Bản đồ địa chính trị Nam Á đang thay đổi, liên minh mới và 'cuộc chơi' quyền lực

Ngọc Anh
Từ việc Bangladesh và Pakistan xích lại gần nhau đến Afghanistan tìm kiếm quan hệ với Ấn Độ, bức tranh chính trị khu vực Nam Á đang trở nên phức tạp hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đó là nhận định của Tiến sĩ Chietigj Bajpaee, nghiên cứu viên cao cấp về Nam Á tại Chương trình châu Á-Thái Bình Dương của Chatham House - Viện nghiên cứu Chính sách công có trụ sở tại London (Anh) trong bài viết mới đăng tải trên tờ SCMP.

Bản đồ địa chính trị Nam Á đang thay đổi, liên minh mới và 'cuộc chơi' quyền lực
Bài viết của Tiến sĩ Chietigj Bajpaee đăng tải trên tờ SCMP ngày 3/2. (Ảnh chụp màn hình)

Bangladesh-Pakistan xích lại gần nhau

Theo Tiến sĩ Chietigj Bajpaee, chỉ trong vòng 6 tháng, cục diện địa chính trị Nam Á đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina rời khỏi sân khấu quyền lực vào tháng 8/2024. Trung Quốc và Ấn Độ đạt được thỏa thuận biên giới sau nhiều tháng căng thẳng hồi tháng 10/2024. Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ gặp Quyền Ngoại trưởng Afghanistan tại Dubai tháng 1/2025.

Những diễn biến này cũng cho thấy sự dịch chuyển trong các liên minh địa chính trị tại khu vực.

Cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina từng là đối tác quan trọng của Ấn Độ. Sự ra đi của bà đã tạo cơ hội để Pakistan – "đối thủ truyền kiếp" của New Delhi – gia tăng ảnh hưởng tại Dhaka.

Bangladesh đã nới lỏng quy định thị thực đối với công dân Pakistan, thiết lập tuyến hàng hải trực tiếp giữa cảng Karachi và Chittagong, đồng thời giảm bớt các hạn chế thương mại song phương. Đặc biệt, trong tháng 2/2025 này, Bangladesh sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân Aman của Pakistan tại Karachi.

Bản đồ địa chính trị Nam Á đang thay đổi, liên minh mới và 'cuộc chơi' quyền lực

Thủ tướng Pakistan Muhammad Shehbaz Sharif (trái) gặp nhà lãnh đạo chính phủ lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 tại Cairo (Ai Cập) vào ngày 19/12/2024. (Nguồn: X)

Bên cạnh đó, sự tái thiết quan hệ này còn được minh chứng qua một loạt cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Dhaka và Islamabad. Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pakistan Mohammad Ishaq Dar dự kiến thăm Bangladesh trong tháng này, tiếp nối chuyến công du của người đứng đầu Cơ quan tình báo Pakistan (ISI) Asim Malik vào tháng trước.

Trước đó, nhiều cuộc gặp đã diễn ra giữa lãnh đạo chính phủ lâm thời của Bangladesh Muhammad Yunus và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif.

Tin liên quan
Từ TikTok đến RedNote: Cuộc Từ TikTok đến RedNote: Cuộc 'di cư' văn hoá vượt ranh giới địa chính trị

Chuyên gia Bajpaee cho rằng, mặc dù khó có thể nhìn nhận mối quan hệ của Dhaka với New Delhi và Islamabad dưới góc độ "được-mất", nhưng những diễn biến này đủ để thấy một sự thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại của Bangladesh.

Đặc biệt, đây càng là một bước ngoặt đối với Pakistan, quốc gia từng bị đánh giá tiêu cực tại Bangladesh do cuộc chiến ly khai đẫm máu năm 1971. Dưới thời chính quyền bà Hasina, các đảng đối lập như Jamaat-e-Islami từng bị giám sát chặt chẽ vì mối quan hệ lịch sử với Pakistan.

Thế nhưng, giờ đây, chính những lực lượng này lại trở thành một phần hoặc hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Bangladesh.

