Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc

NCS. Trần Chí Trung
Học viện Ngoại giao
Một dân tộc muốn trường tồn, phát triển và khẳng định vị thế của mình cần phải có bản sắc. Bản sắc ấy được kết tụ qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển, được kiểm định bởi những thử thách khắc nghiệt của thực tiễn mà thành. Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành theo lịch sử phát triển của triết lý và thuyền thống ngoại giao Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc
Rước kiệu lên Đền Hùng ngày Giỗ Tổ 10/3.

Ngay từ thuở bình minh của dân tộc, ông cha ta đã sớm ý thức về chuyện giao bang với láng giềng. Tương truyền, từ năm thứ năm đời Vua Nghiêu ở Trung Quốc (năm 2353 TCN), sứ bộ nước ta đã được Vua Hùng cử sang phương Bắc, trải qua các lần thông dịch, tiếp xúc với nhiều dân tộc mới đến nơi. Món quà do Vua Hùng nước ta tặng Vua Nghiêu là một con rùa lớn, trên mai có khắc chữ, ghi lại sự việc từ khi trời, đất mới mở mang, với mong muốn gửi thông điệp của một nước Nam về sự thân thiện và trường tồn[1]. Ở các thời kỳ lịch sử về sau cũng như vậy.

Truyền thống ngoại giao Việt Nam có những đặc điểm rất đỗi tự hào. Các chính sách ngoại giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại phong kiến Việt Nam.

Triết lý và truyền thống ngoại giao của dân tộc: Cội nguồn của bản sắc ngoại giao Việt Nam

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc là nguyên tắc bất biến. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, xuất phát từ tinh thần yêu nước của dân tộc. Năm 1473 (Hồng Đức năm thứ tư), vua Lê Thánh Tông ra lời dụ với Thái bảo Lê Cảnh Huy khi chuẩn bị đi đàm phán giao bang biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. […] Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”[2].

Lợi ích quốc gia - dân tộc chính là độc lập, chủ quyền, thể diện của đất nước. Ông cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định độc lập, chủ quyền, vị thế của đất nước, không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa giữ hòa khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển ổn định.

Đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa Lư, Vua Lê Đại Hành đã tổ chức đãi tiệc để cho sứ giả thấy sự chan hòa của nhà vua nước Việt. Nhưng khi bị yêu cầu phải quỳ lạy tiếp chiếu, Vua Lê Đại Hành đã kiên quyết và khéo léo từ chối. Vua Trần Thái Tông cũng tiếp nối nguyên tắc từ chối lạy chiếu thư. Nguyên sử ghi lại lý do rằng: “Phàm nhận chiếu, cứ để yên nơi chính điện, còn Vua thì lui tránh về điện riêng. Đó là điển lệ cũ của nước chúng tôi”![3].

Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài. Yêu chuộng hòa bình, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị vốn là những đức tính cao đẹp của người Việt Nam. Điều này được đúc kết thành thuật trị nước để bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”.

Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã viết trong Binh thư yếu lược: “Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước hành binh. Hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động”. Trần Hưng Đạo đã chủ động gạt bỏ hiềm khích gia đình để trọn đạo vua - tôi và hóa giải mâu thuẫn cá nhân với Trần Quang Khải để tạo sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Bàn về bài học sức mạnh Đại Việt sau ba lần chiến thắng chống giặc Nguyên Mông xâm lược, Trần Hưng Đạo đã nhận định, đó là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức”.

Hòa mục không có nghĩa là khuất phục, mà là sự thức thời trong việc định vị nước Việt ở vị trí chiến lược trong khu vực, phù hợp với tương quan thế và lực mỗi thời kỳ. Muốn bảo vệ lợi ích của quốc gia thì phải hòa mục.

Phan Huy Chú đã đúc kết từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”. Do đó, các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử thường thực hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương”. “Ngoài xưng vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự cường và bản lĩnh bất khuất của dân tộc.

