Bạo động tại Mỹ: Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn

Phan Quân
TGVN. Nếu không được xử lý, bạo động kéo dài có thể hủy hoại di sản nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump và khiến hành trình tái cử khó khăn hơn bao giờ hết. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon Bạo loạn ở Mỹ: Tổng thống Trump xuống hầm trú ẩn và thực hư về hệ thống hầm ngầm trong Nhà Trắng
bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon Biểu tình bạo động khắp nước Mỹ, lực lượng vệ binh được huy động
bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon
Lực lượng cảnh sát túc trực tại khu vực Nhà Trắng để ngăn đoàn người biểu tình ngày 1/6. (Nguồn: Getty Images)

Biểu tình bạo lực đã xảy ra tại hàng chục thành phố lớn, trong đó có New York, Washington D.C., Louisiana, sau khi cảnh sát bắt giữ và khiến một công dân da màu tử vong tại bang Minnesota ngày 25/5. Hash tag #BlackLivesMatter (Người da đen đáng được sống) trở thành khẩu hiệu có sức lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, xuất hiện rộng rãi trên băng rôn của các đoàn biểu tình.

Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã sớm bị trục lợi và chuyển biến thành bạo lực, cướp bóc – đoàn người mang danh biểu tình đã đập phá, cướp bóc các cửa hiệu, trung tâm mua sắm lớn. Tại Washington D.C., đoàn người đã ném nhiều vật dụng gây cháy về phía Nhà Trắng và gây hư hại một phần Nhà Thờ St. John, nơi các đời Tổng thống thường tới khi cầu nguyện.

Trên thực tế, vấn đề phân biệt chủng tộc từ lâu đã tồn tại trong lịch sử nước Mỹ, với tầm ảnh hưởng chính trị - xã hội lớn. Tương tự, tình trạng bạo lực của lực lượng cảnh sát với người Mỹ da màu từ lâu đã gây bức xúc trong cộng đồng người Mỹ. Vậy điều gì đã khiến cái chết của ông Floyd nhận được sự đồng cảm của người dân, đủ khả năng khơi dậy phong trào biểu tình mạnh mẽ đến vậy?

Thời điểm nhạy cảm

Về nguyên nhân trực tiếp, đầu tiên, khác với một số trường hợp tương tự, nguyên nhân và diễn biến cái chết của ông George Floyd không gây tranh cãi về hành động vượt quyền hạn của cảnh sát. Việc ghì đầu gối lên cổ để khống chế nghi phạm của sĩ quan Derek Chauvin vi phạm quy tắc khống chế đối tượng, đó là chưa kể tới việc hành động này được thực hiện và duy trì trong 8 phút, bất chấp lời kêu cứu của nạn nhân. Cái chết của ông Floyd đã thổi bùng những đốm lửa nhỏ, vốn âm ỉ từ lâu, về thái độ bạo lực của cảnh sát đối với người Mỹ da màu.

Thêm vào đó, việc các hành vi này được quay lại và đăng tải trên mạng xã hội đã gây hiệu ứng mạnh, nhận được sự hưởng ứng của nhiều người nổi tiếng như ca sĩ Halsey, Arianna Grande, Kehlani… tạo sự lan tỏa lớn trong nhiều tầng lớp xã hội.

Tuy nhiên, nguyên nhân gián tiếp mới là điều đáng quan tâm. Các cuộc biểu tình, dù ôn hòa hay bạo loạn, đều phản ánh thái độ của người dân với ba vấn đề lớn trong thời điểm này.

Thứ nhất, phản ứng có phần chủ quan, không kịp thời và đồng bộ của chính phủ đã khiến nước Mỹ mất nhiều thời gian quý báu trong phòng, chống sự lây lan của đại dịch Covid-19, khiến 107.000 người thiệt mạng.

Thứ hai, nền kinh tế Mỹ sẽ chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 1/6, hậu quả kinh tế của đại dịch sẽ ám ảnh nước Mỹ trong thập kỷ tới: Sản lượng kinh tế dài hạn của Mỹ tới năm 2030 sẽ sụt giảm 3%, tương đương 7.900 tỷ USD.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện đang ở mức chưa từng có kể từ cuộc Đại Suy thoái năm 1930: 40 triệu người Mỹ đang thất nghiệp và ngày 5/6, Bộ Lao động dự kiến sẽ công bố tỷ lệ thấp nghiệp tháng Năm ở mức 20%; con số này tháng Ba là 4,4% và tháng Tư là 14,7%.

