'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ soi chiếu cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực

Ngọc Anh
Khi biến đổi khí hậu đẩy nhanh tốc độ tan băng ở Bắc Cực, mở ra các tuyến đường vận tải mới và cơ hội khai thác tài nguyên, giá trị địa chính trị của Greenland đã tăng vọt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ 'soi chiếu' cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực
Bài viết "Trump’s Greenland gambit spotlights geopolitical tussle over the Arctic" đăng tải trên South China Morning Post ngày 13/1.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Nong Hong (*) trong bài viết "Trump’s Greenland gambit spotlights geopolitical tussle over the Arctic" đăng tải trên South China Morning Post ngày 13/1.

"Cánh cửa" Bắc Cực

Vào tháng 8/2019, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chú ý với đề xuất mua Greenland từ Đan Mạch. Mặc dù ý tưởng này chỉ nhận lại sự hoài nghi và các phản ứng hài hước, nhưng cũng khơi dậy một cuộc tranh luận và làm sáng tỏ vai trò của Greenland trên bản đồ địa chính trị.

Bà Nong Hong nhận định, đây không phải ý tưởng mới. Năm 1868, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là William H. Seward, ngay sau khi mua Alaska, đã bày tỏ sự quan tâm với Greenland và Iceland như một phần trong chiến lược mở rộng lãnh thổ của Washington. Năm 1946, chính quyền cựu Tổng thống Truman cũng đã đề nghị trả Đan Mạch 100 triệu USD bằng vàng để mua Greenland bởi nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vùng đất này trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang hình thành.

Mặc dù Đan Mạch từ chối nhưng Mỹ vẫn có thể thiết lập các căn cứ quân sự tại Greenland, bao gồm tại Pituffik - một phần quan trọng trong chiến lược Bắc Cực của xứ cờ hoa.

'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ 'soi chiếu' cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực
Greenland là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. (Nguồn: AFP)

Theo Tiến sĩ, sức hấp dẫn của Greenland nằm ở nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như đất hiếm, dầu mỏ, khí đốt, cùng vị trí chiến lược giữa Bắc Mỹ và châu Âu. Đặc biệt, khi biến đổi khí hậu đẩy nhanh tốc độ băng tan ở Bắc Cực, mở ra các tuyến đường vận tải mới và cơ hội khai thác tài nguyên, giá trị địa chính trị của Greenland cũng tăng mạnh. Việc Tổng thống đắc cử Mỹ quan tâm tới Greenland phản ánh sự công nhận lâu dài của Washington đối với vai trò của hòn đảo này trong các vấn đề toàn cầu.

Căn cứ theo luật pháp quốc tế, ý tưởng mua Greenland của Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi phức tạp. Greenland là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Copenhagen giữ quyền kiểm soát về đối ngoại và quốc phòng còn chính quyền Greenland quản lý các vấn đề nội bộ và có quyền theo đuổi độc lập hoàn toàn thông qua trưng cầu dân ý.

Chính vì vậy, bà Nong Hong khẳng định, việc mua Greenland đòi hỏi sự đồng ý của cả chính phủ Đan Mạch và Greenland. Giao dịch này cũng có thể sẽ mở ra những cuộc đàm phán theo các hiệp ước quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc tự quyết của vùng đất này. Hơn hết, mọi ý kiến cũng cần phải thông qua người dân Greenland nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của họ.

Phản ứng quốc tế

Trên thực tế, đề xuất của ông Trump đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều từ các bên liên quan tại Bắc Cực. Năm 2019, chính phủ Đan Mạch nhanh chóng bác bỏ ý tưởng "phi lý" này. Lãnh đạo Greenland cũng lên tiếng đồng tình với Copenhagen, đồng thời nhấn mạnh tính tự chủ của mình và bác bỏ bất cứ ý định mua bán nào. Các quốc gia Bắc Cực khác, bao gồm Canada, Na Uy và Nga, có thể đã nhìn nhận đề xuất của ông Trump với sự pha trộn giữa sự hài hước và dè dặt.

