ASEAN thiếu cương quyết trong vấn đề người Rohingya

Hội nghị di dân Đông Nam Á tại Bangkok, Thái Lan vừa qua không đạt hiệu quả làm dấy lên lo ngại về một ASEAN thiếu tính đoàn kết, thiếu “tình người”, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN sắp ra đời với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hơn 2.000 người Rohingya vẫn còn lênh đênh trên biển.

Dù được kỳ vọng rất nhiều trước đó nhưng Hội nghị đã không mang đến thỏa thuận có tính ràng buộc nào hay một kế hoạch hành động cụ thể nhằm giải quyết triệt để dòng người Rohingya di cư đang mắc kẹt trên các con tàu ở Vịnh Bengal và biển Andaman.

“Dự án của doanh nghiệp”

Cuối năm 2015, Cộng đồng ASEAN sẽ ra đời, vấn đề người Rohingya thực sự là thách thức mà ASEAN phải đối mặt và quan tâm bởi đó là một bộ phận những người dễ bị tổn thương nhất trong ASEAN. Theo ông Charles Santiago, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ ASEAN về nhân quyền, ASEAN phải tác động trực tiếp vào cuộc đàn áp người Rohingya tại Myanmar.

Nghị sĩ người Malaysia này cho rằng nếu các nhà lãnh đạo ASEAN không quan tâm tới vấn đề người Rohingya thì ASEAN có thể chỉ là một “dự án của các doanh nghiệp” chứ không phải là tổ chức khu vực hướng tới những cộng đồng dễ tổn thương.

Thực tế, nhiều người đề cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN mà quên đi rằng Cộng đồng ASEAN còn có hai trụ cột khác là An ninh – Chính trị và Văn hóa – Xã hội và chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sự ra đời của cộng đồng chung.

Từ trước đến nay, Myanmar không coi người Rohingya là công dân nước mình. Trong Tuyên bố chung của ASEAN năm 2009, người Rohingya được gọi là “người Ấn Độ Dương” và chỉ khi vấn đề người tị nạn gây xôn xao cộng đồng quốc tế thì Malaysia, với vai trò Chủ tịch ASEAN mới bắt đầu họp bàn với Indonesia và Thái Lan nhằm giải quyết khủng hoảng này.

Nhưng từ “Rohingya” không xuất hiện trên giấy mời cũng như trong tuyên bố Hội nghị tại Bangkok. Dù vậy, các nhà quan sát vẫn mong muốn ASEAN có thể đi xa hơn trong hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cung cấp nơi trú ẩn tạm thời cho người tị nạn Rohingya.

Cần cơ quan tị nạn đặc biệt

“Indonesia và Malaysia đang cung cấp một phao cứu sinh tạm thời cho những người di cư. Chúng tôi hoan nghênh việc làm này, song chưa đủ! Các quốc gia ASEAN cần phải hoàn thành nghĩa vụ về tìm kiếm và cứu hộ cho tất cả những người đang gặp phải hoàn cảnh nguy hiểm trên biển, cung cấp sự bảo vệ lâu dài cho những người di cư”. Nhận định trên của Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Al- Hussein cho thấy thay vì những lời tuyên bố hay giải pháp mang tầm ngắn hạn, ASEAN cần phải cương quyết tìm ra giải pháp dài hạn cho khủng hoảng người Rohingya.

Hiện nay nhiều tổ chức nhân quyền hối thúc các thành viên ASEAN ký kết Công ước năm 1951 về Quy chế dành cho người tị nạn, ngăn cản các quốc gia trả người tị nạn về quốc gia nơi họ phải đối mặt với cuộc đàn áp. Hiện chỉ có Philippines và Campuchia tham gia Công ước này.

Theo ông Makarim Wibisono, giáo sư Luật tại Đại học Airlangga, tại Surabaya, East Java, Indonesia, ASEAN cần thiết lập một cơ quan đặc biệt về người tị nạn để dự báo và khắc phục khủng hoảng như vấn đề người Rohingya.

Song song với vấn đề di cư, ASEAN còn phải đối mặt với nạn buôn người. Những kẻ buôn người coi người Rohingya như thứ hàng hóa. Bởi người Rohingya muốn mua “cam kết hành trình an toàn” thì phải trả từ 1.000 đến 2.000 USD.

Ông Santiago cho rằng một số nước trong ASEAN đang lợi dụng việc sử dụng lao động nhập cư trái phép bởi chi phí thuê thấp và có thể làm nhiều giờ. “Nhưng chúng ta đều có lỗi, cả xã hội cần phải suy nghĩ về điều này”, ông nói. Có lẽ nào số phận mỗi con người chỉ đáng giá 2.000 USD trong một cộng đồng hướng về người dân?

Theo ông, ASEAN phải đưa ra một tuyên bố ràng buộc giữa các nước thành viên nhằm ngăn chặn nạn buôn người tiếp diễn cũng như thiết lập một cơ chế giám sát hải quân và cảnh sát khu vực. Bên cạnh đó, từng nước cũng cần quán triệt tình trạng tham nhũng bởi có nhiều quan chức phụ trách nhập cư tại Thái Lan, Malaysia, Myanmar đã thông đồng với các nhóm buôn người để chuộc lợi.

Hằng Phạm (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Cộng đồng ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động