Thứ ba, phản ứng của Tổng thống Trump trước các cuộc biểu tình nêu trên có thể thổi bùng một làn sóng phẫn nộ mới. Phát biểu tại Vườn Hồng ngày 1/6 trước khi đến Nhà thờ St. John, ông chủ Nhà Trắng đã an ủi gia đình người quá cố, kêu gọi các Thống đốc bang điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để trấn áp người biểu tình bạo loạn và sẽ triển khai Quân đội Mỹ nếu cần thiết.

bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Vườn Hồng ngày 1/6. (Nguồn: Reuters)

Ngọn lửa khó dập

Tuy nhiên, câu nói “Cho đến lúc này, những ngày vĩ đại nhất của chúng ta vẫn còn ở phía trước” trong bài phát biểu trên sẽ không còn chính xác nếu ông Trump tiếp tục cứng rắn thay vì đối thoại, tìm hiểu tâm tư và xem xét đáp ứng yêu cầu chính đáng của đoàn người biểu tình. Nếu không được xử lý triệt để, tình trạng bạo động kéo dài có thể khiến ông đánh mất tất cả, dù đó là di sản nhiệm kỳ sóng gió hay cơ hội tái cử vào tháng 10 tới.

Thứ nhất, tình trạng biểu tình, bạo loạn, với lượng lớn người dân đồng loạt đổ ra đường sẽ khiến nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19 khó khăn hơn. Những ngày qua, số ca nhiễm mới tại Mỹ đang giảm dần và con số này ngày 1/6 là 16.070, thấp hơn nhiều so với mức cao điểm nhất 36.137 người (24/4) hay gần đây nhất là 23.800 người (30/5). Tuy nhiên, việc đoàn người biểu tình đổ ra đường một cách hỗn loạn, không có biện pháp bảo vệ hiệu quả sẽ khiến tình trạng xấu đi, trong bối cảnh nền y tế cộng đồng tại Mỹ đang ngày một quá tải trước lượng lớn bệnh nhân Covid-19.

Thứ hai, nó có thể “đóng khung” nhiệm kỳ của ông Trump theo cách không mong muốn. Cử tri có xu hướng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tiêu cực hơn là tích cực. Ví dụ, ấn tượng lớn nhất của nhiều người Mỹ về cố Tổng thống Richard Nixon chủ yếu là về vụ bê bối, thay vì kết quả tích cực từ các chính sách lớn như chính sách détente (hòa hoãn), giúp tránh đối đầu trực diện và giảm căng thẳng với Liên Xô hay chuyến thăm Trung Quốc năm 1972. Rõ ràng ông Donald Trump chẳng mong nhiệm kỳ sóng gió của mình lại kết thúc bằng một nốt trầm, đậm tới vậy, nhất là khi ông đang mong muốn có nhiệm kỳ thứ hai.

Thứ ba, tình trạng bạo động kéo dài, chưa được giải quyết triệt để sẽ tác động tiêu cực tới hành trình tái cử của ông. Kết quả thăm dò ngày 1/6 của ABC NewsThe Washington Post cho thấy cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump 10 điểm, tăng 8 điểm kể từ cuộc khảo sát gần nhất hồi tháng 3. Sự tăng vọt trong tỷ lệ ủng hộ ông Biden cho thấy nhiều cử tri đang bày tỏ thái độ chưa hài lòng trong cách chính quyền phản ứng trước đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, tâm điểm về quyền lợi của người da màu đang tạo lợi thế cho ông Biden. Trước biểu tình, ông đã nhận được sự tán thành của cử tri da màu cao và trong cuộc khảo sát vừa rồi, tỷ lệ ủng hộ của cộng đồng này đã tăng vọt, đạt mức 89%, chỉ ít nhiều thua kém Tổng thống Barack Obama. Thêm vào đó, ông Biden cũng được nhiều cử tri nữ (62%) và gốc Hispanic (69%) ủng hộ.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Donald Trump sẽ có nhiều việc phải làm để củng cố lòng tin người dân, giành lại sự ủng hộ của cử tri, đưa nước Mỹ tiến về “những ngày vĩ đại nhất ở phía trước”.

bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon Bạo loạn bủa vây nước Mỹ: Khi 'giọt nước tràn ly' và những câu hỏi cần lời giải đáp

TGVN. Sáu đêm diễn ra các cuộc biểu tình nhằm phản đối hành động tàn bạo của một viên cảnh sát và nạn phân biệt chủng ...

bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon Tỷ lệ thất nghiệp đáng báo động, Mỹ cần bao nhiêu thời gian để ‘chữa lành vết thương’?

TGVN. Thị trường việc làm Mỹ đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vài tuần. Trong 7 tuần qua, đã có hơn 33 triệu người ...

bao dong tai my dom lua nho ngon lua lon Mỹ báo động hiện tượng người trẻ tổ chức 'tiệc Covid-19'

TGVN. Giới chức y tế Mỹ đang cảnh báo công chúng về một xu hướng nguy hiểm mới khi một số người cố tình bị nhiễm ...

Phan Quân

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động