Ngăn chặn âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Thu Trang
Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
RFA, BBC, VOA có nhiều bài viết phiến diện, quy chụp về tình hình ở Tây Nguyên, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Qua thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực dân tộc, Thiếu tướng Hầu Văn Lý, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị của các đối tượng có một số đặc điểm đáng chú ý:

Chủ thể

Chủ thể tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị rất đa dạng, ở cả trong và ngoài nước, song trước hết và chủ yếu là các cá nhân, tổ chức phản động người dân tộc thiểu số (DTTS).

Ở bên ngoài, nổi lên là hoạt động của một số nghị sĩ, dân biểu, chính khách, nhân viên ngoại giao các nước phương Tây có quan điểm thù địch, định kiến với Việt Nam; các trung tâm phá hoại tư tưởng bên ngoài; nhân viên các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, học giả, nhà nghiên cứu về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… nước ngoài thiếu thiện cảm, định kiến với Việt Nam; các cá nhân, tổ chức phản động người DTTS lưu vong.

Ở trong nước, hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị chủ yếu do số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong các “tà đạo”, số phản động, cực đoan, chống đối người DTTS; số có lịch sử tham gia các hoạt động nhằm đòi ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng” đã bị xử lý, vô hiệu hóa nhưng chưa chịu từ bỏ tư tưởng chống đối (như số có lịch sử tham gia hoạt động FULRO, “Tin lành Đêga”, số hoạt động lập “Nhà nước Mông”, số cốt cán từng tin theo các tổ chức bất hợp pháp, tà đạo như “Giê Sùa”, Bà cô Dợ”…)

Đối tượng

Đối tượng bị tác động chủ yếu là đồng bào DTTS tại các địa bàn, nhất là các vùng chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.

Đây là bộ phận quần chúng nhân dân có cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; mức sống, mức hưởng thụ văn hóa và đời sống tinh thần của đồng bào còn thấp; tỉ lệ nghèo đói, mù chữ, thất nghiệp còn cao.

Đồng bào DTTS bị các đối tượng xấu nhắm tới có ý thức cố kết cộng đồng, thân tộc, dòng tộc sâu sắc nhưng nhận thức chính trị còn hạn chế, chưa hiểu hết tính chất phản động của các luận điệu kích động ly khai, tự trị nên dễ bị tác động, ảnh hưởng.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, kích động ly khai, tự trị còn hướng tới bộ phận đồng bào DTTS ở nước ngoài, nhất là những người vượt biên, trốn ra nước ngoài xin “tị nạn” hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Mỹ…

Nội dung

Nội dung tuyên truyền thường đa dạng, tùy từng đối tượng tiến hành cụ thể mà nội dung tuyên truyền có thể khác nhau nhưng về cơ bản, các đối tượng thường tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như:

Thứ nhất, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, khơi gợi quá khứ để kích động tư tưởng hận thù, chống đối hoặc lợi dụng danh nghĩa “bảo tồn văn hóa”, chữ viết, phong tục tập quán… để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Điển hình như ở Tây Bắc, các đối tượng duy trì tuyên truyền về “Vương quốc Mông”, “vua Mông”; ở Tây Nam bộ, các đối tượng đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ; số phản động, chống đối trong dân tộc Chăm tìm cách khơi gợi lịch sử “Vương quốc Champa”, “Hoàng gia Champa”; kêu gọi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Chăm, lợi dụng việc triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét (Bình Thuận) để tuyên truyền xuyên tạc cho rằng chính quyền muốn xóa bỏ thánh tích, xâm hại đời sống tâm linh của người Chăm; đăng tải các bài viết phản đối việc cải cách chữ Chăm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng nhà nước muốn xóa bỏ văn hóa, bản sắc dân tộc để kích động tâm lý nghi kỵ, phản đối trong nhân dân…

Thứ hai, xuyên tạc chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; khoét sâu vào những sơ hở, thiếu sót trong triển khai thực hiện của chính quyền cơ sở; lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân, nhất là giữa đồng bào DTTS với chính quyền, doanh nghiệp, người Kinh, tạo sự so sánh về chênh lệch trong phát triển kinh tế, xã hội giữa đồng bào DTTS với người Kinh để kích động tâm lý bất mãn, phản kháng, chống đối trong đồng bào.