Biên giới Trung Quốc-Ấn Độ bớt "nóng"

Theo Tiến sĩ Chietigj Bajpaee, thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã góp phần giảm bớt căng thẳng sau vụ đụng độ nghiêm trọng vào năm 2020. Nội dung chính của thỏa thuận bao gồm việc nối lại tuần tra và quyền chăn thả tại hai khu vực tranh chấp ở phía Đông Ladakh và Aksai Chin.

Trong cuộc gặp hôm 8/1, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông cũng đã thảo luận về việc khôi phục các sáng kiến “lấy con người làm trung tâm”. Tuy nhiên, ông Bajpaee chỉ rõ, thỏa thuận này vẫn không giải quyết được tranh chấp biên giới kéo dài giữa hai nước.

Cả Bắc Kinh và New Delhi đều không từ bỏ yêu sách đối với nhiều vùng lãnh thổ, vẫn chưa đạt được thỏa thuận về ranh giới phía Tây, được gọi là Đường kiểm soát thực tế (LAC). Hiện tại, quân đội hai bên đang duy trì đáng kể lực lượng dọc biên giới mà chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã góp phần giảm bớt căng thẳng sau vụ đụng độ năm 2020. (Nguồn: Anadolu)
Thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ góp phần giảm bớt căng thẳng sau vụ đụng độ năm 2020. (Nguồn: Anadolu)

Ngoài ra, thỏa thuận cũng không đề cập những khu vực tranh chấp khác cũng như các vấn đề nhạy cảm như tranh chấp nguồn nước. Vì vậy, căng thẳng có thể bùng phát khi Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới trên sông Yarlung Tsangpo (Brahmaputra), con sông chảy qua cả hai nước.

Hơn hết, ông Bajpaee nhận định, dù còn nhiều hạn chế song thỏa thuận biên giới cho thấy cả Bắc Kinh và New Delhi đều nhận thức rõ sự cần thiết của việc thiết lập các cơ chế kiểm soát quan hệ song phương, trong bối cảnh hai nước đang đối mặt với những thách thức cấp bách cả trong nước lẫn trên trường quốc tế.

Ông Bajpaee nhấn mạnh, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc trong việc giảm căng thẳng với các nước láng giềng, bao gồm cả Ấn Độ và Nhật Bản, cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách ổn định khu vực trước thềm một cuộc cạnh tranh chiến lược sâu rộng hơn với Mỹ, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ hai.

Bên cạnh đó, đối với Ấn Độ, việc giảm căng thẳng biên giới là điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhất là khi New Delhi nhận thức rõ: Tham vọng trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của mình khó có thể thành hiện thực nếu thiếu các linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu từ quốc gia láng giềng tỷ dân.

Ấn Độ-Afghanistan: "Băng tan" sau "giá lạnh"

Theo vị chuyên gia Nam Á, cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri và quyền Ngoại trưởng Afghanistan Amir Khan Muttaqi ngày 8/1 vừa qua đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình hàn gắn quan hệ giữa New Delhi và Kabul kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát đất nước.

Đây cũng là cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai nước từ năm 2021.

Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã khẳng định cam kết của nước này đối với phát triển khu vực, hợp tác thương mại, nhân đạo, cũng như thỏa thuận nối lại các dự án phát triển và hỗ trợ trong các lĩnh vực y tế và người tị nạn ở Afghanistan.

Ông Misri cũng nhấn mạnh tình hữu nghị lâu đời Ấn Độ-Afghanistan và những mối liên hệ mạnh mẽ giữa nhân dân hai nước. New Delhi sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển cấp bách của người dân Afghanistan.

Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri (trái) và quyền Ngoại trưởng Taliban Amir Khan Muttaqi trong cuộc gặp tại Dubai. (Nguồn: X)
Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri (trái) và quyền Ngoại trưởng Taliban Amir Khan Muttaqi trong cuộc gặp tại Dubai ngày 8/1. (Nguồn: X)

Vào tháng 11/2024, chính quyền Taliban đã bổ nhiệm một lãnh sự tạm quyền tại Mumbai, tiếp nối động thái mở lại Đại sứ quán Ấn Độ tại Kabul vào năm 2022.

