ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

Kavi Chongkittavorn
Chuyên gia ASEAN của tờ Bangkok Post
Trong bài viết riêng cho Báo Thế giới & Việt Nam, ông Kavi Chongkittavorn, chuyên gia ASEAN của tờ Bangkok Post nhận định, ASEAN đã chứng minh rằng dù tồn tại sự đa dạng và quan điểm khác nhau, đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản. ASEAN ổn định và thịnh vượng là tài sản cho hòa bình toàn cầu và phát triển kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Đồng thuận vẫn được coi là nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Trong ảnh: Lãnh đạo các nước thành viên tại Hội nghị cấp cao ASEAN 44, tháng 10/2024 tại Lào. (Nguồn: VGP/Nhật Bắc)

Dấu ấn tuyệt vời "tuổi" 58

Bối cảnh địa chính trị hiện nay rất bất ổn, giống như các kiểu thời tiết khó lường. Khi Năm Rắn vừa bắt đầu, cộng đồng quốc tế phải vật lộn trước các ​​chính sách đáng ngạc nhiên từ cường quốc hàng đầu thế giới – Mỹ.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản ASEAN trong ngắn hạn và trung hạn xây dựng các lập trường chính sách để củng cố hòa bình và ổn định khu vực. Ở “tuổi” 58, ASEAN có dấu ấn tuyệt vời về các cách tiếp cận phi đối đầu, dựa trên khuôn khổ luật lệ và hệ thống của Liên hợp quốc.

Hai yếu tố chính ASEAN cần phải xem xét. Đầu tiên, sự trở lại của Tổng thống Donald Trump sẽ tác động sâu rộng đến trật tự toàn cầu. Chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết" ngày càng tăng cường của ông Trump đã tạo ra không ít căng thẳng ngoại giao, các mối đe dọa cũng như hình thành các biện pháp đối phó giữa các đồng minh và đối tác.

Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ phải đối mặt với các chính sách đối lập của Mỹ ở quy mô như vậy. Ông Trump đã cho thấy sẽ thực hiện các tuyên bố của mình. Do đó, ASEAN không được để bối cảnh bên ngoài chia rẽ nội khối.

Thứ hai, cho đến nay, ASEAN vẫn chưa phải là mục tiêu trực tiếp trong các chính sách của ông Trump, bao gồm cả việc tăng thuế quan hoặc các biện pháp kinh tế khác.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Mỹ có tiếp tục coi trọng mối quan hệ với ASEAN hay không. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017–2021), quan hệ Mỹ-ASEAN không có nhiều điểm nhấn, vì vậy, không có lý do gì để mong đợi sự thay đổi trong cách tiếp cận của ông.

Khi trở lại nhiệm sở, trọng tâm của ông Trump là láng giềng cận kề, bao gồm Canada, Mexico và Mỹ Latinh. Nhưng chỉ trong vài ngày tiếp theo, các chủ thể bị nhắm đến còn bao gồm cả Trung Quốc và EU.

Đồng thuận là nguyên tắc cơ bản

Trong những tháng tới, cạnh tranh Trung-Mỹ sẽ thu hút sự chú ý của toàn cầu, có thể dẫn đến tái diễn cuộc chiến thương mại. Mọi hành động của hai cường quốc này đều sẽ gây ra hậu quả rộng lớn. Nguy cơ căng thẳng leo thang thành xung đột cũng không thể loại trừ.

Khả năng một trong hai bên áp dụng cách tiếp cận ít đối đầu hơn là rất thấp, bởi vì, Mỹ đang thúc đẩy các lợi ích cốt lõi của mình và mong muốn duy trì vị thế là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.

Ngoài căng thẳng Mỹ-Trung, những thách thức quan trọng khác sẽ định hình tương lai toàn cầu: Chuyển đổi số, nền kinh tế xanh, an ninh mạng, an ninh lương thực, năng lượng và sự thay đổi nhân khẩu học.

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 tại Lào, ngày 11/10/2024. (Ảnh: Quang Hòa)

Cách tốt nhất để ASEAN giải quyết các vấn đề xuyên biên giới này là duy trì sự đoàn kết, đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc, bao gồm EU, ASEAN+3 và Nam bán cầu.

Mặc dù mục tiêu vẫn là hội nhập ASEAN liền mạch, nhưng sự hỗ trợ từ các đối tác đối thoại cũng quan trọng không kém trong việc đạt được các mục tiêu khu vực. Điều này “nói dễ hơn làm”.

Tuy nhiên, ASEAN đã chứng minh rằng, bất chấp sự đa dạng và quan điểm khác nhau, sự đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản. Một ASEAN ổn định và thịnh vượng là tài sản cho hòa bình toàn cầu và phát triển kinh tế.

Sức mạnh ngoại giao trong tổng thể đa cực

Trong một thế giới đa cực, ASEAN có thể thể hiện sức mạnh ngoại giao của mình. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ra đời năm 1976, vẫn là nền tảng cho cách tiếp cận ngoại giao của ASEAN. Các nguyên tắc của hiệp ước này - không sử dụng vũ lực, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và không can thiệp nội bộ của nhau - đã được công nhận rộng rãi.

Ngày nay, 55 quốc gia, đại diện cho một phần tư tổng số thành viên Liên hợp quốc, đã ký TAC, nêu bật vai trò của hiệp ước trong việc duy trì hòa bình và ổn định.

Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục định hướng sự hợp tác của ASEAN với các đối tác đối thoại trong các lĩnh vực như hợp tác hàng hải, phát triển bền vững, kết nối và kinh tế.