Đó được coi là chiến lược ngoại giao xuyên suốt của một nước Việt nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn. Đơn cử như, vào thời kỳ nhà Mạc, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Vua Mạc Đăng Dung đã chủ động thoái vị một cách mềm mỏng, khéo léo để tránh việc nhà Minh đem quân sang xâm lược nước Đại Việt: “Bỏ xưng tiếm hiệu (không xưng hoàng đế); xin theo lịch chính sóc (lịch của nhà Minh); trả lại đất bốn động đã chiếm; xin nội thuộc xưng thần; xin hàng năm ban lịch Đại Thống (lịch của nhà Minh) và bù đủ các lễ vật tiến cống hàng năm”[4]. Nhờ đó, quân thù không đặt chân đến đất nước, mà nhà Mạc vẫn xưng hoàng đế, vẫn làm chủ nước Đại Việt[5].

Dựa vào chính nghĩa, “dùng ngòi bút thay giáp binh”, ngoại giao tâm công. Chính nghĩa luôn là sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi đã đúc kết đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường bạo”.

Ông cha ta cũng sử dụng linh hoạt, khéo léo phương châm ngoại giao “dùng ngòi bút thay giáp binh”. Với sứ thần có học thức, giỏi văn thơ như Lý Giác, Vua Lê Đại Hành có cách ứng xử rất văn hóa, dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình đãi nghĩa tình. Với sứ thần có thái độ hống hách như Tống Cảo, ông dùng đối sách mạnh, biểu dương sức mạnh nước Đại Việt[6].

Tiếp nối truyền thống ấy, gần 300 năm sau, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải vẫn ân cần làm thơ tống tiễn Sài Thung - một viên sứ thần ngạo mạn của phương Bắc về nước, bằng những lời rất nhã nhặn: Biết đến khi nào cùng gặp lại/Cầm tay bày tỏ nỗi niềm tây![7]. Để bảo vệ được chủ quyền, độc lập dân tộc, ông cha ta đã phải nhẫn nại như thế.

Nguyễn Trãi đã gửi hàng chục bức thư khẳng định rõ tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, khẳng định sự thất bại tất yếu của quân xâm lược, làm cho giặc hoang mang, tự biết con đường duy nhất là phải chịu hòa mà rút về. Đông Quan lấy được không mất một mũi tên. Đánh giá về Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú viết: “Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh của mười vạn quân”[8].

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc
Lễ hội gò Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại quận Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Trước khi ra lệnh xuất quân ra Bắc, đại phá quân Thanh, Vua Quang Trung đã suy tính trước: “Quân Thanh sau khi thua, tất lấy làm xấu hổ, quyết không muốn hòa hiếu. Nhưng, hai nước đánh nhau, cũng không phải là phúc cho dân. Nên nay, chỉ có người nào khéo về giấy tờ (giỏi thương lượng, đàm phán), mới có thể ngăn được họa binh đao. Việc ấy, cần nhà ngươi (Ngô Thì Nhậm) chủ trương lấy”![9]. Cuối cùng, sự việc diễn ra đúng như vậy.

Kiên quyết, kiên trì, vừa đánh vừa đàm, biết thắng từng bước để đạt thắng lợi cuối cùng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm là quốc gia nhỏ, Việt Nam liên tục phải đấu tranh, đương đầu với các đế chế hùng mạnh nhiều lần, lăm le xâm chiếm... do đó, cần biết kiên trì, thắng từng bước để đạt thắng lợi cuối cùng.

Tiêu biểu là thời kỳ nhà Lý. Để ngăn chặn mưu đồ mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, Vua Lý Nhân Tông đề cao cảnh giác, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh ngoại giao, như bang giao chính thức thông qua các sứ bộ, giao dịch buôn bán, trao đổi ở khu vực biên giới và tổ chức các hoạt động định biên, thống nhất biên giới; chủ động cử sứ giả sang nhà Tống cầu phong, xin kinh Đại tạng, thậm chí chấp nhận cống nạp, làm phiên thần để đạt được mục đích quốc gia - dân tộc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ. Hoạt động đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ nhà Lý, nhất là các chính sách bang giao mềm dẻo không chỉ làm giảm bớt căng thẳng, ngăn chặn ý định xâm lược Đại Việt của nhà Tống, mà còn đòi lại được vùng đất Quảng Nguyên (Thuận Châu) vào năm 1079[10].

Đặc biệt, trong thời kỳ nhà Trần, mặc dù ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc biên cương phía Bắc, vua Trần vẫn kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Nguyên để ngăn ngừa âm mưu tái xâm lược nước ta, giữ vững chế độ nhà Trần trong 175 năm.

