📞

Báo động nhiều trẻ em thiếu kỹ năng ở Anh do ảnh hưởng dịch Covid-19

10:30 | 21/01/2021
TGVN. Do dịch Covid-19, các nhà trẻ đang tạm đóng cửa khiến nhiều trẻ em tại Vương quốc Anh, báo động trẻ em thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân như tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo hay khả năng phản xạ...
Do dịch Covid-19, các nhà trẻ đang tạm đóng cửa khiến nhiều trẻ em tại Vương quốc Anh thiếu kỹ năng. (Nguồn: Andrew Couldridge / Reuters)

Chấp nhận có sự chậm chễ trong phát triển kỹ năng của trẻ

Theo Kindred2, trong một cuộc khảo sát trên 500 trường tiểu học của Anh cho thấy gần một nửa (46%) trẻ em sẽ bắt đầu nhận lớp vào năm 2020 vẫn chưa có đủ kỹ năng thiết yếu, so với 35% vào năm 2019. Theo các giáo viên, việc trẻ em có ít thời gian ở nhà trẻ hơn do các hạn chế về cách ly xã hội là lý do chính cho sự sụt giảm này.

Không giống như các trường tiểu học, các nhà trẻ và nơi trông trẻ ở Anh hiện được mở cửa cho tất cả trẻ em. Ngày càng có nhiều áp lực buộc chính phủ phải đưa ra các hạn chế hơn nữa để ngăn chặn đại dịch và một cuộc thăm dò gần đây của Observer cho thấy 61% người dân ủng hộ việc đóng cửa những nơi trông trẻ.

Giáo sư tâm lý học trẻ em tại Đại học Reading, bà Helen Dodd, cho biết: "Chúng ta cần phải chấp nhận rằng có thể sẽ có sự chậm chễ hơn một chút về sự phát triển kỹ năng của trẻ, trong bối cảnh những nhà trẻ bị đóng cửa. Chúng ta cần cho trẻ em cơ hội, trong thời gian riêng của chúng, đến được nơi chúng cần đến. Và chúng ta cũng cần cho phép các trường học có không gian để cho bọn trẻ có không gian phát triển."

Nghiên cứu do Ofsted thực hiện đã nhấn mạnh sự chậm trễ trong phát triển cá nhân, xã hội và tình cảm của trẻ em do kết quả từ đợt giãn cách xã hội đầu tiên. Theo Ofsted, nhiều trẻ em lo lắng hơn và đã gặp khó khăn khi lần đầu tiên đến trường, cảm thấy khó khăn khi tách khỏi cha mẹ của chúng. Một số trẻ kém tự tin với những người khác và tham gia chậm hơn. Những trẻ khác quay lại sử dụng tã lót, chăn bông và núm vú cao su ở độ tuổi lớn hơn so với những gì mà phụ huynh thường mong đợi.

Cũng theo Ofsted, không phải tất cả trẻ em đều phải chịu đựng như nhau, và những đứa trẻ có cha mẹ sẵn sàng dành thời gian chất lượng cho con cái thường phát triển mạnh.

73% phụ huynh cảm thấy không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại

Tiến sĩ Nayeli Gonzalez-Gomez, thuộc Đại học Oxford Brookes, người đang dẫn đầu một nghiên cứu về hơn 500 gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi mẫu giáo để hiểu rõ hơn về việc cách ly xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

"Mục đích chính của các nhà trẻ là giáo dục chất lượng cao và có các hoạt động phong phú giúp cải thiện kết quả nhận thức và tình cảm xã hội của trẻ em", Tiến sĩ Nayeli Gonzalez-Gomez cho biết.

Kết quả ban đầu trong nghiên cứu của bà cho thấy rằng, những đứa trẻ có cha mẹ sẵn sàng tham gia các hoạt động phong phú như đọc sách, tham gia nghệ thuật và thủ công hoặc làm vườn với chúng trong thời gian cách ly. Qua đó cho thấy sự phát triển về vốn từ vựng và kỹ năng nhận thức của chúng liên quan đến sự linh hoạt về tinh thần và tự chủ, điều này ít hơn rõ ràng ở những người dành ít thời gian hơn để thực hiện các hoạt động như vậy.

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có nhiều khả năng rơi vào nhóm thứ hai hơn và nhiều trẻ em cũng có tỷ lệ sử dụng màn hình điện tử càng ngày cao hơn.

Một lý do có thể là trẻ em đang ít được tiếp cận với các nguồn tài liệu như sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Tiến sĩ Gonzalez-Gomez cho hay: "Đại dịch này đang làm gia tăng sự bất bình đẳng sâu sắc vốn đã tồn tại trong trải nghiệm đầu đời và cơ hội sống của trẻ em".

Ngoài ra, theo bà, nếu các nhà trẻ phải đóng cửa ngay bây giờ, những đứa trẻ như vậy có thể gặp thêm bất lợi, bởi vì việc ra ngoài trời để chơi trò chơi hoặc khám phá thiên nhiên cần được tiếp cận với quần áo ấm, chống thời tiết, mà có thể một số gia đình của trẻ sẽ không đủ khả năng chi trả.

Tuy nhiên, 73% phụ huynh cho biết họ cảm thấy họ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc và con cái của họ, và 53% rất lo lắng rằng họ không làm đủ cho con mình.

Giáo sư Helen Dodd nói thêm: "Cần có nhận thức được những gì trẻ nhỏ đang bỏ lỡ nhiều nhất nếu các nhà trẻ đóng cửa. Yếu tố lớn nhất là tiếp xúc xã hội. Các nhà trẻ cho phép trẻ học về tình bạn, sự chia sẻ và hợp tác. Vì vậy, trong giai đoạn cách ly, việc tiếp tục hình thành bong bóng chăm sóc trẻ em (gửi con trẻ đến những hộ gia đình khác như người nhà, người quen để trông nom) giữa các hộ gia đình sẽ rất hữu ích. Điều đó cũng giảm bớt áp lực công việc cho các bậc cha mẹ, để họ có thêm một chút không gian cho công việc và giảm căng thẳng.

(theo Dân trí/The Guardian)