Bà Nong Hong chỉ rõ, đối với Canada, vị trí gần kề của Greenland với các lãnh thổ Bắc Cực của nước này phản ánh những mối quan tâm chung về an ninh và môi trường. Mặc dù khó có khả năng ủng hộ đề xuất của Mỹ, Canada vẫn sẽ theo sát từng diễn biến, ủng hộ hợp tác đa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền của người bản địa trong giải quyết các thách thức tại khu vực này.

Bên cạnh đó, là một cường quốc tại Bắc Cực, Nga có thể xem sự quan tâm của Mỹ đối với Greenland như một bước đi trong chiến lược lớn nhằm kiềm chế tham vọng của Moscow tại khu vực này. Trong khi đó, Na Uy cùng các quốc gia Bắc Âu khác, vốn đề cao hợp tác thông qua Hội đồng Bắc Cực, dường như đều sẽ đón nhận bất cứ hành động đơn phương nào bằng "ánh mắt" đầy hoài nghi.

'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ 'soi chiếu' cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực
Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng và ngành khai khoáng tại Greenland, xem đây như một mắt xích trong sáng kiến Con đường tơ lụa Bắc Cực. (Nguồn: ABC News)

Bà Nong Hong nhấn mạnh, không thể bỏ qua những tác động đối với Trung Quốc - nhân tố quan trọng trong sự phát triển của Bắc Cực. Bắc Kinh đã đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng và ngành khai khoáng tại Greenland, xem đây như một mắt xích trong sáng kiến Con đường tơ lụa Bắc Cực. Mọi nỗ lực từ phía Mỹ nhằm thâu tóm Greenland đều có thể làm xáo trộn chiến lược Bắc Cực của Trung Quốc, từ đó gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.

Bà Nong Hong nhấn mạnh, là một thành viên NATO và đồng minh thân cận của Mỹ, Đan Mạch luôn coi trọng quan hệ đối tác với Washington nhưng khó có thể chấp nhận một thương vụ làm suy giảm lợi ích quốc gia hoặc quyền tự trị của Greenland.

Tin liên quan
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với Greenland cũng có thể ảnh hưởng đến vai trò của Đan Mạch trong NATO và mối quan hệ với các quốc gia Bắc Cực khác. Giờ đây, Đan Mạch sẽ "xoay sở" để cân bằng giữa liên minh với Mỹ và cam kết hợp tác Bắc Cực thông qua các khuôn khổ đa phương.

Theo bà Nong Hong, đối với Greenland, việc đạt được độc lập kinh tế thông qua khai thác tài nguyên và mở rộng các quan hệ đối tác quốc tế luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong khi một số chính trị gia Greenland nhìn nhận mối quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ như một cơ hội vàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện hạ tầng, thì những người khác lại tỏ ra dè dặt, lo ngại sự can thiệp từ bên ngoài có thể xâm phạm quyền tự chủ và làm lu mờ khát vọng độc lập. Nỗ lực mua Greenland của Mỹ, dù không thành công, cũng có thể châm ngòi cho những cuộc tranh luận về cách cân bằng khát vọng tự chủ của vùng đất này với nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài và thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược.

Quyền tự quyết và cuộc đua lãnh thổ

Ngoài ra, một yếu tố then chốt khác định hình quyết định của Đan Mạch và Greenland là nhu cầu ngày càng tăng về quản trị Bắc Cực dựa trên tính bền vững và quyền của người bản địa. Bất cứ cuộc thảo luận nào về tương lai của Greenland cũng đều phải xem xét khát vọng của người dân nơi đây - những người đang đối mặt với các thách thức của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa.

Bà Nong Hong khẳng định, mặc dù khó thành hiện thực nhưng ý tưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ về việc mua Greenland đã phản ánh vị thế ngày càng tăng của Bắc Cực trong địa chính trị toàn cầu. Các khuôn khổ quản trị Bắc Cực, đặc biệt là Hội đồng Bắc Cực, từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và quyền của người bản địa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng trong khu vực đang tạo áp lực buộc những khuôn khổ này phải giải quyết các mối quan ngại về an ninh.

