TIN LIÊN QUAN | |
Nhu cầu kết nối Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng tăng | |
Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương |
Các sáng kiến mới của Mỹ về hợp tác về kinh tế - thương mại ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được bà Singh nêu cao ở chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Philippines, Singapore và Ấn Độ từ ngày 26/8 đến 5/9, trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng kinh tế trong khu vực.
Bà Manisha Singh chia sẻ về chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với doanh nghiệp tại Manila. (Nguồn: Đại sứ quán) |
Bà có thể chia sẻ rõ hơn về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở?
Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là “nhà” của khoảng một nửa dân số thế giới, đang trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng và là động lực chính của kinh tế toàn cầu.
Trong vòng 7 thập kỷ qua, Mỹ đã liên tục nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở mà ở đó các quốc gia với văn hóa và khát vọng khác nhau có thể phát triển thịnh vượng cùng nhau trong tự do và hòa bình. Điều đó được thể hiện qua kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và khu vực đã lên tới khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, đầu tư của Mỹ vào khu vực ở khoảng 940 tỷ USD năm 2017, tăng hơn gấp đôi so với mức đầu tư năm 2007. Chúng tôi nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân, bởi lẽ, chỉ có khu vực tư nhân mới có đủ nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai phá tiềm năng của khu vực trong tương lai. Chúng tôi muốn xây dựng môi trường giúp các công ty Mỹ thành công và các đối tác của họ cùng phát triển.
Vừa qua, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ 30, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tuyên bố một gói hỗ trợ tài chính trị giá 113 triệu USD cho lĩnh vực kinh tế số, cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mỹ cam kết hợp tác với các đối tác toàn khu vực trên tinh thần tuân thủ các tiêu chuẩn cao về tính minh bạch, cạnh tranh công bằng và sự bền vững về tài chính.
Mỹ, Nhật Bản và Australia cũng đã tuyên bố một quan hệ đối tác ba bên nhằm đầu tư vào các dự án hạ tầng trong khu vực. Sáng kiến này được xây dựng dựa trên Biên bản ghi nhớ song phương Mỹ - Nhật được ký vào tháng 11/2017 và Biên bản ghi nhớ Mỹ - Australia tháng 2/2018. Trong suốt chuyến thăm vừa qua của Ngoại trưởng Pompeo tới khu vực, ba nước đã đưa ra một tuyên bố chung bổ sung nhằm khẳng định cam kết một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Chúng tôi cũng đang làm việc với các tổ chức đa phương như ASEAN hay Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) nhằm đưa ra những nguyên tắc kinh tế có lợi cho tất cả các quốc gia.
Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Trump coi an ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Mỹ cam kết theo đuổi mục tiêu là đối tác kinh tế ở Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương và chúng tôi muốn hợp tác với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy một môi trường mở thu hút đầu tư tư nhân lớn hơn.
Đã có kế hoạch cụ thể cho gói hỗ trợ tài chính trên hay chưa, thưa bà?
Gói hỗ trợ tài chính này không có nghĩa là chúng tôi tài trợ trực tiếp cho các dự án cụ thể trong khu vực. Gói hỗ trợ này có vai trò như một chất xúc tác để hỗ trợ đầu tư khu vực tư nhân. Chúng tôi muốn hỗ trợ việc xây dựng năng lực, kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Gói hỗ trợ của chúng tôi hướng tới mục tiêu hỗ trợ nền tảng để thúc đẩy sự tham gia của giới tư nhân trong khu vực.
Bà có thể cho biết vai trò của ASEAN trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ?
Ngoại trưởng Pompeo đã khẳng định ASEAN là trung tâm của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Quan hệ thương mại giữa Mỹ và ASEAN là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất và nó đang tiếp tục phát triển. Chúng tôi muốn thấy quan hệ đối tác, kinh tế và thương mại của chúng ta phát triển mạnh mẽ thông qua chiến lược mà chúng tôi vạch ra. Chiến lược mới này chính là một cầu nối toàn diện ở khu vực.
Bà đánh giá như thế nào về vị trí của Việt Nam trong chính sách?
Chúng tôi coi Việt Nam là một trong những đối tác trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Tất cả các nước ASEAN đều là trọng tâm của chiến lược. Thời gian qua, chúng tôi đã có một lượng lớn giao dịch thương mại và đầu tư vào khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ là một đối tác trung tâm của sáng kiến này cùng với các thành viên ASEAN khác.
Hàn Quốc cởi mở trước các sáng kiến khu vực Hàn Quốc hoan nghênh các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác cùng có lợi trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. ... |
Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự phát triển và tích hợp từ các chủ trương Láng giềng trên hết, sáng ... |
Thăng trầm “tứ giác an ninh” Liệu tầm nhìn về khuôn khổ chiến lược cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và “viên kim cương an ninh” tại ... |