Vào thập kỷ tới, nền kinh tế ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, gia tăng ảnh hưởng của ASEAN đối với các vấn đề toàn cầu. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, chẳng hạn như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và các hội nghị ASEAN+1, phải được tận dụng hiệu quả hơn để thúc đẩy các vấn đề liên quan đến lợi ích chung.

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có 'phương thực giải hiệu nghiệm' của riêng mình
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN đã được khẳng định rõ ràng trong 3 thập kỷ qua. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. (Nguồn: VGP)

Động lực quan trọng của ASEAN

Sự thích ứng và sức mạnh của ASEAN phụ thuộc vào các thành viên của Hiệp hội. Việt Nam, quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN vào năm 1995, ban đầu được coi là tác nhân tiềm ẩn gây gián đoạn trong các mối quan hệ bên ngoài của ASEAN.

Tuy nhiên, ba thập kỷ sau, vai trò của Việt Nam trong ASEAN đã được khẳng định rõ ràng và thực tế được thừa nhận rộng rãi rằng Việt Nam là một bên thúc đẩy hòa bình và tăng trưởng kinh tế.

"Ngoại giao tre" của Việt Nam, tượng trưng cho sự linh hoạt và khả năng phục hồi, đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các cường quốc toàn cầu trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình.

Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực, hưởng lợi từ cả các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng cũng đã giúp Việt Nam tăng cường ảnh hưởng chính trị, cả trong khu vực và quốc tế.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất của ASEAN. Các ưu tiên về kinh tế và an ninh của Việt Nam tương quan chặt chẽ với lợi ích chung của Hiệp hội. Với kinh nghiệm lịch sử và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đặt mục tiêu trong những năm tới sẽ tăng cường năng lực chung của ASEAN để ứng phó với những bất ổn toàn cầu.

Kỷ nguyên của ngoại giao ì ạch và những lời xã giao đã qua. Ngày nay, “ASEAN Way 2.0” phải linh hoạt, thích ứng và sẵn sàng cho tương lai để đối mặt với những thách thức mới.

*Bài viết là quan điểm riêng của tác giả.

Đại sứ Timor Leste: Việt Nam sẽ góp phần định hình ASEAN trở thành một khối vững mạnh hơn

Đại sứ Timor Leste: Việt Nam sẽ góp phần định hình ASEAN trở thành một khối vững mạnh hơn

Ngày 13/2, Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam João Pereira trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề họp báo ...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Đoàn kết, bao trùm và tự cường giữa 'mênh mông biến động' sẽ tạo nên giá trị thương hiệu của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Đoàn kết, bao trùm và tự cường giữa 'mênh mông biến động' sẽ tạo nên giá trị thương hiệu của ASEAN

'Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ dần dần tạo ra dấu ấn, thương hiệu, được củng cố, định hình và phát huy. Chỉ khi đó, ...

Malaysia chủ trì cuộc họp lần thứ 40 của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

Malaysia chủ trì cuộc họp lần thứ 40 của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 40 từ ngày 11-14/2 tại Langkawi, Malaysia.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25-26/2

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25-26/2

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Phạm Thu Hằng và Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học ...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Kiến tạo ngày mai từ đối thoại và kết nối

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Kiến tạo ngày mai từ đối thoại và kết nối

Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil và Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley trả lời phỏng vấn Báo Thế giới ...

Bài viết cùng chủ đề

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 20/3/2025: Xử Nữ hãy nắm bắt cơ hội

Tử vi hôm nay 20/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 20/3/2025, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2025? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Mister Tourism World 2025 tại Việt Nam khẳng định không thu hồi danh hiệu

Ban tổ chức cuộc thi đã tổ chức họp báo liên quan đến việc tạm hoãn hoặc thu hồi danh hiệu của thí sinh thuộc Top 6 cuộc thi Mister ...
Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025: Giá vàng 'mấp mé' mốc 100 triệu đồng/lượng, thế giới phi mã, đà tăng 'vững như thạch bàn'

Giá vàng hôm nay 20/3/2025 ghi nhận thị trường trong nước sát mốc 100 triệu/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn.
Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Bài 2: Khi ‘cơn bão’ đi qua

Những dấu chân lặng lẽ của lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn in dấu, bởi chỉ có gần gũi với đồng bào mới có thể đưa ra các ...
Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Mỹ-Hàn huy động hơn 1.000 quân diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn

Các binh sĩ của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành diễn tập huấn luyện chỉ huy chiến đấu quy mô lớn trong 5 ngày, từ 16-20/3.
Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Ukraine tấn công kho chứa dầu Nga, châu Âu nói gì về điện đàm Trump-Putin?

Phản ứng về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, giới lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ hoan nghênh.
Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

Bị coi là trở ngại trong quá trình kết nạp Ukraine, Hungary chẳng ngại nhận việc nắm giữ 'tương lai của quá trình mở rộng EU'

EU hiện không thể mở nhóm đàm phán đầu tiên về việc kết nạp Ukraine do sự cản trở của Hungary.
Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể có nữ Chủ tịch?

Chính phủ Đức có ý định đề cử Ngoại trưởng Annalena Baerbock làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ 2025-2026.
Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Tiếp tục 'dứt tình' với Paris, 3 nước Sahel cùng nhau rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Các chính quyền quân sự Niger, Mali và Burkina Faso đã công bố quyết định rời khỏi Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF).
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga-Ukraine: Moscow không hào hứng với 'quả bóng trên sân nhà', ván cược của Kiev thành hay bại?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine có thể không nhận được cái 'gật đầu' từ phía Nga nhưng Kiev ít nhiều đã cải thiện được quan hệ với Washington.
Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Lý do các nhà đầu tư thận trọng trước kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của EU

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng cường chi tiêu quân sự nhưng khả năng đáp ứng của các công ty quốc phòng châu Âu còn nhiều hạn chế.
Phiên bản di động