Báo chí quốc tế: ASEAN-Đoàn kết giữa những biến động

Quang Đào
TGVN. Hà Nội đã sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên trong các hoạt động ngoại giao và tận dụng tình hình một cách tốt nhất, không chỉ cho mình mà cho cả cộng đồng ASEAN. Báo chí quốc tế đã viết như vậy về Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo chí quốc tế: ASEAN-Đoàn kết giữa những biến động
Mặc dù phải tập trung nhiều nguồn lực để xử lý dịch Covid-19, ASEAN dưới sự điều phối của Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai các kế hoạch và sáng kiến ​​đã đề ra từ đầu năm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hợp tác xử lý đại dịch và khắc phục hậu quả

Theo Korea IT Times, ngay từ đầu năm, Việt Nam đã cùng các nước thành viên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác theo đúng ý nghĩa của chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng và vai trò của ASEAN trong thế giới luôn thay đổi. Sự bùng phát đột ngột và những hậu quả chưa từng có của đại dịch Covid-19 cho thấy chủ đề và phương châm này rất phù hợp với tình hình mà khu vực đang trải qua.

Tạp chí The Diplomat thì cho rằng, Việt Nam mặc dù đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19, nhưng đã có một năm khó khăn chưa từng có trên cương vị chủ tịch ASEAN. Cuộc họp truyền thống của ASEAN dự kiến diễn ra tại Đà Nẵng hồi tháng Tư cuối cùng đã diễn ra thông qua hình thức trực tuyến lần đầu tiên kể từ khi thành lập ASEAN năm 1967. Cho dù vậy, trong khi các nước láng giềng vẫn đang phải vật lộn với đại dịch, Hà Nội đã sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên trong các hoạt động ngoại giao và tận dụng tình hình một cách tốt nhất, không chỉ cho mình mà cho cả cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đã khéo léo xoay sở để chuyển hoạt động ngoại giao ngoại tuyến điển hình sang các nền tảng trực tuyến. Hà Nội đã tổ chức tất cả các sự kiện quan trọng trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, bao gồm Hội nghị Cấp cao trực tuyến đầu tiên vào tháng Sáu và Hội nghị Cấp cao lần thứ 37 sắp diễn ra. Đặc biệt, những hội nghị trực tuyến về Covid-19 được quốc tế nhìn nhận và đánh giá rất cao, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó với dịch Covid-19.

Tiến sĩ Chheang Vannarith, thành viên Ban điều hành Viện Tầm nhìn châu Á (AVI), tổ chức think-tank hàng đầu của Campuchia đã đánh giá cao Việt Nam, nói rằng nỗ lực của Việt Nam trong điều phối các Hội nghị đặc biệt là “rất đáng khen”. Mặc dù các cuộc họp trực tuyến thường không thích hợp để xây dựng tình bạn cá nhân hay lòng tin, đây là nền tảng quan trọng để chia sẻ thông tin và điều phối chính sách giữa các nước thành viên, cũng như giữa ASEAN, và các nước đối tác như Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia…

Tin liên quan
Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về Ứng phó chung của ASEAN trước bùng phát dịch Covid-19 Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về Ứng phó chung của ASEAN trước bùng phát dịch Covid-19

Chủ tịch ASEAN 2020 cũng đã công bố nhiều sáng kiến và văn kiện quan trọng như: Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh Covid-19, thành lập Quỹ ứng phó ASEAN, hình thành kế hoạch phục hồi tổng thể hậu đại dịch... được các nước nhất trí và trở thành sáng kiến chung của Hiệp hội.

Tờ Korea IT Times nhận định, mặc dù phải tập trung nhiều nguồn lực để xử lý dịch, ASEAN dưới sự điều phối của Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai các kế hoạch và sáng kiến ​​đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, hai sáng kiến ​​Xây dựng chỉ số hội nhập số ASEAN và Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN mà Việt Nam đưa ra đã hoàn thành trước thời điểm diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Các sáng kiến ​​còn lại tiếp tục được Việt Nam tham khảo và nhanh chóng triển khai và dự kiến ​​sẽ hoàn thành trong năm 2020.

