Australia là một trong những nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới tính theo đầu người. (Nguồn: BBC) |
Con số này thấp hơn so với mục tiêu công bố của Mỹ (32%), Canada (30%) và Liên minh châu Âu (40%). Để đạt mức khí thải thấp nhất và đẩy mạnh đối phó với biến đổi khí hậu cùng với các nước khác, Australia phải đặt mục tiêu giảm lượng khí thải từ 40-60% vào năm 2030. Có nghĩa là để góp phần vào việc đối phó với thách thức biến đổi khí hậu, quá trình cắt giảm lượng khí thải nhà kính của nước này "phải nhanh hơn và nhiều hơn".
Theo kế hoạch, Chính phủ của Thủ tướng Tony Abbott sẽ trình bày mục tiêu cắt giảm khí thải vào cuối tháng này, tại Hội nghị khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, trước khi diễn ra Hội nghị về biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris vào cuối năm nay.
Ông Abbott lý giải, các quyết định của nước này xuất phát từ việc Australia cùng một lúc phải đảm bảo cân bằng mục tiêu phát triển kinh tế và giảm lượng khí thải. “Chúng tôi phải giảm lượng khí thải, nhưng điều đó phải gắn với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ của Australia”, ông Abbott nói. Chi phí để đạt được mục tiêu cắt giảm 26% khí thải vào năm 2030 sẽ tương đương với khoảng từ 0,2% và 0,3% tổng GDP của nước này.
Kinh tế Australia dựa một phần lớn vào khai thác và tiêu thụ than. Quốc gia châu Đại Dương này là một trong những nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới.
Giáo Sư Tim Flannery, Chủ tịch Hội đồng Chống biến đổi khí hậu Australia chỉ trích những mục tiêu mà Chính phủ của ông Abbott đưa ra không đủ để bảo vệ người dân nước này trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, điều này sẽ khiến uy tín của Canberra giảm sút vì không đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ở Australia, với mức nhiệt tăng 0,9 độ C, số ngày nắng nóng đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua. Các đợt nắng nóng cũng kéo dài với nhiệt độ cao hơn. Nóng và khô hơn là nguyên nhân chính dẫn tới cháy rừng, tăng nguy cơ cháy rừng ở mức nguy hiểm, trong khi các khu vực ven biển của Australia dễ bị lũ lụt.
Hội đồng Chống biến đổi khí hậu Australia cho biết, để kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, Australia phải cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030 bằng 60% so với năm 2000. Xứ sở chuột túi là một trong những nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới - tính theo đầu người và là nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đứng thứ 13 trên thế giới.
N.B (tổng hợp)