Trước đó, New Delhi luôn duy trì khoảng cách với Taliban do hệ tư tưởng cực đoan và mối quan hệ mật thiết của lực lượng này với quân đội và tình báo Pakistan. Islamabad từng xem Afghanistan là yếu tố “chiều sâu chiến lược” (strategic depth) trong cuộc cạnh tranh với Ấn Độ.

Tuy nhiên, ông Bajpaee khẳng định, cục diện Nam Á đang thay đổi khi Afghanistan giờ đây trở thành "gánh nặng" hơn là lợi thế đối với Pakistan, minh chứng qua hàng loạt vụ đụng độ biên giới gần đây giữa hai nước.

Ngoài ra, Ấn Độ vẫn dè chừng Taliban, đặc biệt sau những vụ tấn công nhằm vào công dân nước này tại Afghanistan, tiêu biểu là vụ đánh bom Đại sứ quán Ấn Độ ở Kabul năm 2009 và vụ tấn công Lãnh sự quán tại Herat năm 2014.

Toan tính đằng sau

Cũng theo ông Bajpaee, những biến động gần đây tại Nam Á đang phản ánh các toan tính chiến lược sâu rộng hơn.

Việc Bangladesh điều chỉnh chính sách đối ngoại là hệ quả của cuộc khủng hoảng bản sắc kéo dài, trong đó nền chính trị nước này liên tục dao động giữa các bản sắc dân tộc đối lập nhau.

Tại Afghanistan, chính quyền Taliban cũng đang nỗ lực thoát khỏi tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế. Kabul mong muốn New Delhi tham gia vào mạng lưới đối tác phát triển cùng với Trung Quốc và Nga, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố chấm dứt viện trợ nước ngoài.

Đối với New Delhi, Taliban được xem là “mối đe dọa ít nghiêm trọng hơn” so với các tổ chức cực đoan như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Bản đồ địa chính trị Nam Á đang thay đổi, liên minh mới và 'cuộc chơi' quyền lực
Nam Á đang chứng kiến một sự tái định hình quan hệ trong khu vực. (Nguồn: Asia Times)

Ông Bajpaee cho rằng, là quốc gia có biên giới với tất cả các nước trong khu vực, Ấn Độ chịu tác động kép từ những diễn biến này. Một mặt, quan hệ với Bangladesh xấu đi có thể cản trở chính sách Hành động hướng Đông của New Delhi, gây khó khăn cho các chiến lược hợp tác kinh tế và kết nối với Đông Nam Á. Mặt khác, việc cải thiện quan hệ với Kabul lại giúp Ấn Độ thúc đẩy mục tiêu chiến lược lớn hơn là tăng cường kết nối với Trung Á.

Tựu trung, Nam Á đang chứng kiến một sự tái định hình quan hệ trong khu vực. Bangladesh xích lại gần Pakistan, bên cạnh tìm kiếm mối quan hệ cân bằng hơn với Ấn Độ. Ngược lại, Afghanistan tiến gần hơn đến Ấn Độ trong khi muốn duy trì sự cân bằng với Pakistan.

Đặc biệt, Trung Quốc đang tìm cách ổn định các khu vực lân cận nhằm tập trung đối phó Mỹ – đối thủ được xem là mối đe dọa chính đối với an ninh và thịnh vượng của đất nước tỷ dân này.

Có thể nói, cán cân quyền lực tại Nam Á tiếp tục xoay chuyển theo những hướng khó lường, không chỉ ảnh hưởng đến từng quốc gia mà còn định hình tương lai của cả khu vực.


(*) Trước khi gia nhập Chatham House, Tiến sĩ Chietigj Bajpaee là cố vấn rủi ro chính trị khu vực châu Á tại Tập đoàn năng lượng Equinor của Na Uy.

