TIN LIÊN QUAN | |
Tết Nguyên đán - tinh hoa văn hóa Việt không gì thay thế nổi | |
Bí quyết tạo nên công ty tỷ USD từ hai bàn tay trắng |
Kết quả của cuộc khảo sát đa quốc gia mới đây về định nghĩa bản sắc dân tộc được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew - Pew Research Center (Mỹ) cho thấy rằng: Hầu hết mọi người không nghĩ bản sắc dân tộc là tôn giáo hay nơi họ đã sinh ra. Sau khi các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 14.000 người khắp 14 quốc gia trên thế giới, họ đã nhận thấy rằng một số lượng lớn những người được khảo sát đều tin ngôn ngữ và phong tục tập quán mới là yếu tố chính tạo nên bản sắc cho đất nước. Báo cáo cũng cho thấy sự thay đổi ý kiến của người dân qua từng thế hệ, lứa tuổi về quan điểm điều gì khiến họ trở thành công dân của một quốc gia.
Quan điểm tín ngưỡng
Điều gây chú ý nhất trong nghiên cứu này chính là chỉ một số ít người ở các quốc gia cho rằng tôn giáo là yếu tố không thể thiếu tạo nên bản sắc quốc gia của họ.
Một điệu nhảy trong lễ hội của người Hy Lạp. (Nguồn: Mckenzie News) |
Số liệu của Pew cho thấy, chỉ có Hy Lạp là quốc gia duy nhất có phần đông dân số tin rằng Thiên Chúa giáo là một yếu tố rất quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc. Các quốc gia ở phía Tây bán cầu (trừ Nhật Bản không được khảo sát câu hỏi này) và các quốc gia ở phía Bắc - với hầu hết dân số theo đạo Tin Lành - đều cho rằng tôn giáo chỉ là yếu tố phụ. Đặc biệt, Pháp và Tây Ban Nha là hai quốc gia có vị trí thấp trong bảng này. Ở Mỹ, số người nghĩ quan điểm này là đúng cũng khá là ngang bằng với số nghĩ nó sai. Cụ thể là có 32% số người nghĩ nó quan trọng và có 31% người nghĩ nó không quan trọng.
Theo khảo sát ở các nước, rất nhiều người trẻ tuổi ở các quốc gia không đồng tình với quan điểm này. Chỉ có hai quốc gia có sự chênh lệch ý kiến giữa người già và người trẻ rất ít khoảng 10% trở xuống. Một là Ba Lan, quốc gia có các nhà thờ công giáo hoạt động lâu đời, nơi lưu giữ những ký ức lịch sử của đất nước. Đất nước còn lại là Pháp. Sở dĩ số người dân xem tôn giáo là bản sắc dân tộc ở quốc gia này gần như ngang bằng với số người không đồng tình là do nơi đây có truyền thống rung chuông ở các nhà thờ cùng lúc, một nét rất đặc trưng tại đất nước này.
Italy là quốc gia duy nhất cho kết quả có đôi chút khác biệt. Mặc dù số người ở độ tuổi từ 18 đến 34 tại đất nước này cho rằng tôn giáo là bản sắc dân tộc ít hơn số người ở độ tuổi trên 50, tuy nhiên vẫn nhiều hơn những người ở độ tuổi trung niên. Điều này xảy ra do người dân Italy từ lâu đã cho rằng đất nước của họ chính là trung tâm chính của đạo Thiên Chúa giáo.
Nơi chúng ta sinh ra
Ít người da đen ở châu Mỹ Latin nghĩ rằng quê hương là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc. (Nguồn: IPS) |
Quê hương cũng không được nhiều người cho là yếu tố chính tạo nên bản sắc dân tộc. Không giống như tôn giáo, số liệu khảo sát về tầm quan trọng của quê hương đối với bản sắc dân tộc phức tạp hơn. Trong khi ở châu Âu, chỉ có phần đông dân số ở hai quốc gia Hungary và Hy lạp nghĩ rằng quan điểm đó là đúng, những quốc gia còn lại vẫn xem đây là yếu tố không mấy quan trọng.