Ngoài ra, theo Bangkok Post, thách thức lớn nhất mà các thành viên ASEAN đang mắc phải, chính là việc giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội mà dịch Covid-19 đã gây ra. Về lâu dài, ASEAN phải gắn bó với nhau để giảm thiểu các tác động tiềm tàng do suy thoái kinh tế toàn cầu và những tác dụng phụ khác. Để làm được như vậy, tổ chức này phải tăng cường và đa dạng hóa thương mại và đầu tư trong nội khối ASEAN.

Đánh giá về tiến độ hợp tác ASEAN trong sáu tháng đầu năm, Hội đồng Điều phối ASEAN ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc đưa Cộng đồng vượt qua thách thức, duy trì hợp tác, thực hiện đầy đủ và thực chất các sáng kiến ​​và ưu tiên đã đề ra cho ASEAN 2020.

Giữ vững vai trò trung tâm

Tin liên quan
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53

Theo tạp chí The Diplomat, đối mặt với sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng giữa các nước lớn trong khu vực, với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cương quyết đưa các vấn đề nóng bỏng trong lĩnh vực an ninh và chính trị ra thảo luận tại các diễn đàn của ASEAN, tận dụng cơ hội để không chỉ thể hiện quan điểm của ASEAN, mà còn linh hoạt trong việc cố gắng duy trì mối quan hệ cân bằng với các nước lớn để không bị mắc kẹt trong tình huống phải chọn bên.

Cụ thể, tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, Việt Nam và các nước ASEAN đã đưa ra Thông cáo chung, trong đó ghi rõ ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong hợp tác với các đối tác bên ngoài thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. ASEAN đang đẩy nhanh việc thông qua các kế hoạch hành động cho giai đoạn hợp tác trong năm năm tới với một số quốc gia như Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...

Ngoài ra, về vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, công nhận những lợi ích của một Biển Đông hòa bình ổn định và thịnh vượng, đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) là cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp trên bằng các biện pháp hòa bình.

Về quan hệ đối ngoại, ASEAN vẫn giữ quan điểm khá trung lập trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc leo thang căng thẳng. Tổ chức này cũng đã tích cực tìm cách mở rộng quan hệ đối tác: ASEAN đã đồng ý trao quy chế đối tác phát triển cho Pháp và Italy, đồng thời kết nạp Colombia và Cuba vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC). Gần đây, Vương quốc Anh đã đề nghị trở thành đối tác đối thoại thứ 11 của ASEAN.

Bài báo trên East Asia Forum nhận định Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, đang cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội trong tình huống xấu nhất và từ đó cũng thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình. Còn The ASEAN Post thì đánh giá, Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định ở Đông Nam Á. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra đường hướng chiến lược và quyết định về mọi vấn đề chính sách chủ chốt. Bài viết tin tưởng rằng, tất cả những sự phát triển nói trên có thể đưa Việt Nam vào vị trí đầu tàu của ASEAN, giúp tiếp tục đẩy mạnh đoàn kết nội khối.

Dù có vấp phải nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2020 cho năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, nhưng trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn kiên định, khẳng định và phát huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, và có những bước đi đúng hướng, dựa trên chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, cùng ASEAN từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng, đẩy mạnh đoàn kết và thống nhất khối, duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khai mạc

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khai mạc

Báo TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Khai mạc Hội nghị Cấp ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Khai mạc

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Khai mạc

Báo TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Khai mạc Hội ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Cùng nhìn lại, hướng tương lai

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Cùng nhìn lại, hướng tương lai

TGVN. Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 12-15/11 tại ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024. SXMT 27/4/2024

XSMT 27/4 - xổ số hôm nay 27/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 27/4/2024. Kết quả xổ số ngày 6 tháng 4. xổ số miền Trung thứ ...
XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. dự đoán XSMB 27/4/2024

XSMB 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 27/4. dự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động