Bên cạnh đó, lợi dụng việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, các dự án, đề án, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ năm 2021-2025 còn nhiều thiếu sót, hạn chế, chậm; tỷ lệ hộ nghèo người DTTS và tình trạng thiếu đất sản xuất... các đối tượng đã triệt để lợi dụng vu cáo, xuyên tạc, hạ uy tín Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương, đồng thời kích động người dân hoạt động chống phá, gây mất an ninh, trật tự tại các địa bàn chiến lược.

Thứ ba, tuyên tuyền khuếch trương thanh thế nhằm tập hợp lực lượng, lôi kéo đồng bào DTTS tham gia thành lập “nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng”. Trong đó, các đối tượng tập trung ca ngợi, thậm chí thần thánh hóa đối tượng cầm đầu, cốt cán, khuếch trương thanh thế của tổ chức ở bên ngoài, xuyên tạc rằng đã được quốc tế công nhận chính phủ, con dấu, cờ, tôn giáo riêng… nhằm lựa bịp, tạo sự ngộ nhận cho đồng bào DTTS trong nước về thực lực của các đối tượng ở bên ngoài, từ đó lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động ly khai, tự trị.

Thứ tư, xuyên tạc các vụ việc Việt Nam đấu tranh, xử lý, bắt giữ các đối tượng phản động, chống đối, khủng bố (như các đối tượng tham gia vụ khủng bố ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk; đối tượng tham gia tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; số đối tượng tham gia vụ gây rối trật tự công cộng ở Thánh đường 102, Ninh Thuận)… cho rằng Đảng, Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp người DTTS, từ đó kích động người dân đứng lên chống lại chính quyền.

Thứ năm, tuyên truyền về “xã hội dân sự”, về tự do, dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí của phương Tây, hướng dẫn phương thức đấu tranh bất bạo động, bất tuân dân sự, phản kháng chính quyền.

Thứ sáu, tuyên truyền ca ngợi cuộc sống hưởng thụ vật chất tại các nước phương Tây: Một số đối tượng hoạt động lập “Nhà nước Mông”, “Nhà nước Đêga” khi xuất cảnh trốn ra nước ngoài được các cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài hỗ trợ đi định cư ở nước thứ ba đã thường xuyên đăng tải hình ảnh về cuộc sống hưởng thụ ở nước ngoài, qua đó tạo sự so sánh với cuộc sống khó khăn trong nước, kích thích số chống đối trong nước tiếp tục chống đối, trốn ra nước ngoài để được bảo trợ, bảo lãnh “tị nạn chính trị”…

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Tổ chức 'Tin lành Đêga' lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai, tự trị.

Phương thức, thủ đoạn

Phương thức, thủ đoạn, để gia tăng hiệu quả tuyên truyền, vừa triệt để khai thác thành tựu khoa học công nghệ, tận dụng sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch nước ngoài, vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của đồng bào DTTS, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tuyên truyền hết sức tinh vi, cụ thể:

Một là, triệt để khai thác các tiện ích của mạng xã hội để thành lập các “nhóm kín” trên không gian mạng, sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, OTT (như Zoom, Gotomeeting, Signal, Zalo, Facebook…) duy trì để liên lạc, quan hệ, chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng”.

Điển hình như số đối tượng ở Tây Nguyên triệt để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, phần mềm hội họp trực tuyến để lập 26 hội, nhóm có hoạt động tuyên truyền phục hồi FULRO, “Tin lành Đêga” tập huấn nhân quyền, thông công, họp nhóm trực tuyến, móc nối phát triển lực lượng vào số đối tượng yếu thế, số tín đồ Tin lành, số thanh niên, công nhân tại các khu công nghiệp và số trước đây theo “Tin lành Đêga”, “Tin lành Đấng Christ” hiện đang sinh hoạt tại gia; một số thanh niên có tư tưởng hướng ngoại, có ý định trốn…

Hai là, sử dụng báo đài ngoại vi tại nước ngoài để tuyên truyền vào trong nước xuyên tạc tình hình trong nước và kích động tư tưởng ly khai dân tộc, kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp, hậu thuẫn; nổi lên là các tổ chức KKK, KKF triệt để sử dụng các các báo, đài ngoại vi (VOKK, KKCTV, Khmer21, Reahou TV, KKIP TV…) để tuyên truyền kích động ly khai, tự trị, đòi “quyền dân tộc bản địa” cho người Khmer.