Tư duy “biết thắng” thể hiện qua tâm thế hành xử của ông cha ta đối với sự thất bại của kẻ xâm lược. Xác định mục tiêu bất biến là “Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh” và “mở nền thái bình muôn thuở”, Nguyễn Trãi khẳng định rõ đường lối của Đại Việt sau khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh: “Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước; Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh; Sửa hòa hiếu cho hai nước; Tắt muôn đời chiến tranh”[11].

Ngoại giao Việt Nam luôn vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các hoạt động ngoại giao không chỉ phục vụ mục đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa bình cho dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Các sứ thần nước Đại Việt đã góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương mại, văn hóa không chỉ với Trung Quốc mà còn với các quốc gia láng giềng khác, như Chiêm Thành, Trảo Oa, Xiêm và các quốc gia láng giềng trên biển. Lịch sử ghi nhận ngay từ thời kỳ nhà Đinh, nước Đại Việt đã có các tàu, thuyền giao lưu buôn bán hàng hóa với nước ngoài; nhà Tiền Lê đã lập chốt buôn bán hàng hóa với Trung Quốc. Hàng hóa của nước Đại Việt được giới thiệu ra nước ngoài không chỉ bằng buôn bán thuần túy, mà còn theo hình thức cống nạp trực tiếp của các sứ bộ hoặc các thương nhân đi tham gia các đoàn ngoại giao ra nước ngoài[12].

Các sứ thần Đại Việt đều là những người trí thức danh tiếng, các bậc hiền tài, được vua tuyển chọn cẩn thận và tin dùng. Tiêu biểu là Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… Họ mang trên mình sứ mệnh ghi chép lại những kinh nghiệm hay, cách làm tốt của nước bạn, và cả những kiến thức về quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, những giá trị văn hóa tiến bộ của các quốc gia, mang về để tham khảo trong quá trình xây dựng nước Đại Việt.

Đó là những tấm gương như Lương Như Hộc (1420-1501), qua hai lần đi sứ phương Bắc đã tiếp thu nhiều kỹ thuật in khuôn bản gỗ về nước, giúp nghề in nước ta phát triển[13]. Hay như Lê Công Hành đi sứ năm 1646, đã truyền về nước nghề thêu và làm lọng. Tương truyền, khi đó ông bị nhốt trên lầu cao ở nước bạn, đã tỉ mẩn dỡ từng đường chỉ thêu trên tấm nghi mô mà học được nghề này[14]. Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan được cử đi sứ hai lần vào các năm 1597 và 1606, khi đã gần 70 tuổi. Ông đã mang về nước Việt kỹ thuật dệt lụa và bí mật mang về hạt giống “ngọc mễ” (hạt ngô sau này).

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng của nước Việt Nam hiện đại. (Ảnh tư liệu)

Phát huy giá trị trường tồn của bản sắc ngoại giao Việt Nam

Nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa mà xây dựng nền văn hiến dài lâu. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thời khắc cam go nhất, để rồi “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng mờ mà lại trong” - như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo.

Lịch sử Việt Nam thời hiện đại có bước chuyển giai đoạn quyết định vào năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất. Là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng của nước Việt Nam hiện đại[15].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm, giúp bản sắc ngoại giao Việt Nam có được hiệu ứng mới và sức mạnh mới. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng cho tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ngọn hải đăng và kim chỉ nam để Đảng ta dẫn dắt cách mạng Việt Nam giành thắng lợi, đồng thời đưa đất nước phát triển phồn vinh, hội nhập toàn diện, sâu rộng trong thời kỳ đổi mới.

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu Bộ Ngoại giao dự Đại hội XIII.

Đại hội XIII (tháng 1/2021) của Đảng đã định hướng cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Thông điệp chính của Đại hội XIII của Đảng là đất nước và dân tộc Việt Nam hiện có đủ điều kiện, tiền đề cần thiết để phát triển đất nước hùng cường và thịnh vượng. Đại hội nhấn mạnh tầm quan trọng của bản sắc Việt Nam, phát huy nhân tố con người và khát vọng đất nước.

Đại hội đã đặt ra yêu cầu đối với nền ngoại giao Việt Nam đó là phải trở thành nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với sứ mệnh lịch sử là đi tiên phong trong việc mở ra vận hội phát triển mới cho đất nước[16]. Trong những nội hàm của nền ngoại giao toàn diện và hiện đại, bản sắc ngoại giao Việt Nam luôn là một bộ phận quan trọng.

