Ba kịch bản địa chính trị ở châu Á hậu Covid-19

TGVN. Trong tập báo cáo mới của Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) mang tựa đề “On the horizon” (Trên đường chân trời), các học giả đã đưa ra những nhận định sâu sắc về những thay đổi cơ bản có thể dự đoán được về thế giới, kinh tế và xã hội hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19 Sau đại dịch Covid-19, 'cú sốc thứ ba' có nguy cơ đảo ngược kết quả phát triển kinh tế của châu Á
ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19 Khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, EU đề xuất gói kích thích tài chính mới
ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19
Dù đại dịch chỉ là một biến số trong cấu trúc quan hệ quốc tế của châu Á, thì đó vẫn là một cú sốc lớn không rõ khi nào mới kết thúc. (Nguồn: Foreign Policy)

Cảnh giác trước những dự đoán

Theo các chuyên gia của CSIS, trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, Washington chắc chắn sẽ phải trả giá cho những thất bại ban đầu ở trong và ngoài nước, trong khi Bắc Kinh tích cực nỗ lực củng cố các lợi ích ngoại giao sau khi hồi phục từ cú sốc ở Vũ Hán.

Tuy nhiên, còn quá sớm để dự đoán rằng một cú sốc ngắn hạn đối với nền kinh tế toàn cầu theo cách nào đó sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo khu vực hoặc toàn cầu trong một thời gian dài.

Trên thực tế, những dự đoán được đưa ra ngay sau các “cú sốc” bất ngờ đối với hệ thống quốc tế thường không chính xác. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, trong Chiến lược An ninh quốc gia đầu tiên của Mỹ, chính quyền Bush đã dự đoán rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ nâng cao hợp tác trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu điều mà chính quyền Obama đã lặp lại trong Chiến lược An ninh quốc gia sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cũng đã được chứng minh là sai.

Các nhà lý luận về quan hệ quốc tế dự đoán, khi kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch, Trung Quốc sẽ không thể tự mình vượt qua cú sốc kinh tế đang tác động tới những nước còn lại trên thế giới.

Gần một nửa thị trường xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang bị đóng cửa vì đại dịch, và sự phục hồi trong nước của chính Trung Quốc cũng đang bị cản trở bởi ngành dịch vụ, vốn chiếm 60% GDP, vẫn trong giai đoạn ngưng trệ.

Hơn nữa, Trung Quốc thời hiện đại chưa bao giờ phải đối mặt với một cuộc suy thoái, trong khi bản thân Mỹ đã nhiều lần hồi phục thành công kể từ cuộc Đại suy thoái. Cổ phiếu của Mỹ trên tổng giá trị cổ phiếu toàn cầu thực sự gia tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 (chiếm hơn 50% giá trị cổ phiếu toàn cầu), và USD vẫn là đồng tiền dự trữ thế giới, có mặt trong hơn 90% tổng số giao dịch toàn cầu.

“Chưa có dấu hiệu nào cho thấy đại dịch sẽ thay đổi những thực tế cơ bản này, cho dù nền kinh tế toàn cầu tạm thời chịu thua trước những ảnh hưởng của nó”, Báo cáo nhận định.

Báo cáo cho rằng, dù đại dịch chỉ là một biến số trong cấu trúc quan hệ quốc tế của châu Á, thì đó vẫn là một cú sốc lớn không rõ khi nào mới kết thúc.

ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19

Thế giới sẽ chuyển đổi như thế nào sau đại dịch Covid-19?

TGVN. Theo tờ The Straits Times, có thể là quá sớm để dự đoán những gì sẽ xảy ra sau khi dịch bệnh viêm đường hô ...

Ba kịch bản

Theo các chuyên gia, điều tốt nhất có thể làm lúc này là nắm bắt phạm vi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo 3 kịch bản trong 5 năm tới, được trình bày theo thứ tự khả năng xảy ra như sau:

Thứ nhất, cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ gia tăng nhưng quan điểm về các nước lớn không thay đổi.

Cho dù cuộc khủng hoảng Covid-19 không làm thay đổi đáng kể sức mạnh và những khác biệt về vị thế giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng sắc thái của mối quan hệ giữa hai nước đã thay đổi theo những chiều hướng đáng chú ý.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nước còn lại ở châu Á sẽ ủng hộ việc Washington tăng cường cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh. Mặc dù sự bất hòa giữa Mỹ và các đồng minh không dẫn tới việc các nền dân chủ lớn như Nhật Bản hay Canada đứng về phía Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ đẩy các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á vào tình thế khó xử.

Một cuộc khảo sát mới của CSIS về giới tinh hoa chiến lược ở Đông Nam Á cho thấy mối quan tâm hàng đầu của họ trong lĩnh vực an ninh trước khi dịch bệnh xuất hiện là tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tin liên quan
ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19 Đại dịch Covid-19: Cú sốc kinh tế có bị đánh giá thấp?

Sắc thái mới trong quan hệ Mỹ-Trung khiến điều này trở nên vô cùng khó khăn. Kết quả cuối cùng sẽ là sự bế tắc trong việc thiết lập vị thế ở châu Á.

Thứ hai, Mỹ khôi phục vị trí lãnh đạo và xây dựng thể chế đa phương.