Dù thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế hay chiến lược lãnh thổ, nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng vị thế tại Greenland có thể gây ảnh hưởng đến đến sự cân bằng và mối quan hệ giữa các thành viên trong Hội đồng Bắc Cực, qua đó định hình lại chương trình nghị sự của tổ chức này theo hướng ưu tiên các vấn đề an ninh và cạnh tranh địa chính trị.

'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ 'soi chiếu' cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực
Ý tưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ về việc mua Greenland đã phản ánh vị thế ngày càng tăng của Bắc Cực trong địa chính trị toàn cầu. (Nguồn: NDTV)

Tiến sĩ nhận định, việc mua bán Greenland là điều khó khả thi, nhưng những tác động sâu rộng của ý tưởng này trong quản trị Bắc Cực, luật pháp quốc tế và cạnh tranh giữa các cường quốc không thể bị xem nhẹ. Để giải quyết những thách thức này, cần một chiến lược ngoại giao tinh tế, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và cam kết phát triển bền vững, mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên liên quan ở Bắc Cực, bao gồm cộng đồng người bản địa.

Hơn hết, tương lai của Bắc Cực và vai trò của Greenland không chỉ được định hình bởi tham vọng của các cường quốc, mà còn bởi sự kiên cường và khát vọng của chính người dân nơi đây.

Tựu trung, mặc dù đề xuất của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc mua Greenland khó có thể hiện thực hoá, nhưng đã "soi chiếu" những vấn đề quan trọng liên quan đến vị trí chiến lược của vùng đất này trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị toàn cầu. Những tác động sâu rộng đối với quản trị Bắc Cực, quyền tự quyết của cộng đồng bản địa và mối quan hệ giữa các cường quốc đều cần phải xem xét một cách thận trọng. Tương lai của Greenland và Bắc Cực sẽ được quyết định không chỉ bởi những tham vọng từ các "ông lớn" mà còn từ mong muốn và sự kiên cường của chính người dân nơi đây. Việc đạt được hợp tác bền vững và tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan sẽ là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hòa bình và phát triển bền vững tại khu vực Bắc Cực.

(*)Tiến sĩ Nong Hong là Giám đốc điều hành, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ ở Washington, Mỹ và là thành viên cao cấp của Câu lạc bộ đối thoại quốc tế Bắc Kinh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dập tắt một ý định của BRICS 'từ trong trứng nước', cam kết sẽ giáng đòn mạnh nếu vẫn làm

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dập tắt một ý định của BRICS 'từ trong trứng nước', cam kết sẽ giáng đòn mạnh nếu vẫn làm

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không ủng hộ BRICS tạo ra một đồng tiền khác để thay thế đồng USD, nếu không ông ...

Xung đột Gaza: Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ra tối hậu thư, cảnh báo cái giá đắt nhất lịch sử

Xung đột Gaza: Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ra tối hậu thư, cảnh báo cái giá đắt nhất lịch sử

Ngày 2/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã cảnh báo về hình phạt nghiêm khắc đối với những người chịu trách nhiệm bắt ...

Cuộc phỏng vấn Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump: 'Giờ đây, mọi người thích tôi hơn', NATO dè chừng, vai trò của các con trong chính quyền?

Cuộc phỏng vấn Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump: 'Giờ đây, mọi người thích tôi hơn', NATO dè chừng, vai trò của các con trong chính quyền?

Lần đầu tiên kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11/2024, ông Donald Trump đã có cuộc phỏng ...

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc ...

Mỹ: Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt những quan ngại

Mỹ: Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt những quan ngại

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa ...

(theo South China Morning Post)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hai năm tăng trưởng âm liên tiếp, Đức đang phải đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào?

Hai năm tăng trưởng âm liên tiếp, Đức đang phải đối mặt với những 'hòn đá tảng' nào?