Đó là nền ngoại giao đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và là sự nghiệp chung của cả dân tộc, là nền ngoại giao định vị đất nước trong thế giới hiện đại, gắn kết đất nước với quốc tế, từ đó hội nhập cùng thời đại. Để thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử được Đại hội XIII của Đảng giao phó, ngoại giao Việt Nam phải kế thừa truyền thống ngoại giao của ông cha và phát huy cao độ những bản sắc cốt lõi của ngoại giao Việt Nam.

Những ngày này, toàn dân tộc Việt Nam đang kiên cường, đoàn kết nỗ lực nhằm vượt qua thử thách của dịch bệnh Covid-19, ngoại giao Việt Nam đang là “mũi chủ công” tham mưu triển khai trên mặt trận “ngoại giao vaccine”. Sự hợp tác và ủng hộ hết lòng của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam hiện nay là thành quả của rất nhiều thế hệ ngoại giao thực hiện theo lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho nước ta có nhiều bạn bè hơn hết.

Đồng thời, trong một thế giới bất ổn và biến động không ngừng, ngoại giao - đối ngoại cùng với quốc phòng - an ninh là lực lượng tiên phong, thường trực trong bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ phát triển đất nước. Để thực hiện được sứ mệnh đó, ngoại giao đã và đang phát huy những giá trị truyền thống của bản sắc ngoại giao Việt Nam, hết lòng hết sức đóng góp quên mình cho sự trường tồn của dân tộc.

Bài gốc đăng tại Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 27/8/2021.


[1] Xem: Nguyễn Lương Bích: Lược sử Việt Nam các thời trước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 9-10.

[2] Đại Việt Sử ký Toàn thư, t. II, Hoàng Văn Lâu dịch, GS. Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.

[3] Châu Hải Đường: An Nam truyện, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr. 57.

[4] Đại Việt sử ký toàn thư (Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính), Nxb. Thế giới, 2013, t. 3, tr. 119.

[5] Xem: An ninh Thủ đô: “Chính sách ngoại giao của tiều Mạc”, https://anninhthudo.vn/chinh-sach-ngoai-giao-cua-trieu-mac-post243869.antd, truy cập ngày 15/8/2021.

[6] Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Đại việt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 42-43.

[7] “Vị thẩm hà thời trùng đổ diện/Ân cần ác thủ tự huyên lương”. Viện Văn học: Thơ văn Lý Trần, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 425.

[8] Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Đại việt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 124.

[9] Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” ghi lại (nguyên văn). Trần Ngọc Ánh: “Ngoại giao Tây Sơn - Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30), 2009.

[10] Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, Toàn bộ, Nxb. Thời đại, Hà Nội, 2006, tr. 203.

[11] Nguyễn Trãi, Chí Linh Sơn Phú, tr. 87.

[12] Xem: Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng: “Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế kỷ XI - XIV)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 2007, số 07, tr. 23

[13] Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ, tiếp sứ thời xưa, Nxb. Thông tin, Hà Nội, 2001.

[14] Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ, tiếp sứ thời xưa, Nxb. Thông tin, Hà Nội, 2001.

[15] Xem: Vũ Khoan: “Hồ Chí Minh - người đặt nền móng cho sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 8-2015.

[16] Bùi Thanh Sơn: Phát huy vai trò đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, https://dangcongsan.vn/tieu-diem/phat-huy-vai-tro-doi-ngoai-phuc-vu-su-nghiep-phat-trien-dat-nuoc-vi-muc-tieu-dan-giau-nuoc-manh-dan-chu-cong-bang-van-minh-582594.html, ngày 8/6/2021.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng 76 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng 76 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2021), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ...

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

76 năm đồng hành, phục vụ sự nghiệp đối ngoại, có thể nói Lưu trữ Ngoại giao, đặc biệt là tài liệu lưu trữ là ...

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia

Đại sứ Nguyễn Tuấn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Slovakia Marian Kery nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Chủ tịch EuroCham

Chiều 24/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham nhiệm kỳ 2024-2025.
Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Kết nối quảng bá địa phương Việt Nam tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ

Tại thành phố Houston đã diễn ra Tọa đàm đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với đối tác Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động