TIN LIÊN QUAN | |
Vì sao Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong bị bắt giữ? | |
Samsung có thể ngưng các kế hoạch đầu tư |
Bước đi thực tiễn
Ngày 24/2, Ban Giám đốc Samsung Electronics cho biết, sẽ thành lập ủy ban có chức năng xem xét lại các hoạt động quyên tặng của công ty này, đồng thời đưa ra quy định mới nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa các khoản quyên tặng, cũng như hỗ trợ tài chính cho các bên thứ ba.
Theo quy định mới, mọi kế hoạch của Samsung Electronics về việc quyên tặng hay ký kết hợp đồng tài trợ có giá trị trên 1 tỷ Won (tương đương gần 900.000 USD) cần phải được Ban Giám đốc thông qua. Trước đó, các khoản thanh toán cho bên thứ ba trị giá từ 680 tỷ Won trở lên mới cần được sự phê chuẩn của Ban Giám đốc. Quy định mới cũng buộc Samsung Electronics thường xuyên lưu giữ hồ sơ tài liệu khi thực hiện quyên tặng hay ký kết hợp đồng tài trợ.
Việc Samsung Electronics siết chặt các quy định về các hoạt động quyên tặng và tài trợ là bước đi thực tiễn, trong bối cảnh “người khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ của xứ Hàn đang là tâm điểm của các cuộc điều tra về bê bối chính trị, dẫn đến việc tạm đình chỉ chức vụ của Tổng thống Park Geun-hye để luận tội hồi tháng 12/2016.
Hãng Yonhap đưa tin, hai quan chức cấp cao trong Ban điều hành Tập đoàn Samsung gồm Phó Chủ tịch Choi Gee-sung và Giám đốc Chang Choong-gi đã đề nghị từ chức, nhằm chịu trách nhiệm trước việc tập đoàn vướng vào bê bối chính trị. Cả hai nhân vật này đều là những nghi can đang bị các công tố viên điều tra trong vụ bê bối.
Trước đó, Phó Chủ tịch Lee cũng đã có những động thái thực hiện cam kết trước sức ép trong buổi điều trần trước Nghị viện Hàn Quốc về vụ bê bối. Đầu tháng 2, Samsung đã rút khỏi Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) - tổ chức chuyên vận động hành lang cho các công ty lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tiền từ các tập đoàn lớn sang hai quỹ của bà Choi. Ngoài ra, Samsung còn đóng cửa Văn phòng Chiến lược Tương lai, bộ phận bị nghi ngờ có liên quan trực tiếp tới scandal tham nhũng. Giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ông Lee có thể sớm đóng góp tài sản riêng làm từ thiện, mặc dù Samsung đã bác bỏ điều này.
Ngày 17/2 vừa qua, ông Lee Jae-yong, người thừa kế của Tập đoàn Samsung, đã bị bắt giữ theo lệnh của tòa án, với cáo buộc đưa hối lộ liên quan đến bê bối của bà Choi Soon-sil, bạn thân lâu năm của Tổng thống Park. Các cáo buộc cho rằng, ông Lee “rót” 43 tỷ Won (37 triệu USD) cho hai quỹ phi lợi nhuận của bà Choi nhằm đổi lấy sự hậu thuẫn chính trị trong cuộc sáp nhập hai chi nhánh của Tập đoàn Samsung vào năm 2015. Mặc dù thừa nhận việc quyên tặng số tiền lớn trên cho hai quỹ của bà Choi, nhưng Samsung đã bác bỏ cáo buộc hối lộ.
Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong. (Nguồn: Reuters) |
Thách thức với Samsung
Lệnh bắt giữ ông Lee đẩy Samsung đối mặt với không ít thách thức. Trước mắt, ông Lee bị cấm ra nước ngoài theo lệnh của tòa án, khiến tập đoàn này gặp khó khăn trong việc điều hành, chỉ đạo do Samsung là tập đoàn toàn cầu, với 90% doanh thu đến từ nước ngoài. Thêm vào đó, các cổ đông của Samsung cũng đang gây áp lực lên tập đoàn. Tháng 12 năm ngoái, APG Asset Management (Hà Lan), hiện nắm 0,8% cổ phần, đã gửi thư cho Samsung yêu cầu giải trình về khoản tiền ủng hộ cho quỹ của bà Choi. Elliott Management thì muốn Samsung tăng cổ tức và đa dạng hóa nhóm lãnh đạo. Các chính trị gia cũng yêu cầu Samsung minh bạch hơn nữa trong cách quản trị doanh nghiệp.
Với giới quan sát, câu hỏi lớn được đặt ra hiện tại là ai sẽ thay thế Lee Jae-yong tại Samsung Electronics khi ông không còn nắm quyền. Chung Sun-sup, Tổng biên tập trang Chaebul.com - trang mạng chuyên đánh giá về chứng khoán và những người giàu có ở Hàn Quốc bình luận, “nếu nói rằng việc vắng mặt của ông Lee Jae-yong ảnh hưởng nghiêm trọng đến Samsung nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung thì đó là một sự phóng đại, nhưng cũng có phần đúng”, bởi tầm ảnh hưởng của tập đoàn này tới nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.
Xét về góc độ kinh tế, doanh thu của Samsung chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc. Riêng doanh thu của Samsung Electronics đã tăng ấn tượng từ 46,4 nghìn tỷ Won năm 2001 lên 201 nghìn tỷ Won năm 2016. Lợi nhuận của của hãng cũng tăng từ 3,95 nghìn tỷ won lên 29,2 nghìn tỷ won giai đoạn 2001 - 2016. Tờ Korea Herald dẫn lời các quan chức Samsung cho biết việc ông Lee bị bắt đã khiến hoạt động của tập đoàn lâm vào bế tắc, bởi vì ông không chỉ là người thừa kế hợp pháp mà còn là người có quyền ra quyết định cao nhất và duy nhất cho những chiến lược quan trọng của tập đoàn.
Hàn Quốc: Phó Chủ tịch Samsung chính thức bị bắt giữ Ngày 17/2, Tòa án quận Trung tâm Seoul cho biết Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong đã chính thức bị bắt giữ nhằm ... |
Hàn Quốc: Lãnh đạo Tập đoàn Samsung bị “sờ gáy” Việc lãnh đạo Samsung bị thẩm vấn do tình nghi liên quan tới vụ bê bối của bà Choi Soon-sil, bạn thân của Tổng thống ... |