ASEAN trong mối quan hệ với các nước lớn

Điểm dễ nhận thấy nhất khi xem xét chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN trong năm 2016 là ứng xử của các quốc gia này trong các vấn đề khu vực chịu ảnh hưởng nhất định từ sự can dự mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
asean trong moi quan he voi cac nuoc lon Philippines đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN
asean trong moi quan he voi cac nuoc lon Tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa ASEAN và ECOWAS

Hướng tới sự cân bằng

Với thể chế chính trị khác nhau, trình độ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau và mức độ quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khác nhau, mỗi nước thành viên ASEAN đều có lựa chọn riêng trong chính sách đối ngoại.

Malaysia, Philippines và Thái Lan có quan hệ khăng khít với Mỹ nhưng vì những biến động chính trị trong nước cũng như cách tiếp cận của Mỹ và Trung Quốc, đã có những điều chỉnh nhất định theo hướng cân bằng hơn. Việc Mỹ chỉ trích scandal tài chính của Thủ tướng Razak đã làm cho quan hệ Malaysia-Mỹ suy giảm. Ngược lại, giai đoạn đặc biệt trong quan hệ Malaysia-Trung Quốc bắt đầu khi nguồn đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh giúp Thủ tướng Razak ứng phó với nguy cơ khủng hoảng kinh tế từ nợ công tăng quá cao cùng những căng thẳng chính trị trong nước.

asean trong moi quan he voi cac nuoc lon

Quan hệ Thái Lan-Mỹ giảm sút đáng kể từ sau khi quân đội đảo chính và nắm quyền điều hành Thái Lan năm 2014 . Với cách tiếp cận dựa trên các giá trị dân chủ và nhân quyền, Mỹ đã đẩy đồng minh Thái Lan ra xa thêm khi giới quân sự và cả giới tinh hoa Thái Lan đang cảm thấy bị đồng minh Mỹ bỏ rơi. Ngược lại, các dự án đầu tư lớn không kèm theo các điều kiện từ Trung Quốc đã giúp chính quyền quân sự Thái Lan phần nào tránh được những chỉ trích từ trong nước và quốc tế.

Kể từ khi Tổng thống Duterte lên cầm quyền, Philippines đang thực thi chính sách đối ngoại cân bằng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự chỉ trích từ Mỹ đối với vấn đề nhân quyền và những lợi ích kinh tế từ những dự án đầu tư của Trung Quốc đã góp phần lớn vào sự điều chỉnh này.

Mặc dù nhiều lần lên tiếng ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình và ủng hộ sự can dự của Mỹ vào khu vực, nhưng Indonesia, Myanmar và Singapore cũng đang hướng tới sự cân bằng hơn với Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế. Indonesia một mặt tiếp tục củng cố hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực chiến lược, mặt khác phải dựa vào nguồn đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc để biến tham vọng trở thành trung tâm hàng hải toàn cầu thành hiện thực.

Với Myanmar, kể từ khi chính quyền quân sự chuyển quyền điều hành đất nước cho phe dân sự (3/2011), nước này phải dựa nhiều vào Mỹ và phương Tây cho những nỗ lực dân chủ hóa trong nước, nhưng vẫn có các lợi ích kinh tế và an ninh gắn trực tiếp với Trung Quốc.

Trong khi đó, Singapore - đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á - ủng hộ sự can dự của Mỹ vào các vấn đề khu vực, nhưng đồng thời thúc giục Mỹ quan tâm hơn đến vấn đề kinh tế. Bản thân Singapore cũng rất cần Trung Quốc để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn hàng đầu của nước này và Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc.

Vốn chịu áp lực về dân chủ, nhân quyền từ Mỹ và phương Tây, hiện chính sách đối ngoại của Brunei, Campuchia và Lào có phần gần gũi hơn với Trung Quốc để tận dụng những lợi ích kinh tế. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn hàng đầu và nhà đầu tư lớn nhất ở Brunei, trong khi đó các khoản đầu tư, viện trợ lớn từ Trung Quốc góp phần đảm bảo sự ổn định cho chính phủ cầm quyền ở Campuchia. Những dự án đầu tư lớn của Trung Quốc tại Lào và liên quốc gia ở Đông Nam Á lục địa cũng đang giúp Lào thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao vai trò địa - chiến lược.

Những điều chỉnh mới

Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể sẽ có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại đối với châu Á nhưng có lẽ, Đông Nam Á vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ với khu vực. Còn Trung Quốc, dù có tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng kinh tế của nước này đối với các nước trong khu vực cũng sẽ không giảm sút.

Nói cách khác, chính sách đối ngoại của các nước ASEAN năm 2017 sẽ tiếp tục chịu tác động sâu sắc của cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc trong vài năm qua tăng trưởng chậm lại, nhưng tích lũy tư bản của vẫn rất lớn. Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng kinh tế là công cụ chủ chốt để phát huy ảnh hưởng ở các nước thành viên ASEAN.