Ba là, lợi dụng việc tham gia các Hội nghị, hội thảo quốc tế, phiên điều trần hoặc kích động, tổ chức biểu tình ở nước ngoài để tuyên truyền chống Việt Nam.

Bốn là, thông qua gặp, gỡ, tiếp xúc các đối tượng, nhóm đồng bào DTTS ở trong và ngoài nước để trực tiếp tuyên truyền. Trong đó, chúng thường lợi dụng các dịp kỷ niệm, tết cổ truyền các dân tộc để tập trung đông người, đẩy mạnh tuyên truyền kích động tư tưởng ly khai, tự trị; lợi dụng các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các điểm, nhóm tôn giáo để tuyên truyền chi rẽ dân tộc, kích động li khai, tự trị; lợi dụng các quan hệ thân tộc, dòng tộc, bạn bè, sinh hoạt tôn giáo hoặc các sự kiện tập trung đông người (hiếu, hỷ, lễ hội...) để có điều kiện gặp nhau tuyên truyền, củng cố niềm tin, họp bàn, phục hồi tổ chức, phát triển lực lượng, nhận sự chỉ đạo của đối tượng phản động người DTTS lưu vong

Thông qua những thủ đoạn tinh vi, hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” đã để lại nhiều hậu quả hết sức phức tạp, lâu dài tại các địa bàn vùng DTTS. Thực tế cho thấy, mặc dù chưa thể thành lập, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập ở trong nước, chưa thực hiện được mưu đồ lập “Nhà nước riêng” song bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đã tuyên truyền, lôi kéo được một bộ phận quần chúng tham gia các hoạt động chống chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về an ninh chính trị tại các địa bàn chiến lược.

Hoạt động này không chỉ gây chia rẽ gây mất đoàn kết giữa các DTTS, giữa người DTTS với người Kinh, với chính quyền, mà còn gây tâm lý hoang mang, dao động trong một bộ phận đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho các loại hình “tà đạo”, tôn giáo mới phát triển vào địa bàn, làm xáo trộn đời sống chính trị, xã hội, gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự địa phương; gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn, làm giảm hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

Trên phạm vi quốc tế, hoạt động của các đối tượng đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, trung tâm phá hoại tư tưởng nước ngoài triệt để khai thác, lợi dụng chống phá, gây khó khăn, hạ uy tín Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Đây là hành vi đáng lên án và cần đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, tăng cường gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc.

'Bữa cơm Công đoàn' Bộ Ngoại giao - tăng cường đoàn kết, sẻ chia 'Bữa cơm Công đoàn' Bộ Ngoại giao - tăng cường đoàn kết, sẻ chia

Trưa 27/9, trong không khí ấm áp, thân tình, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình 'Bữa cơm Công đoàn' ở trụ sở ...

Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025

Tổng Liên đoàn Lao động có văn bản hướng dẫn thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2025.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Hy Lạp

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Hy Lạp

Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hy Lạp bày tỏ tin tưởng với nhiều điểm chung, quan hệ Hy Lạp-Việt Nam sẽ phát triển ...

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029 có chủ đề "Đoàn kết ...

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Bài 1: Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết

Chủ tịch Quốc hội mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết

Chiều 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Ngày 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển ngành điện hạt nhân ổn định

Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển ngành điện hạt nhân ổn định

Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc ngày 22/11 tổ chức Hội nghị tổng kết nhóm chuyên trách về xây dựng lộ trình phát triển điện hạt ...
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm nâng tầm quan hệ Việt Nam-Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm nâng tầm quan hệ Việt Nam-Malaysia, chia sẻ tầm nhìn về Cộng đồng ASEAN

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời về kết quả chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động