Tiến sĩ Bajpaee từng nghiên cứu về khu vực châu Á, đặc biệt là Nam Á, tại các tổ chức như Control Risks, IHS Markit (nay là S&P Global), Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington D.C và Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS). Ngoài ra, ông cũng là nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện phân tích và nghiên cứu quốc phòng Manohar Parrikar, Quỹ quốc tế Vivekananda ở Ấn Độ.

Biến đổi khí hậu đang định hình lại cục diện chiến lược, Mỹ quyết tâm kéo mọi đối tác, đồng minh vào cuộc

Biến đổi khí hậu đang định hình lại cục diện chiến lược, Mỹ quyết tâm kéo mọi đối tác, đồng minh vào cuộc

Vừa qua, tại Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa diễn ra Hội nghị về khí hậu và quốc phòng khu vực ...

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng ...

Việc lật đổ Tổng thống al-Assad sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực tại Trung Đông

Việc lật đổ Tổng thống al-Assad sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân quyền lực tại Trung Đông

Ông Zhanat Momynkulov, nhà Đông phương học, chuyên gia về Arab đưa ra một số bình luận đáng chú ý về tình hình xung quanh ...

Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Tình hình Syria: Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao với phe đối lập

Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các ...

Đọc thêm

Năm Du lịch quốc gia 2025: Đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực

Năm Du lịch quốc gia 2025: Đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực

Tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, ...
Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chia buồn khi được tin nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi qua đời.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, Việt Nam coi trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Đức nói chung và với bang Hessen nói ...
Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Giá vàng hôm nay 26/3/2025: Giá vàng chưa chạm đỉnh cao nhất, 'hạ nhiệt' nhất thời, cơ hội 'rinh' hàng vào danh mục đầu tư

Dù giá vàng đã vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce, các phân tích kỹ thuật chỉ rõ, có thể không phải là đỉnh của đợt tăng giá.
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Điểm tên loạt quốc gia đang thúc đẩy quan hệ như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran, Nga nói gì về 'con thuyền chung' với Ấn Độ?

Điểm tên loạt quốc gia đang thúc đẩy quan hệ như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran, Nga nói gì về 'con thuyền chung' với Ấn Độ?

Nga đang tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Triều Tiên và các thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Mỹ tiếp tục thể hiện tham vọng với Greenland, Đan Mạch 'nóng mặt'

Mỹ tiếp tục thể hiện tham vọng với Greenland, Đan Mạch 'nóng mặt'

Greenland, vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm trên tuyến đường ngắn nhất nối châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngoại trưởng Iran: Tehran chỉ đàm phán khi Mỹ thay đổi thái độ

Ngoại trưởng Iran: Tehran chỉ đàm phán khi Mỹ thay đổi thái độ

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi tuyên bố nước này sẽ không nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.
Đàm phán Nga-Mỹ kéo dài 12 giờ: Thảo luận mọi thứ, rất phức tạp nhưng hữu ích, bất ngờ hé lộ sự tham gia của bên thứ 3

Đàm phán Nga-Mỹ kéo dài 12 giờ: Thảo luận mọi thứ, rất phức tạp nhưng hữu ích, bất ngờ hé lộ sự tham gia của bên thứ 3

Nga-Mỹ đã tổ chức cuộc họp quan trọng tại thủ đô của Saudi Arabia, kéo dài 12 giờ, xoay quanh nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Israel rục rịch cho hành động di dời người Palestine khỏi Dải Gaza, phê chuẩn 13 khu định cư mới ở Bờ Tây, Ai Cập và Saudi Arabia phản ứng mạnh

Israel rục rịch cho hành động di dời người Palestine khỏi Dải Gaza, phê chuẩn 13 khu định cư mới ở Bờ Tây, Ai Cập và Saudi Arabia phản ứng mạnh

Israel sẽ thành lập một cơ quan điều phối các công tác chuẩn bị nhằm tạo điều kiện cho hoạt động di dời tự nguyện người dân ở Dải Gaza.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Phiên bản di động