Cũng như giai đoạn trước, Trung Quốc không đặt điều kiện chính trị trong hoạt động viện trợ, đầu tư và thương mại. Song song với kinh tế, Trung Quốc tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước, trước hết là các hợp đồng mua bán trang thiết bị quân sự, sau đó là tiến tới hiện diện hải quân tại một số căn cứ quân sự chiến lược ở khu vực.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể hành động mà không dựa trên cam kết. Không những vậy, cách tiếp cận hướng về giá trị dân chủ, nhân quyền đối với khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung của chính quyền mới ở Mỹ xem ra sẽ có những điều chỉnh. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không buông bỏ vấn đề dân chủ, nhân quyền trong tiếp cận với khu vực. Chính sách bảo hộ thương mại được Mỹ thực thi sẽ tác động không nhỏ tới các nước châu Á.

Ở Đông Nam Á, khả năng bầu cử ở Thái Lan diễn ra trong năm 2017 là khó xảy ra. Ngay cả khi bầu cử được tiến hành, theo quy định mới của Hiến pháp, quân đội sẽ tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị nước này. Dễ chịu hơn với Mỹ không có nghĩa là Thái Lan sẽ không bị Mỹ và phương Tây chỉ trích về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Để tranh thủ sự ủng hộ trong nước, giới lãnh đạo Thái Lan tiếp tục tận dụng các cơ hội kinh tế mà Trung Quốc mang lại.

Cuộc bầu cử ở Malaysia có thể diễn ra vào năm 2017 nếu vụ bê bối liên quan đến Thủ tướng nước này đi quá xa. Để cứu vãn tình thế, Malaysia sẽ tiếp tục dựa vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc để vực dậy nền kinh tế. Nhưng Malaysia vẫn sẽ tiếp tục hứng chịu chỉ trích liên quan đến vấn đề dân chủ, đặc biệt là tự do báo chí.

Ở Philippines, chính quyền của ông Duterte sẽ tiếp tục cuộc chiến chống ma túy mạnh mẽ và sẽ tiếp tục bị Mỹ chỉ trích ở mức độ nhất định. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy thêm các dự án đầu tư để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ ở Philipines. Ông Duterte, dù hạ giọng, cũng sẽ yêu cầu bình đẳng hơn trong quan hệ với Mỹ, trong khi tiếp tục hạ nhiệt căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Dù bận rộn với bầu cử năm 2017, Singapore sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết với Mỹ và thúc giục Mỹ chú trọng hơn cách tiếp cận với khu vực thiên về đến lợi ích kinh tế thay vì giá trị dân chủ, nhân quyền như hiện nay để có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Đương nhiên, Singapore cũng sẽ không bỏ qua những lợi ích kinh tế do Trung Quốc mang lại. Nước này vẫn tiếp tục là quốc gia giữ vững nguyên tắc luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi sẽ tiếp tục chú trọng tìm kiếm nguồn lực để xây dựng quốc gia thành trung tâm hàng hải ở khu vực, trong đó Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác lớn. Tuy nhiên, vốn là nước có vai trò lớn nhất trong ASEAN, Indonesia tiếp tục giữ vững nguyên tắc luật pháp trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Myanmar sẽ tiếp tục thực hiện cải cách trong nước, đồng thời với thuận lợi hóa môi trường đầu tư. Về đối ngoại, quốc gia này sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách cân bằng giữa Mỹ-phương Tây với Trung Quốc.

Những lợi ích kinh tế lớn từ đầu tư, thương mại và quốc phòng mà Trung Quốc mang lại tiếp tục làm cho Brunei, Campuchia và Lào tránh việc đưa ra quan điểm về vấn đề lớn của khu vực như tranh chấp ở Biển Đông. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục chú trọng tiếp cận giá trị với các quốc gia này, chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ có sự gia tăng đáng kể.

asean trong moi quan he voi cac nuoc lon Bàn giao chức Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Mexico

Ngày 6/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đã tổ chức buổi họp tổng  kết nhiệm kỳ Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban ...

asean trong moi quan he voi cac nuoc lon ASEAN ưu tiên đẩy nhanh tiến trình thành lập COC trên Biển Đông

Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh vừa cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin ...

asean trong moi quan he voi cac nuoc lon Liên đoàn các nhà báo ASEAN đẩy mạnh chia sẻ thông tin

Ngày 6/1, hội nghị Ban Giám đốc Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) đã diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia.

Võ Xuân vinh – Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Laureus Awards 2024: Novak Djokovic được vinh danh là vận động viên hay nhất năm 2023

Laureus Awards 2024: Novak Djokovic được vinh danh là vận động viên hay nhất năm 2023

Novak Djokovic, Rafael Nadal hội ngộ Usain Bolt, Lindsey Vonn, Aitana Bonmati tại lễ trao giải được coi là 'Oscar thể thao' tại Tây Ban Nha.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy ...
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động