Tăng trưởng kinh tế Đức giảm 0,2% trong năm 2024.
Sao Việt: Á hậu Phương Nhi hạnh phúc trong lễ ăn hỏi, diễn viên Lan Phương trẻ trung bất ngờ

Sao Việt: Á hậu Phương Nhi hạnh phúc trong lễ ăn hỏi, diễn viên Lan Phương trẻ trung bất ngờ

Diễn viên Lan Phương trẻ trung bất ngờ, Á hậu Phương Nhi hạnh phúc bên chú rể Minh Hoàng trong lễ ăn hỏi.
Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc chia tay đội tuyển Việt Nam

Huyền thoại bóng đá Hàn Quốc chia tay đội tuyển Việt Nam

HLV thủ môn Lee Woon Jae chia tay đội tuyển Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng ngắn hạn với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).
Vòng loại futsal nữ châu Á 2025: Đội tuyển nữ Việt Nam thắng đậm Myanmar

Vòng loại futsal nữ châu Á 2025: Đội tuyển nữ Việt Nam thắng đậm Myanmar

Đầu năm mới 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam khởi đầu tốt, vượt qua chủ nhà Myanmar với tỷ số 5-1, tại vòng loại giải futsal nữ châu Á ...
Thủ tướng Israel điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ, cảm ơn về thoả thuận ngừng bắn với Hamas, ông Trump nhận toàn bộ công lao

Thủ tướng Israel điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ, cảm ơn về thoả thuận ngừng bắn với Hamas, ông Trump nhận toàn bộ công lao

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để cảm ơn về việc thúc đẩy trao trả con tin đang bị giam ...
Kết quả bóng đá hôm nay 16/1 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 16/1 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 16/1. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Thủ tướng Israel điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ, cảm ơn về thoả thuận ngừng bắn với Hamas, ông Trump nhận toàn bộ công lao

Thủ tướng Israel điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ, cảm ơn về thoả thuận ngừng bắn với Hamas, ông Trump nhận toàn bộ công lao

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để cảm ơn về việc thúc đẩy trao trả con tin đang bị giam giữ tại Dải Gaza.
Ba Lan hứa hẹn đập tan rào cản trên con đường đưa Ukraine 'cập bến' EU, Kiev nhắn gửi ông Trump

Ba Lan hứa hẹn đập tan rào cản trên con đường đưa Ukraine 'cập bến' EU, Kiev nhắn gửi ông Trump

Ba Lan, hiện đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên EU, khẳng định sẽ 'phá vỡ bế tắc' và đẩy nhanh tiến trình kết nạp Ukraine vào khối.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trải qua hơn 10 giờ bị thẩm vấn, hiện ở đâu?

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trải qua hơn 10 giờ bị thẩm vấn, hiện ở đâu?

Sau khi bị thẩm vấn trong hơn 10 giờ tại Văn phòng CIO, tối 15/1, Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị đưa đi khỏi địa điểm này.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza: Có tin Hamas đã gật đầu, Israel phàn nàn 'bặt vô âm tín'

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza: Có tin Hamas đã gật đầu, Israel phàn nàn 'bặt vô âm tín'

Israel phủ nhận thông tin cho rằng, Hamas đã nhất trí với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza, nói rõ, phong trào này 'vẫn chưa phản hồi' về văn kiện.
Điểm tin thế giới sáng 16/1: WB cấp cho Pakistan 20 tỷ USD, Hàn Quốc cải tạo tàu chiến 4.400 tấn, Romania tăng quân ở sườn phía Đông NATO

Điểm tin thế giới sáng 16/1: WB cấp cho Pakistan 20 tỷ USD, Hàn Quốc cải tạo tàu chiến 4.400 tấn, Romania tăng quân ở sườn phía Đông NATO

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 16/1.
Tin thế giới 15/1: Nga khen ngợi ông Trump 'suy nghĩ thấu đáo', Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn, chính phủ Venezuela ra lệnh nóng

Tin thế giới 15/1: Nga khen ngợi ông Trump 'suy nghĩ thấu đáo', Tổng thống Hàn Quốc bị thẩm vấn, chính phủ Venezuela ra lệnh nóng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Việc ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần hai dự báo sẽ mang đến những thay đổi lớn cho tình thế bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Phiên bản di động