Ở châu Mỹ, ít người dân Australia và Canada xem quê hương là yếu tố ít quan trọng hơn so với người dân Mỹ (có đến 32% số người Mỹ cho rằng quê hương là yếu tố chính tạo nên bản sắc dân tộc). Nhiều người có trình độ học vấn thấp và người già cũng cho rằng quan điểm này là đúng. Cũng có nhiều người dân gốc da đen không thuộc châu Mỹ Latin đồng tình với quan điểm này hơn là những người dân gốc Mỹ - Latin và những người da trắng không có gốc Mỹ Latin.
Ngược lại, chỉ có 21% người Canada và 13% người Australia nghĩ quê hương là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, đặc biệt có đến 50% người Nhật khẳng định quê hương giữ vai trò quan trọng nhất tạo nên bản sắc dân tộc.
Tiếng nói là yếu tố quan trọng
Nếu cả tôn giáo, tín ngưỡng và quê hương đều không phải là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc, vậy bản sắc dân tộc thể hiện qua đâu? Theo bảng khảo sát ở các quốc gia (trừ Nhật Bản), đó chính là ngôn ngữ. Ở châu Âu, phần đông người dân các nước đều rất đồng tình với quan điểm này. Mặc dù tỉ lệ dân ở hai nước Tây Ban Nha và Italy cho rằng quan điểm này là đúng không cao như những nước khác, nhưng vẫn ở mức trên 50%.
Có đến 70% người Mỹ tin rằng, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng. Hầu hết mọi tầng lớp người có trình độ khác nhau, thuộc mọi độ tuổi, sắc tộc, tôn giáo tại đất nước này đều đồng ý rằng quan điểm này là đúng.
Văn hóa qua những lễ hội
Bên cạnh ngôn ngữ, những nét văn hóa của mỗi quốc gia thể hiện trong các ngày lễ, các kiểu quần áo và thức ăn được cũng được xem là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc. Điều thú vị là người dân Canada và Anh (54% người ở mỗi quốc gia) đồng tình với quan điểm này nhiều hơn là Mỹ và Pháp (45% người ở mỗi quốc gia).
Một lễ hội âm nhạc ở Mỹ. (Nguồn: Travefy) |
Nghiên cứu này vừa mở ra một bức tranh hấp dẫn về quan niệm của mỗi người ở mỗi nước vừa gợi nên rất nhiều câu hỏi cần có câu trả lời. Ví dụ như với những người cho rằng quê hương là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc dân tộc, vậy trong trường hợp nào thì họ cảm thấy nó trở nên quan trọng và quan trọng đến mức độ nào?
Kết quả cũng cho thấy văn hóa của mỗi quốc gia được xem là yếu tố quan trọng hơn tôn giáo, vậy điều gì sẽ xảy ra khi nền văn hóa hình thành dựa trên tôn giáo? Có phải giáng sinh trở nên quan trọng hơn bởi vì nó là ngày lễ dành cho tất cả mọi tôn giáo, là ngày lễ của mọi gia đình? Hay giáng sinh trở nên quan trọng bởi giờ đây có ít người biết rằng đây là ngày lễ bắt nguồn từ đạo Thiên Chúa giáo?
Ngoài ra, còn có một điều thú vị được tìm thấy trong cuộc khảo sát, đó là về đất nước Thụy Điển. Dường như người dân Thụy Điển không xem yếu tố nào là quan trọng tạo nên bản sắc cho đất nước họ. Thụy Điển là đất nước theo chủ nghĩa tự do, mọi du khách khi đến đất nước này đều ấn tượng bởi sự đồng nhất và các nền văn hóa khác biệt. Vậy điều gì đã gắn kết các nền văn hóa lại, tạo ra một nét đặc trung chung cho đất nước này? Với những người không xem tôn giáo và quê hương là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc, thế giới sẽ ra sao khi họ sống ở một đất nước khác.
2016: Văn hóa đọc đích thực trở lại Năm 2016 là năm đặc biệt của ngành xuất bản sách, của những người yêu đọc sách với sự xuất hiện của rất nhiều Ngày ... |
"Để nhận diện bản sắc dân tộc, cần trải nghiệm thực tế" "Chính những trải nghiệm mới mẻ trong hành trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á & Nhật Bản (SSEAYP 2016) đã giúp các bạn trẻ ... |
Đậm đà bản sắc Việt Nam tại Diễn đàn Pháp ngữ - Thái Bình Dương lần thứ 9 Diễn đàn Pháp ngữ khu vực Thái Bình Dương lần thứ 9 đã khai mạc rạng sáng ngày 3/11, (giờ Việt Nam), tại thành phố ... |