"ASEM ở đâu trong cuộc sống của người dân là câu hỏi ngày càng lớn"

Cơ chế hợp tác trong ASEM cần lấy con người làm trung tâm và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh được nhiều đại sứ các nước tỏ ra tâm đắc và góp nhiều ý kiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon Việt Nam đăng cai tuần lễ Thanh niên ASEM 2016
asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon ASEM chung tay hành động trong quản lý nguồn nước

Hơn bao giờ hết, ASEM phải đổi mới

Đây là vấn đề đã được Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên tại hội nghị "Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu toàn diện trong thế kỷ 21" tổ chức sáng 20/4, tại Hà Nội. Sự kiện diễn ra nhân dịp 20 năm Diễn đàn Hợp tác Á–Âu (ASEM) hình thành và phát triển.

Nhắc lại sự kiện cách đây đúng 20 năm khi ASEM ra đời, Phó Thủ tướng cho rằng, chặng đường vừa qua không phải là dài nhưng ASEM đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban đầu.

"Vượt qua nhiều rào cản và khác biệt, ASEM ngày nay trở thành đại gia đình với 53 thành viên. Ý thức về một cộng đồng ASEM ngày càng rõ nét bởi sự gia tăng mẫu số chung lợi ích vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng ở hai châu lục," Phó Thủ tướng nói.

asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Tuy nhiên, cũng theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, hơn bao giờ hết, ASEM đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới. Ông cho rằng, đó là yêu cầu khách quan trước những biến động không ngừng của thế giới và khu vực.

Phó Thủ tướng chỉ ra thực tế, các thách thức toàn cầu đang ngày càng nhiều và phức tạp hơn, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực.

"Tình trạng đói nghèo, khoảng cách phát triển gia tăng, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, già hóa dân số, đô thị hóa, an ninh nước - lương thực - năng lượng,... là những vấn đề phát triển cấp bách hiện nay," Phó Thủ tướng đánh giá.

Bởi vậy, Phó Thủ tướng mong muốn các nước cần xác định các ưu tiên trong hợp tác để nâng cao tính thiết thực, hiệu quả và có chiều sâu của ASEM. Theo ông, đối thoại chính trị cần tập trung vào gia tăng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc coi thách thức về hòa bình an ninh là cơ hội để tăng cường đối thoại chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng, mọi sáng kiến và cơ chế hợp tác cần lấy con người làm trung tâm, tăng cường sự tham gia và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Cụ thể, ông nhận định, nên ưu tiên các biện pháp thúc đẩy đóng góp của thanh niên, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Tiềm lực và sức sáng tạo mạnh mẽ của họ sẽ giúp khởi xướng các ý tưởng mới, góp phần đưa hợp tác ASEM đi vào cuộc sống, thực tế," Phó Thủ tướng Phạm Bình Mình nêu ý kiến.

Thậm chí, Phó Thủ tướng đánh giá, trong tương lai, đây là một trong số các nhân tố quyết định đến sự thành công của ASEM.

Cần tiếng nói, lập trường rõ ràng

Ý kiến tập trung vào người dân của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận được sự đồng tình từ ông Manopchai Vongphakdi, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam.

Theo ông, cần biến không gian hợp tác hợp tác giữa hai châu lục lớn hơn trong đó "kết nối" là một điểm vô cùng quan trọng và nên trở thành nội dung trọng tâm nghị sự trong tương lai.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc "kết nối" không chỉ là xây dựng, kết nối cơ sở hạ tầng, những việc theo ông chỉ là "phần cứng," mà còn là những quy định, khuôn khổ, thể chế trong ASEM.

Ông cho rằng, ASEM phải cùng phát triển thể chế để đảm bảo an sinh, giáo dục, y tế giúp phục vụ đời sống người dân tốt hơn.

"Cần biến ASEM thành diễn đàn có hiệu quả để hỗ trợ người dân và nâng cao năng lực công tác điều phối trong các dự án, chương trình," vị đại sứ Thái Lan tại Việt Nam nói.

Còn với ông Nguyễn Vũ Tùng, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, ông cho rằng, ASEM ở đâu trong cuộc sống người dân là câu hỏi ngày càng lớn.

Ông thẳng thắn, hiện tại, các nước lớn vẫn chi phối trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, việc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn phổ biến theo ông khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Bởi vậy, ông Tùng nêu ý kiến, ASEM cần có tiếng nói, lập trường rõ ràng với các vấn đề đặc biệt là hòa bình, an ninh, trật tự.

"Nếu không thì chính các thành viên và người dân sẽ đặt ra câu hỏi về sự thích hợp của ASEM," đại diện Việt Nam lên tiếng.

Ở một hướng khác, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao cũng góp ý thêm, ngoài tính "liên khu vực," Diễn đàn hợp tác Á - Âu cũng cần có tính "liên thế hệ," tức là làm sao thế hệ trước và sau nhận thức được tầm quan trọng của ASEM.

Đây cũng là vấn đề được Đại sứ Italy tại Việt Nam, ông Cecilia Piccioni đề cập tới. Theo ông, diễn đàn nên để công chúng có cái nhìn thân thiện hơn.

"Người dân có thể coi diễn đàn là dịp để các đại diện đi chơi thay vì cơ hội hiệu quả để gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận các vấn đề cần quan tâm. Tôi hy vọng điều này không diễn ra. Tôi cho rằng, quan trọng là làm sao để người dân hiểu được những cuộc thảo luận của chúng ta tác động tích cực tới đời sống người dân," đại diện Italy nói.

Tháng 3/1996, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting - gọi tắt là ASEM) được chính thức thành lập theo sáng kiến của Singapore, Pháp và sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại không chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM, lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Ban Thư ký ASEAN.

Qua 5 lần mở rộng , số lượng thành viên tăng từ 26 lên 53. Với Việt Nam, việc tham gia Diễn đàn ASEM năm 1996 đã đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của ta.

asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon Tăng cường quan hệ đối tác Á – Âu toàn diện trong thế kỷ 21

Sáng nay (20/4), tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị “Tăng cường quan hệ đối tác Á – Âu toàn diện trong thế kỷ ...

asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác Á – Âu

Việc Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu toàn diện trong thế kỷ 21” vào ngày 20/4 ...

asem o dau trong cuoc song cua nguoi dan la cau hoi ngay cang lon Thúc đẩy đối thoại Á - Âu vì phát triển bền vững

Trong ngày khai mạc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 12 Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) đã nhất trí thúc ...

PV. (theo TTXVN)

Đọc thêm

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động