiến triển tích cực và nhất trí cần đưa các quan hệ này phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.

Trước mắt, các Bộ trưởng đồng ý xây dựng Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN-TQ 2030 để thông qua tại Cấp cao ASEAN-TQ 21 (tháng 11/2018), tổ chức kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản dịp Cấp cao ASEAN - Nhật lần thứ 21 (tháng 11/2018)và họp Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga lần thứ 4 vào cuối năm nay.

Về cấu trúc khu vực, các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một cấu trúc khu vực với ASEAN giữ vai trò trung tâm, hoạt động dựa trên các nguyên tắc mở, minh bạch, dung nạp và dựa trên luật lệ; trên cơ sở đó sẽ xem xét và tìm cách gắn kết những sáng kiến hợp tác khu vực khác dựa trên lợi ích, nguyên tắc chung và lĩnh vực hợp tác cùng có lợi.

Về tình hình khu vực và quốc tế, các Bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết, tự cường và vai trò chủ đạo trong các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh; phát huy các nguyên tắc, chuẩn mực chung cũng như tăng cường các công cụ, cơ chế đối thoại và hợp tác nhằm ứng phó hữu hiệu với thách thức đang nổi lên. Nhân dịp này, các Bộ trưởng đã ký văn kiện mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cho Argentina và Iran thamgia.  

Về tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; chia sẻ quan ngại trước hoạt động quân sự hóa làm xói mòn lòng tin, gây phương hại tới hoà bình và an ninh khu vực.

Theo đó, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi các bên  kiềm chế không có các biện pháp làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Về Bộ Quy tắc ứng xử (COC),các Bộ trưởng ghi nhận một số tiến triển vừa qua trong thương lượng, trong đó có việc thống nhất Văn bản dự thảo thương lượng duy nhất làm cơ sở đàm phán, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường thuận lợi cho tiến trình thương lượng COC.

Trước những diễn biến tình hình phức tạp trên thực địa, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hoá và kiềm chế, thực hiện đầy đủ cá nghĩa vụ liên quan, trong đó có các nghĩa vụ ghi ở DOC.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển nhiều mặt trong hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Trước những chuyển biến nhanh chóng, khó lường trong cục diện khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần chú trọng hơn vào hợp tác nội khối, trong đó cần có các biện pháp cụ thể để tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư nội khối, đi đôi với tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển và kết nối.

Về các vấn đề hoà bình và an ninh, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN cần giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm, đồng thời nâng cao năng lực tập thể để có thể ứng phó hữu hiệu với các thách thức đặt ra.

Về vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng chia sẻ quan ngại về những hoạt động gần đây trên thực địa, trong đó có các hoạt động quân sự hoá, ảnh hưởng tới hoà bình, an ninh ở khu vực cũng như tin cậy giữa các nước; theo đó, đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp tình hình, tuân thủ các nguyên tắc và cam kết đã thoả thuận, trong đó có nghĩa vụ quy định trong DOC, duy trì môi trường thuận lợi cho tiến trình thương lượng COC.

tin nhap 20180802231514
Việt Nam – Campuchia: Giải quyết dứt điểm vấn đề cấp giấy tờ pháp lý cho người gốc Việt

Sáng 2/8, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 tổ chức tại Singapore từ 1-4/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ...

tin nhap 20180802231514
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Na Uy tiếp tục thúc đẩy đàm phán EFTA

Ngày 2/8, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 tổ chức tại Singapore từ 1-4/8, tại cuộc gặp Bộ trưởng ...

tin nhap 20180802231514
ASEAN nỗ lực đưa ra lập trường về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ngày 1/8, một số quan chức Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết Ngoại trưởng các nước ASEAN đang nỗ lực ...

BC

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động