Cho đến nay, Mỹ hầu như chưa thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực trong bối cảnh này - trái ngược với việc chính quyền Bush thành lập nhóm gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để xử lý cuộc khủng hoảng sóng thần năm 2004 hay việc chính quyền Bush và chính quyền Obama thành lập nhóm G20 để ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ và cải thiện quan hệ hợp tác sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các thể chế khu vực ở châu Á thường xuất hiện sau các cuộc khủng hoảng (chẳng hạn như các Cuộc đàm phán 6 bên được tổ chức vào năm 2003 sau khi Triều Tiên vi phạm Thỏa thuận khung hay Sáng kiến Thượng Hải - mà không có sự tham gia của Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998).

Cả Bắc Kinh và Washington đều chưa có bất kỳ động thái nào nhằm thúc đẩy một cấu trúc thể chế liên Á mới để đối phó với đại dịch hay tác động kinh tế của nó. Tuy nhiên, cấu trúc hiệu quả nhất sẽ là cấu trúc bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc và đòi hỏi giữa hai nước phải có chung một mục đích nào đó.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của chính quyền Mỹ đã mang lại một khuôn khổ hữu ích cho cuộc cạnh tranh với Trung Quốc thông qua việc liên kết một cách cởi mở và toàn diện với các đồng minh và đối tác dân chủ.

Tuy nhiên, chiến lược này luôn bị cản trở bởi sự bốc đồng gắn liền với quan điểm “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump. Chẳng hạn như, chính quyền Mỹ đã rút ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc trả gấp 5 lần chi phí cho binh lính Mỹ đóng quân ở hai nước này.

Dù vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy Quốc hội và công chúng Mỹ đang đề cao giá trị của các liên minh và cam kết đa phương. Hơn nữa, các đồng minh then chốt của Mỹ như Nhật Bản và Australia vẫn thừa nhận vai trò lãnh đạo và uy tín của Mỹ, ngay cả khi Nhà Trắng không làm vậy, và các nước này chắc chắn sẽ âm thầm vận động Mỹ bắt tay xây dựng các mô hình hợp tác mới trong thời gian tới.

Mặc dù đôi khi có nhắc đến “Kế hoạch B”, nhưng Nhật Bản và Australia vẫn muốn định hình chính sách của Mỹ hơn là xây dựng chính sách ngoại giao độc lập của riêng họ mà không có vai trò của Mỹ.

ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19
Cả Bắc Kinh và Washington đều chưa có bất kỳ động thái nào nhằm thúc đẩy một cấu trúc thể chế liên Á mới để đối phó với đại dịch hay tác động kinh tế của nó. (Nguồn: China - Briefing)

Thứ ba, sẽ hình thành hòa bình kiểu Trung Quốc? Các học giả cho rằng, đây không phải là kịch bản mà trong đó Trung Quốc sẽ làm lu mờ Mỹ một cách hòa bình như Mỹ đã làm với Anh một thế kỷ trước.

Nhiều khả năng đó sẽ là một kịch bản mà trong đó các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại trong khu vực sẽ củng cố vị thế của mình, gây tổn hại cho các cường quốc ở vị trí trung tâm như Trung Quốc ở châu Á, Nga ở Trung Âu và Đông Âu hay Iran ở vùng Vịnh.

Tình trạng này cũng từng được tác giả Tom Wright đề cập trong cuốn By all measures short of war (Các phương thức chiến tranh).

Cách tốt nhất để tránh kịch bản này, theo các học giả của CIS, là nắm bắt những yếu tố tốt nhất trong hai kịch bản đầu: nâng cao hiểu biết về cuộc cạnh tranh chiến lược và chủ động phối hợp với các đồng minh để xây dựng các quy tắc có tính đến Trung Quốc nhưng kìm hãm tham vọng của nước này.

ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19

Ba kịch bản kinh tế Việt Nam 2020 hậu Covid-19

TGVN. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hậu dịch ...

ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19

Một thế giới khác hậu khủng hoảng Covid-19

TGVN. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp một phần bởi rất nhiều điều chưa từng có tiền lệ đã và đang diễn ra, cũng như có ...

ba kich ban dia chinh tri o chau a hau covid 19

Covid-19 khiến năm 2020 sẽ là năm đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới

TGVN. Theo trang mạng phân tích Valdaiclub, năm 2019 hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đối mặt nguy cơ rủi ...

Thanh Dung (theo CSIS)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 13/11/2024, Lịch vạn niên ngày 13 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 13/11. Lịch âm 13/11/2024? Âm lịch hôm nay 13/11. Lịch vạn niên 13/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 13/11/2024: Tuổi Tuất công danh bình ổn

Xem tử vi 13/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 13/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 13/11/2024: Bạch Dương vận trình công việc tốt

Tử vi hôm nay 13/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile

Sáng 12/11 giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường rời tại thủ đô Santiago, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile từ 9-11/11.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào ...
Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Phát biểu chính sách tại Đại học Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 5 định hướng phát triển hợp tác song phương

Sáng 12/11 giờ địa phương, tại thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến Đại học Chile để trao đổi với các giảng viên, sinh viên tại đây.
Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Nga-Trung ca ngợi 'mối tình' bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Nga cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất là chống lại chính sách 'kiềm chế kép' đối với nước này và Trung Quốc, do Mỹ và các nước đồng minh theo đuổi.
Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche

Tàu chiến mới nhất của Nga xuất hiện ở eo biển Manche

Ngày 12/11, Hạm đội phương Bắc của Nga thông báo tàu khu trục Đô đốc Golovko đã hoàn thành hải trình qua eo biển Manche.
Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29

Anh dự định 'chơi lớn' tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29.
Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0'

Hậu Bầu cử Mỹ 2024: Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời 'Trump 2.0'

Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt cái tên mới mà ông sẽ bổ nhiệm vào đội ngũ nhân sự trong chính quyền sắp tới.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động